g) Bảo trì, nâng cấp
2.3.1.1. Trừu tượng (abstraction)
Khái niệm trừu tượng là sự cho phép tập trung vào vấn đề ở mức tổng quát nào đó, không xét tới các chi tiết mức thấp hơn không liên quan. Việc dùng trừu tượng hoá cho phép ta làm việc với khái niệm và thuật ngữ quen thuộc trong môi trường vấn đề mà không phải biến đổi chúng thành một cấu trúc không quen thuộc.
Khi xét vấn đề cho việc tìm ra giải pháp module, chúng ta có thể đặt ra nhiều mức độ trừu tượng. Tại mức trừu tượng cao nhất: phát biểu bằng ngôn ngữ môi trường của vấn đề. Tại mức trừu tượng thấp hơn, thường lấy khuynh hướng thủ tục; tại mức thấp nhất, giải pháp được phát biểu theo cách có thể cài đặt trực tiếp.
Trong mỗi bước của tiến trình đều là sự làm mịn cho một mức trừu tượng của giải pháp. Khi chuyển qua các mức trừu tượng khác nhau, chúng ta làm việc để tạo ra các trừu tượng thủ tục, trừu tượng dữ liệu và trừu tượng điều khiển.
• Trừu tượng thủ tục: là một dãy các lệnh có tên, có một chức năng xác định và giới hạn. • Trừu tượng dữ liệu: là tập hợp các dữ liệu có tên mô tả cho một sự vật dữ liệu. Đối
tượng dữ liệu này thực chất là một tập hợp nhiều mẫu thông tin khác nhau và ta có thể tham khảo tới bằng cách nói tên của trừu tượng dữ liệu. Trừu tượng dữ liệu làm cho người thiết kế có thể xác định một sự vật dữ liệu trong hoàn cảnh các thao tác (thủ tục) có thể áp dụng vào nó.
• Trừu tượng điều khiển: áp dụng cho cơ chế điều khiển chương trình mà không xác định các chi tiết bên trong.