Vôi thủy 1 Khái niệ m

Một phần của tài liệu Luận văn tính chất cơ bản của vật liệu xây dựng (Trang 51 - 53)

7. Khâu vika; 8 Bàn để dụng cụ vika

4.5. Vôi thủy 1 Khái niệ m

Vôi thủy là chất kết dính vô cơ không những có khả năng rắn chắc trong không khí mà còn có khả năng rắn chắc trong nước, nhưng mức độ rắn chắc trong nước yếu hơn nhiều so với xi măng pooc lăng.

Vôi thủy được sản xuất bằng cách nung đá mácnơ (chứa nhiều sét 6-20%) ở

nhiệt độ 900 - 11000C.

Ở nhiệt độ 9000C đầu tiên đá vôi bị phân hủy tạo ra CaO, sau đó CaO tác dụng với SiO2, Al2O3 , Fe2O3 có trong sét để tạo ra khoáng mới theo phản ứng :

2CaO + SiO2 = 2CaO.SiO2 .

2CaO + Fe2O3 = 2CaO.Fe2O3 .

CaO + Al2O3 = CaO. Al2O3 .

CaO + Fe2O3 = CaO. Fe2O3 .

Nếu trong đá vôi có lẫn tạp chất MgCO3 thì trong thành phần của vôi thủy còn có MgO.

Như vậy sau khi nung trong thành phần của vôi thủy gồm có: - 2CaO.SiO2 (C2S);

- 2CaO. Fe2O3 (C2F); - CaO.Al2O3 (CA); - CaO.Fe2O3 (CF); - CaO và MgO .

Nhờ có khoáng C2S, C2F, CA và CF mà vôi thủy rắn chắc được trong môi trường ẩm ướt và trong nước.

Thành phần CaO và MgO không rắn chắc được trong môi trường nước

nhưng nó làm cho vôi thủy dễ tôi hơn.

4.5.2. Tính chất

Khi lượng riêng , khi lượng th tích

Khối lượng riêng : ρ = 2200 - 3000 kg/m3 .

Khối lượng thể tích : ρv = 500 - 800 kg/m3 .

Độ mn

Khi độ mịn càng cao thì quá trình cứng rắn xảy ra càng nhanh, triệt để, cường độ chịu lực tốt. Do đó độ mịn của vôi thủy phải đảm bảo chỉ tiêu lượng lọt qua sàng 4900 lỗ /cm2≥ 85% (tương đương như xi măng pooc lăng). Bột vôi thủy có màu hồng nhạt.

Kh năng rn chc trong nước

Khả năng rắn chắc trong nước của vôi thủy yếu hơn xi măng và phụ thuộc

vào hàm lượng các khoáng C2S; C2F ; CA ; CF, các khoáng này càng nhiều thì

khả năng rắn chắc trong nước càng mạnh.

Cường độ chu lc

Khả năng chịu lực của vôi thủy cao hơn vôi không khí nhưng thấp hơn xi măng pooc lăng và được đánh giá thông qua cường độ chịu nén.

Cường độ chịu nén của vôi thủy thường từ 20 - 50 kG/cm2.

Giới hạn cường độ nén của vôi thủy là cường độ nén trung bình của các mẫu thí nghiệm hình lập phương có cạnh 7,07 cm được chế tạo bằng vữa vôi thủy: cát, tỷ lệ 1:3 (theo khối lượng) ở tuổi 28 ngày.

Cách xác định cường độ nén của vôi thủy như sau:

Trộn 900g bột vôi thủy với 2700g cát thông thường và 360 g nước. Cho

hỗn hợp vữa vào 3 khuôn mẫu hình lập phương cạnh 7,07cm thành 2 lớp, đầm chặt, gạt bằng và miết phẳng bề mặt các mẫu. Để các khuôn mẫu trong thùng dưỡng hộ ẩm 24 ± 2 giờ, sau đó tháo khuôn và dưỡng hộ ẩm 6 ngày, ngâm tiếp trong nước thêm 21 ngày nữa.

Sau 28 ngày kể từ ngày đúc mẫu được vớt lên lau khô bằng vải rồi đem thí nghiệm xác định cường độ chịu nén.

4.5.3. Công dụng và bảo quản

Công dng

Vôi thủy được dùng để sản xuất vữa xây, vữa trát, sản xuất bê tông mác thấp.

Trước khi cho vữa vôi thủy tiếp xúc với môi trường nước phải để trong môi trường không khí 2- 5 ngày (nếu là vôi thủy mạnh), 2 - 3 tuần (nếu là vôi thủy yếu) sau đó mới cho tiếp xúc với nước để thành phần CaO rắn chắc theo cách cacbonat hóa.

Bo qun

Do có độ mịn cao nên nếu bảo quản không tốt vôi thủy sẽ hút ẩm đóng cục, giảm cường độ chịu lực. Để bảo quản vôi thủy phải được đóng thành bao kín, để

nơi khô ráo, không dự trữ lâu phương pháp bảo quản giống như xi măng.

Một phần của tài liệu Luận văn tính chất cơ bản của vật liệu xây dựng (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)