Bảng 3.1. Độ ẩm của vỏ keo lai Bảng 3.2. Hàm lƣợng tro của vỏ keo lai

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH TANIN TỪ VỎ CÂY KEO LAI VÀ THỬ ỨNG DỤNG ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA DA (Trang 43 - 47)

. 00582 , 0 . ) ( 1 2 G V V b a X  

Trong đó: X: hàm lƣợng tanin theo % chất khô.

a: thể tích dung dịch KMnO4 đem chuẩn mẫu phân tích (ml) b: thể tích dung dịch KMnO4 đem chuẩn mẫu trắng (ml) V1: thể tích dung dịch mẫu đem phân tích (10ml)

V2: thể tích bình định mức (250 ml)

0,00582: khối lƣợng tanin ứng với 1ml dung dịch KMnO4

G: khối lƣợng chất khô nguyên liệu (1 gam)

2.4. Xác định một số chỉ tiêu lí, hóa của mẫu tanin [3], [5], [20], [22]

2.4.1. Xác định độ ẩm

Nguyên tắc: áp dụng phƣơng pháp sấy khô sản phẩm đến khối lƣợng không

đổi.

Cách tiến hành: tiến hành 2 lần sau đó lấy kết quả trung bình

+ Chuẩn bị 2 cốc sạch, sấy cốc trong tủ sấy ở nhiệt độ 105oC đến trọng lƣợng không đổi, dùng cân phân tích cân xác định trọng lƣợng cốc mo (g). Bỏ mẫu bột vỏ keo lai vào cốc khoảng 2g, đem cân phân tích, ghi nhận khối lƣợng, khi đó tổng lƣợng cốc và mẫu là m1 (g).

44

+ Đặt cốc vào tủ sấy đang ở nhiệt độ 105oC, sấy khoảng 4 giờ thì lấy cốc mẫu ra để nguội 15 phút trong bình hút ẩm có chất hút ẩm. Cân cốc mẫu đã sấy.

+ Cân xong để cốc vào sấy tiếp khoảng 2 giờ thì cân lại lần nữa cho đến khi trọng lƣợng cốc mẫu giữa các lần sấy không thay đổi. Ghi nhận khối lƣợng m2(g). Khối lƣợng ẩm của mỗi mẫu là hiệu số giữa khối lƣợng mẫu trƣớc và sau khi sấy:

Kết quả tính độ ẩm: (W) W = (m1 - m2)* 100/(m1 - m0) (%)

Trong đó: mo : Khối lƣợng cốc sau khi sấy đến khối lƣợng không đổi. m1: Khối lƣợng cốc và mẫu trƣớc khi sấy

m2: Khối lƣợng cốc và mẫu khi sấy đến khối lƣợng không đổi.

2.4.2. Xác định hàm lượng tro

Nguyên tắc: Để xác định hàm lƣợng hữu cơ tổng và các nguyên tố vô cơ

trong cơ thể động - thực vật ngƣời ta dùng phƣơng pháp tro hóa mẫu. Mẫu đƣợc xử lý sơ bộ, sau đó đem nung ở nhiệt độ 450-5000C trong chén sứ chịu nhiệt. Các chất hữu cơ bị đốt cháy, trong tro còn lại các chất vô cơ khó bay hơi. Khối lƣợng chất hữu cơ tổng đƣợc tính là tổng chất hữu cơ bị đốt cháy, là hiệu số giữa khối lƣợng mẫu ban đầu và khối lƣợng tro sau khi nung.

Cách tiến hành:

+ Cân khoảng 10-20 gam mẫu với độ chính xác 0,001 gam trong cốc nung đã chuẩn bị.

+ Sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 105oC đến khô (khoảng 2-3h) + Nung cẩn thận trên bếp điện đến than hóa.

+ Nung ở nhiệt độ khoảng 450-5000C cho đến khi thu đƣợc tro màu trắng ngà (khi có mặt sắt sẽ có màu đỏ gạch, có mặt đồng và mangan có màu xanh nhạt).

+ Làm nguội trong bình hút ẩm. Quá trình nung đƣợc lặp lại cho đến khi cốc nung có khối lƣợng không đổi.

Tính kết quả: Hàm lƣợng tro (X) tính bằng % theo công thức:

X = [(m1 - m2)*100]/m

Trong đó: m : lƣợng mẫu cân (g)

m1: Khối lƣợng cốc nung và lƣợng mẫu (g) m2: Khối lƣợng cốc nung và tro.

45

2.5. Tách tanin rắn và phân tích cấu trúc, thành phần của tanin [2], [5], [8],

[9], [10]

Tiến hành tách tanin rắn nhƣ sau: Chiết bằng dung môi nƣớc ở 800

C, sau đó xử lí bằng clorofom để loại tạp chất, dịch chiết thu đƣợc đem sấy ở 800

C đến khô ta đƣợc tanin rắn .

Mẫu tanin rắn thu đƣợc sau khi cô đuổi dung môi đƣợc định lƣợng bằng phƣơng pháp Lowenthal để xác định hiệu quả tách tạp chất.

Sau đó tiến hành đo phổ hồng ngoại (IR) và sắc ký lỏng cao áp (HPLC-MS) của tanin rắn thu đƣợc.

2.6. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình chiết tách tanin từ vỏ cây

keo lai [3], [12], [14]

Chúng tôi tiến hành nghiên cứ ảnh hƣởng của các yếu tố sau đến qúa trình chiết tách tanin.

- Ảnh hƣởng của nhiệt độ. - Ảnh hƣởng thời gian.

- Ảnh hƣởng của tỉ lệ nguyên liệu rắn:dung môi lỏng - Ảnh hƣởng tỉ lệ dung môi nƣớc: etanol.

2.7. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến tính chất thuộc da của tanin [1],

[12], [13], [17], [18]

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của các yếu tố sau đến qúa trình thuộc da của tanin.

- Ảnh hƣởng của nồng độ dung dịch tanin.

- Ảnh hƣởng thời gian ngâm mẫu trong dung dịch tanin.

2.8. Phƣơng pháp đánh giá kết quả thực nghiệm của quá trình thuộc da [1],

[13], [17]

Da nguyên liệu đã sử dụng là da bò. Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng của tấm da thuộc nhƣ: độ bền kéo, độ bền nhiệt ẩm, độ thấm nƣớc, hàm lƣợng chất thuộc trong da, v.v.. theo nhiều phƣơng pháp khác nhau.

46

Giới thiệu phƣơng pháp đo độ co rút của mẫu da:

Mẩu da đƣợc cắt theo kích thƣớc 5cm*5cm. Cố định chúng trong một khung và dùng bút chì kẻ dọc theo chu vi mẩu da. Sau đó cho da vào nƣớc đun sôi, đun nƣớc với nhiệt độ nhỏ hơn 5 độ C/phút. Xác định nhiệt độ khi da có hiện tƣợng co lại, rõ đƣờng chỉ kẻ. Đó là nhiệt độ co rút của da.

2.9. Thiết bị thực nghiệm

2.9.1. Thiết bị chiết tách tanin

Một số thiết bị chính: - Bình cầu, sinh hàn - Bếp đun cách thủy - Phểu chiết

- Tủ sấy

2.9.2. Thiết bị đo nhiệt độ co của da [1], [13]

Hình 2.1 Sơ đồ thiết bị đo nhiệt độ co

Mô tả thiết bị: Thiết bị gồm một beccher lớn chứa nƣớc (3), bếp điện (2) đặt

trên nền đất (1), nhiệt kế 1000C (4), bộ kẹp (9) giữ chặt tấm da (8) ngập trong nƣớc, một đầu kẹp di động nối với mạch điện hở (7), bóng đèn (5) và nguồn điện (6).

47

Nguyên tắc đo: bình thƣờng mạch điện hở, nên bóng đèn không sáng. Trong

quá trình đun nóng nƣớc, tấm da nhận đƣợc nhiệt nên đã bị co lại, mạch điện đƣợc đóng kín, bóng đèn sáng. Ta ghi nhận giá trị nhiệt độ trên nhiệt kế và đó là nhiệt độ co của tấm da.

Cách thực hiện: Cắt một mẩu da nghiên cứu theo kích thƣớc 1cm*5cm rồi

lắp vào bộ kẹp của hệ thống đo nhiệt độ co. Cắm nhiệt kế vào becher, đun nóng từ từ becher chứa nƣớc và mẩu da thí nghiệm, đun nƣớc với nhiệt độ nhỏ hơn 5 độ C/phút. Lúc đầu mạch hở, bóng đèn không sáng. Quan sát sự thay đổi nhiệt độ của dung dịch trong becher, đến khi đèn sáng ta ghi nhận giá trị nhiệt độ từ nhiệt kế và dừng quá trình đun. Đó là nhiệt độ co rút của da.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH TANIN TỪ VỎ CÂY KEO LAI VÀ THỬ ỨNG DỤNG ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA DA (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)