Khái niệm và phân loại 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu Luận văn tính chất cơ bản của vật liệu xây dựng (Trang 42 - 43)

4.1.1. Khái niệm

Chất kết dính vô cơ là loại vật liệu thường ở dạng bột, khi nhào trộn với nước hoặc các dung môi khác thì tạo thành loại hồ dẻo, dưới tác dụng của quá trình hóa lý tự nó có thể rắn chắc và chuyển sang trạng thái đá. Do khả năng này của chất kết dính vô cơ mà người ta sử dụng chúng để gắn các loại vật liệu rời rạc (cát, đá, sỏi) thành một khối đồng nhất trong công nghệ chế tạo bê tông, vữa xây dựng, gạch silicat, các vật liệu đá nhân tạo không nung và các sản phẩm xi măng amiăng.

Có loại chất kết dính vô cơ không tồn tại ở dạng bột như vôi cục, thủy tinh lỏng. Có loại khi nhào trộn với nước thì quá trình rắn chắc xảy ra rất chậm như

chất kết dính magie, nhưng nếu trộn với dung dịch MgCl2 hoặc MgSO4 thì quá trình rắn chắc xảy ra nhanh, cường độ chịu lực cao.

4.1.2. Phân loại

Căn cứ vào môi trường rắn chắc, chất kết dính vô cơ được chia làm 3 loại: chất kết dính rắn trong không khí, chất kết dính rắn trong nước và chất kết dính rắn trong Ôtôcla.

Cht kết dính vô cơ rn trong không khí

Chất kết dính vô cơ rắn trong không khí là loại chất kết dính chỉ có thể rắn chắc và giữđược cường độ lâu dài trong môi trường không khí.

Ví dụ: Vôi không khí, thạch cao, thủy tinh lỏng, chất kết dính magie.

Theo thành phần hoá học chúng được chia thành 4 nhóm:

(1) Vôi rắn trong không khí (thành phần chủ yếu là CaO); (2) Chất kết dính magie (thành phần chủ yếu là MgO); (3) Chất kết dính thạch cao (thành phần chủ yếu là CaSO4)

(4) Thuỷ tinh lỏng là các silicat natri hoặc kali (Na2O.nSiO2 hoặc

K2O.mSiO2) ở dạng lỏng;

Cht kết dính vô cơ rn trong nước

Chất kết dính vô cơ rắn trong nước là loại chất kết dính không những có khả năng rắn chắc và giữ được cường độ lâu dài trong môi trường không khí mà còn có khả năng rắn chắc và giữ được cường độ lâu dài trong môi trường nước.

Ví dụ: Vôi thủy, các loại xi măng.

Về thành phần hoá học chất kết dính rắn trong nước là một hệ thống phức tạp bao gồm chủ yếu là liên kết của 4 oxyt CaO-SiO2-Al2O3-Fe2O3. Các liên kết

đó hình thành ra 3 nhóm chất kết dính chủ yếu sau :

(1) Xi măng Silicat : các khoáng chủ yếu là Silicat canxi (đến 75%).

Trong nhóm này gồm có xi măng pooc lăng và các chủng loại của nó (nhóm

chất kết dính chủ yếu trong xây dựng)

(2) Xi măng alumin: Aluminat canxi là các khoáng chủ yếu của nó.

Cht kết dính rn trong Ôtôcla

Bao gồm những chất có khả năng trong môi trường hơi nước bão hoà có nhiệt độ 175÷200oC và áp suất 8÷12 atm để hình thành ra “đá xi măng“. Chất kết dính này có 2 thành phần chủ yếu là CaO và SiO2. Ở điều kiện thường chỉ có CaO đóng vai trò kết dính nhưng trong điều kiện ôtôcla thì CaO tác dụng với SiO2 tạo thành các khoáng mới có độ bền nước và khả năng chịu lực cao. Các chất kết dính thường gặp trong nhóm này là: chất kết dính vôi silic; vôi tro; vôi xỉ, ...

Một phần của tài liệu Luận văn tính chất cơ bản của vật liệu xây dựng (Trang 42 - 43)