3.2.2.1. Mẫu lát mỏng
Mẫu lát mỏng nhằm xác định thành phần khoáng vật, cấu tạo, kiến trúc của đá có mặt trong toàn khu mỏ, xác định chính xác tên và sơ bộ đánh giá chất lượng của đá xây dựng. Mẫu được lấy theo các hình trình địa chất, lõi khoan. Mẫu được gửi gia công phân tích tại Khoa Địa lý - Địa chất, Trường Đại học Khoa học Huế.
3.2.2.2 Mẫu cơ lý đất
Nhằm xác định tính ổn định của các tầng phủ, tầng bán phong hóa trong khu mỏ, phụ vụ cho việc thiết kế khai thác đá xây dựng. Mẫu được lấy trong tầng đá phong hoá thuộc diện tính trữ lượng đá xây dựng.
Mẫu được lấy tại các vách đào, taluy trong toàn diện tích thăm dò. Mẫu nguyên dạng lấy vào ống nhựa có đường kính 13 cm, cao 20 cm. Khi lấy mẫu dùng dao sắt gọt cột đất thành hình côn trụ, gọt đến đâu nhẹ nhàng ấn ống mẫu xuống đến đó, cắt xong gọt bằng hai đầu, đậy nắp, quấn vải màn và tráng parafin nóng chảy. Mẫu lấy xong dán nhãn, đóng gói và gửi Phòng Thí nghiệm và Kiểm định xây dựng Quy Nhơn LAS -XD 39 để phân tích.
Khối lượng đã phân tích: 6 mẫu
Hình 3.2. Công tác lấy mẫu cơ lý đất
3.2.2.3 Mẫu cơ lý đá
Mẫu cơ lý đá được lấy trong đá gốc, bãi lộ và đá lăn với kích thước (20×20×20)cm. Mẫu được gửi phân tích tai Phòng Thí nghiệm và Kiểm định xây dựng Quy Nhơn LAS -XD 39 để phân tích.
Khối lượng phân tích: 05 mẫu.
3.2.2.4. Mẫu nước
- Mẫu hoá nước:
đất nhằm đánh giá chất lượng nước phục vụ cho sinh hoạt và khai thác về sau. Mẫu được lấy ở các điểm xuất lộ nước, các dòng mặt, các công trình quan trắc và các vị trí múc nước thí nghiệm.
Các loại mẫu nước được đựng bằng can nhựa được tráng bằng nước ở nơi lấy mẫu, lấy đúng loại nước và đúng đối tượng nghiên cứu, sau đó nút kín, bên ngoài tráng parafin và dán nhãn. Mẫu lấy được gửi về Phòng Thí nghiệm và Kiểm định xây dựng Quy Nhơn LAS -XD 39 để phân tích.
Khối lượng phân tích: 1 mẫu
- Mẫu vi sinh:
Nhằm xác định thành phần vi trùng tại các nguồn nước chính. Mẫu vi trùng lấy bằng chai thuỷ tinh nút nhám đã được cơ sở y tế khử trùng. Trước khi lấy phải đốt cồn ở cổ chai. Dung tích 2 lít. Mẫu lấy được gửi về phòng thí nghiệm Trung tâm Y tê Dự phòng tỉnh Bình Định.
Khối lượng phân tích: 01mẫu.
3.3. CÁC VẤN ĐỀ BẢO VÊ MÔI TRƯỜNG3.3.1 Đánh giá tác động môi trường 3.3.1 Đánh giá tác động môi trường
Khu vực thăm dò cách khu dân cư khoảng 1 - 2 km, thuộc thôn Suối Hàn, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Dân cư ở đây sinh sống thưa thớt dọc theo đường Quốc lộ 1A và kéo dài về vùng biển phía đông, họ sinh sống bằng nghề nông nghiệp và đánh bắt hải sản, còn lại một số rất ít làm nương rẫy. Nhìn chung công tác thăm dò mỏ đá xây dựng núi Hoa Sơn không gây ảnh hưởng nhiều đến tác động môi trường chung quanh khu vực.
Tuy nhiên trong quá trình thăm dò ít nhiều có ảnh hưởng đến môi trường ở một mức độ nhất định nào đó; nhất là công tác trắc địa.
Công tác trắc địa phải phát cây gây thiệt hại đến thực vật nói riêng và môi trường sinh thái nói chung. Tuy nhiên tại khu thăm dò chủ yếu là bụi rậm và dây leo nên hầu như không ảnh hưởng.
3.3.2. Những biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên
Để bảo vệ môi trường, trong quá trình thăm dò thực thi các biện pháp cụ thể sau:
Trước khi thi công đề án tổ chức cho cán bộ công nhân viên học tập, nắm vững các quy định về bảo vệ môi trường và tài nguyên khoáng sản, tuyên truyền nhắc nhở nhân dân vùng công tác tham gia bảo vệ môi trường.
Công tác trắc địa, quá trình phát tuyến cố gắng hạn chế thiệt hại về cây trồng cũng như thực vật tự nhiên.
Quá trình công tác thực địa phải coi trọng việc vệ sinh môi trường xung quanh, không thải rác tuỳ tiện, rác thải phải đào hố chôn lấp cẩn thận.
Nếu tổ chức hoặc cá nhân nào vi phạm luật bảo vệ môi trường phải báo ngay cho các cơ quan chức năng nơi đóng quân kịp thời xử lý.
Công tác thăm dò sau khi đã hoàn tất việc thu thập tài liệu, lấy các loại mẫu, kiểm tra và nghiệm thu xong cần được lấp ngay theo đúng quy cách, các tài liệu địa chất phải bảo vệ cẩn mật. Ngay khi thi công đề án các thành viên phải được học tập các quy định về giữ bí mật tài liệu. Đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản khi cần thiết có thể tư vấn cho họ về các phương pháp khai thác tránh tổn thất tài nguyên. Nếu việc khai thác của họ làm thất thoát tài nguyên sẽ báo cho cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục.
Trong quá trình thăm dò các công tác trên được thi công với khối lượng không nhiều, nói chung ít làm tác động và ảnh hưởng tới môi trường
ĐÓNG BẢN ĐÒ TÀI LIỆU THỰC TẾ ĐỊA CHẤT
CHƯƠNG 4
ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG VÀ TÍNH CHẤT CÔNG NGHỆ CỦA GRANIT BIOTIT TẢNG LĂN NÚI HOA SƠN
4.1. ĐẠI CƯỢNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÁ XÂY DỰNG
Trong thực tế người ta có thể sử dụng nhiều loại đá khác nhau để làm đá xây dựng, nhưng chúng phải đáp ứng được các yêu cầu công nghiệp đặt ra. Những tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng của chúng là: tính chất cơ lý, độ nguyên khối tự nhiên và mức độ ô nhiểm môi trường. Dựa vào kết quả phân tích lát mỏng, các chỉ tiêu phân tích cơ lý,... và đặc điểm các bãi lăn, mỏ đá granit biotit tảng lăn núi Hoa Sơn có các diện tích bãi lăn thăm dò đến cấp trữ lượng 121 và cấp 122.
4.2. ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG GRANIT TẢNG LĂN NÚI HOA SƠN
Đá granit biotit tảng lăn là đối tượng chính khu mỏ, chúng là các tảng lăn deluvi, eluvi vỡ ra từ đá gốc granit biotit của phức hệ Đèo cả (G/Kđc2), phân bố dạng chồng chất lên nhau trong diện tích thăm dò. Dựa trên cơ sở các kết quả phân tích mẫu lát mỏng, cơ lý, đá granit biotit tảng lăn núi Hoa Sơn có các thông số về tính chất cơ lý và các đặc điểm khác như sau:
4.2.1. Tính chất thạch học của đá granit biotit tảng lăn núi Hoa Sơn
Kết quả phân tích 3 mẫu lát mỏng thành tạo chủ yếu của các tảng lăn là granit biotit màu trắng phớt hồng, màu xám sáng hạt vừa, cấu tạo khối, kiến trúc hạt nửa tự hình, đôi chỗ có kiến trúc khảm, chứa khoáng vật màu, rắn chắc. Tuy nhiên qua khảo sát và kết quả phân tích lát mỏng cho thấy phần phía đông, đông nam của các bãi lăn BL1, BL2 có chứa một số ít tảng lăn granit biotit hạt nhỏ, màu xám có chứa nhiều khoáng vật màu, rắn chắc. Kiến trúc nửa tự hình, khảm. Cấu tạo khối.
Như vậy trong khu mỏ tồn tại song song hai loại granit biotit tảng lăn, đó là granit biotit hạt vừa màu xám sáng, phớt hồng chất lưọng tốt chiếm ưu thế và một số ít granit biotit hạt nhỏ màu xám, có chứa nhiều khoáng vật màu, chất lượng kém hơn.
4.2.2. Tính chất cơ lý của đá granit biotit tảng lăn núi Hoa Sơn
Quả phân tích tính chất cơ lý của đá cho thấy đá granit biotit tảng lăn núi Hoa Sơn. Kết quả phân tích mẫu 05 mẫu cơ lý đá do Phòng Thí nghiệm và Kiểm định xây dựng Quy Nhơn LAS -XD 39, granit tảng lăn núi Hoa Sơn có các thông số cơ lý như Bảng 4.1.
Bảng 4.1. Kết quả phân tích các chỉ tiêu cơ lý granit tảng núi Hoa Sơn
TT Các chỉ tiêu cơ lý Đơn vị
tính Kết quả phân tích 1 Độ ẩm tự nhiên % 0.10 ÷ 0,13 2 Dung trọng khô g/cm3 2.55 ÷ 2.77 3 Tỷ trọng g/cm3 2.70 ÷ 2.85 4 Độ hút nước % 0.15 ÷ 0,20 5 Độ rỗng % 2.81 ÷ 5.56 6 Hệ số hoá mềm % 0.87 ÷ 0.93
Nén trạng thái khô (σnk) 1039 ÷ 1551
Nén trạng thái bão hoà (σnb) 900 ÷ 1442
Dự vào kết quả phân tích trên cho thấy đá granit biotit tảng lăn núi Hoa sơn, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà có độ kiên cố và bền vững lớn, việc khai thác đá ở đây để làm đá vật liệu xây dựng là hoàn toàn phù hợp.
4.2.3. Màu sắc
Theo kết quả phân tích 05 mẫu mài láng do Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội phân tích cho thấy granit biotit tảng lăn núi Hoa Sơn có màu sắc biến đổi từ xám, xám sáng, trắng đến phớt hồng. Phổ biến nhất là màu trắng sáng, phớt hồng. Màu sắc tương đối đồng nhất trong từng khối đá.
Tuy trước đây màu sắc của đá không phải là loại được ưa chuộng để sử dụng cho chế biến đá ốp lát trên thị trường, nhưng hiện nay khả năng tận dụng một số khối đá lớn đồng nhất để sản xuất đá khối phục vụ cho chế biến đá ốp lát đã được thị trường chấp nhận. Phần còn lại được sử dụng cho làm đá mỹ nghệ và vật liệu xây dựng thông thường.
4.2.4. Độ nguyên khối
Theo kết quả thăm dò cho thấy:
- Các tảng lăn phân bố chất chồng ngay trên bề mặt địa hình, có kích thước khác nhau từ hơn 1m3 đến chục m3.
- Các tảng lăn qua quá trình bị tách vỡ phong hoá đã chịu nhiều tác động cơ lý nên hầu như không còn bị nứt nẻ, vì vậy độ nguyên khối của đá được tính toán theo tỷ lệ kích thước của các khối đá lăn.
Do sản phẩm chính của công ty khai thác làm vật liệu xây dựng, vì vậy qua các số liệu khai thác thực tế tại khu vực thăm dò trong những năm qua cho thấy tỷ lệ thu hồi có thể đạt đến 65% trữ lượng nguyên khai.
4.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GRANIT BIOTIT TẢNG LĂN NÚI HOA SƠN
Đá granit biotit tảng lăn núi Hoa Sơn có màu trắng phớt hồng, xám sáng và một ít màu xám do chứa khoáng vật màu đen. Kiến trúc hạt nữa tự hình, đôi nơi có kiến trúc khảm, cấu tạo khối rắn chắc. Cường độ kháng nén từ 1442- 1551kg/cm2, hệ số hóa mềm 0,87 - 0,93,.... (Kết quả phân tích cơ lý)
Kết quả đã khai thác trong nhiều năm qua cho thấy đây là loại đá xây dựng có màu sắc tương đối đẹp, chất lượng tốt, đang dần dần được thị trường chấp nhận, nhu cầu có xu hướng tăng cao.
Cấu trúc mỏ đá granit biotit tảng lăn núi Hoa Sơn đơn giản, hầu hết là những tảng lăn nằm trên bề mặt địa hình có độ dốc sườn thoải. Hệ thống giao thông khá thuận lợi nên việc đầu tư khai thác ở đây có tính khả thi cao.
Tuy nhiên do đặc điểm các tảng lăn granit biotit nằm chồng lên nhau quá trình khoan nổ mìn hạn chế tối đa ảnh hưởng đến độ nguyên khối tự nhiên của đá lăn.
Hình 4.1. Đá cứng chắc độ nguyên khối cao
CHƯƠNG 5
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN - ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN KHAI THÁC MỎ
5.1. MỤC ĐÍNH, NHIỆM VỤ VÀ CÁC DẠNG CÔNG TÁC ĐÃ TIẾN HÀNH5.1.1.Mục đích, nhiệm vụ 5.1.1.Mục đích, nhiệm vụ
- Sơ bộ xác định các điều kiện địa chất thuỷ văn - địa chất công trình.
- Xác định sự phân bố, thành phần thạch học, điều kiện thế nằm của các lớp đất, mức độ chứa nước và cách nước.
- Nghiên cứu tính chất thuỷ lực, chiều sâu, thế nằm, tính thấm, miền cung cấp, miền thoát và động thái của nước dưới đất.
- Xác định qui mô, đặc điểm phân bố nước mặt, nước dưới đất và mức độ ảnh hưởng đến điều kiện khai thác mỏ.
- Nghiên cứu tính chất địa chất công trình của các lớp đất đá, các hiện tượng địa chất động lực và ảnh hưởng của chúng tới điều kiện khai mỏ.
5.1.2. Phương pháp thi công và khối lượng
5.1.2.1. Đo vẽ địa chất thủy văn- Địa chất công trình tỷ lệ 1:1.000
Công tác đo vẽ ĐCTV-ĐCCT được tiến hành đồng thời với công tác đo vẽ thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:1.000. Công tác nhằm đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ đề ra.
Công tác này được bố trí theo các tuyến thăm dò, ngoài ra còn được bố trí theo suối, taluy đường ... theo phương pháp phủ kín diện tích đã chọn, với khoảng cách các điểm từ 10 ÷ 20m. Các điểm lộ trình được xác định bằng máy định vị GPS, mỗi điểm khảo sát được mô tả, ghi chép cẩn thận vào nhật ký địa chất thủy văn, sau đó đưa lên bản đồ tài liệu thực tế địa chất thủy văn - địa chất công trình tỷ lệ 1:1.000
Kết quả đo vẽ: thành lập sơ đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1:1.000. Trên đó đã phân chia được các đơn vị chứa nước, cũng như đặc tính hóa học của chúng. Mặt khác, cũng đã tính toán và xác định mức độ bền vững của các tầng, các loại đất đá, sơ bộ dự báo các hiện tượng địa chất động lực có thể xảy ra trong khu đánh giá.
5.1.2.2. Công tác lấy mẫu
- Mẫu hoá nước: Được lấy nhằm xác định tính chất vật lý, thành phần hoá học của nước. Khối lượng: 01 mẫu
- Mẫu vi sinh: Nhằm xác định thành phần vi trùng tại các nguồn nước chính. Khối lượng: 01 mẫu.
- Mẫu cơ lý đất: Được lấy nhằm xác định tính chất cơ lý, trạng thái của các lớp đất đá từ đó đánh giá độ bền và tính biến dạng của chúng.
Khối lượng: 6 mẫu.
5.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN5.2.1. Nước mặt 5.2.1. Nước mặt
Khu thăm dò nằm về phiá đông nam đỉnh cao 712 mét, phân bố từ độ cao 100 đến 300 mét, diện tích thăm dò có địa hình khá cao, phạm vi diện tích thăm dò có độ chênh lệch về độ cao địa hình hàng trăm mét so với mức xâm thực địa phương.
Khu vực hệ thống suối lớn không có, chỉ tồn tại 2 suối nhỏ không tên có nước mặt tồn tại không thường xuyên, vào mùa mưa do địa hình sườn dốc, lưu vực lớn nên nước mặt với lưu lượng lớn tại 2 suối trên, tuy nhiên mùa khô thường hay cạn kiệt. Theo kết quả phân tích mẫu nước mặt lấy tại suối, cho thấy nước mặt trong khu vực bị nhiểm bẩn, nước vẩn đục, hàm lượng vi khuẩn Total coliforms và Feacal coliforms theo tiêu chuẩn QCVN 01-2009 BYT đều vượt quá giới hạn cho
trong giới hạn cho phép, thuộc loại nước clorua bicarbonat kali natri, canxi. Được biểu công thức KurLov :
5 , 6 0 , 20 0 , 35 0 , 42 0 , 39 3 0 , 55 ) (K Na Ca Mg pH HCO Cl +
Nguồn cung cấp là nước mưa, nước ngầm, đồng thời là nguồn nước cung cấp đáng kể cho nước dưới đất.
Nhìn chung nước mặt tồn tại không lớn, tuy nhiên vào mùa mưa cần có biện pháp làm rãnh thoát nước.
5.2.2. Nước dưới đất.
Thành tạo chứa nước khe nứt đá granit phức hệ Đèo Cả.
Đá magma xâm nhập thuộc phức hệ Đèo cả (G/Kđc2) chiếm toàn bộ diện tích thăm dò, gồm các đá granitbiot màu trắng phớt hồng, màu xám sáng hạt vừa, cấu tạo khối, kiến trúc hạt nửa tự hình, đôi chỗ có kiến trúc khảm, chứa khoáng vật màu.
Phần trên đá bị phong hóa, tạo thành sét pha, cát pha lẫn dăm sạn thạch anh, felspat màu nâu xám vàng, càng xuống sâu hàm lượng dăm sạn tăng, kết cấu yếu, bở rời. Nước chủ yếu ở tầng này, chiều dày tầng tàn tích càng dày mức độ chứa nước lớn và ngược lại. Chiều sâu mực nước tĩnh thay đổi tùy thuộc vào địa hình, biến động mạnh theo mùa. Nước được chứa trong tầng này rất nghèo xuất lộ dạng thấm rỉ. Nguồn cung cấp là nước mưa và nước mặt, mực nước ngầm biến động mạnh theo mùa.