ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN

Một phần của tài liệu THĂM DÒ MỎ ĐÁ XÂY DỰNG NÚI HOA SƠN, XÃ VẠN KHÁNH, HUYỆN VẠN NINH, TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 37)

5.2.1. Nước mặt

Khu thăm dò nằm về phiá đông nam đỉnh cao 712 mét, phân bố từ độ cao 100 đến 300 mét, diện tích thăm dò có địa hình khá cao, phạm vi diện tích thăm dò có độ chênh lệch về độ cao địa hình hàng trăm mét so với mức xâm thực địa phương.

Khu vực hệ thống suối lớn không có, chỉ tồn tại 2 suối nhỏ không tên có nước mặt tồn tại không thường xuyên, vào mùa mưa do địa hình sườn dốc, lưu vực lớn nên nước mặt với lưu lượng lớn tại 2 suối trên, tuy nhiên mùa khô thường hay cạn kiệt. Theo kết quả phân tích mẫu nước mặt lấy tại suối, cho thấy nước mặt trong khu vực bị nhiểm bẩn, nước vẩn đục, hàm lượng vi khuẩn Total coliforms và Feacal coliforms theo tiêu chuẩn QCVN 01-2009 BYT đều vượt quá giới hạn cho

trong giới hạn cho phép, thuộc loại nước clorua bicarbonat kali natri, canxi. Được biểu công thức KurLov :

5 , 6 0 , 20 0 , 35 0 , 42 0 , 39 3 0 , 55 ) (K Na Ca Mg pH HCO Cl +

Nguồn cung cấp là nước mưa, nước ngầm, đồng thời là nguồn nước cung cấp đáng kể cho nước dưới đất.

Nhìn chung nước mặt tồn tại không lớn, tuy nhiên vào mùa mưa cần có biện pháp làm rãnh thoát nước.

5.2.2. Nước dưới đất.

Thành tạo chứa nước khe nứt đá granit phức hệ Đèo Cả.

Đá magma xâm nhập thuộc phức hệ Đèo cả (G/Kđc2) chiếm toàn bộ diện tích thăm dò, gồm các đá granitbiot màu trắng phớt hồng, màu xám sáng hạt vừa, cấu tạo khối, kiến trúc hạt nửa tự hình, đôi chỗ có kiến trúc khảm, chứa khoáng vật màu.

Phần trên đá bị phong hóa, tạo thành sét pha, cát pha lẫn dăm sạn thạch anh, felspat màu nâu xám vàng, càng xuống sâu hàm lượng dăm sạn tăng, kết cấu yếu, bở rời. Nước chủ yếu ở tầng này, chiều dày tầng tàn tích càng dày mức độ chứa nước lớn và ngược lại. Chiều sâu mực nước tĩnh thay đổi tùy thuộc vào địa hình, biến động mạnh theo mùa. Nước được chứa trong tầng này rất nghèo xuất lộ dạng thấm rỉ. Nguồn cung cấp là nước mưa và nước mặt, mực nước ngầm biến động mạnh theo mùa.

Phần phía dưới đá gốc tươi cứng, ít nứt nẻ, chủ yếu khe nứt kín, không thấm và chứa nước.

5.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH5.3.1. Đặc tính cơ lý các lớp đất đá. 5.3.1. Đặc tính cơ lý các lớp đất đá.

Theo tài liệu khảo sát ĐCTV-ĐCCT, tài liệu lỗ khoan và kết quả phân tích tính chất cơ lý đất, đá trong khu vực, trên quan điểm thạch học nguồn gốc, khu vực nghiên cứu có các lớp đất đá từ trên xuống như sau:

- Lớp phủ đất trồng: Lớp đất trồng hầu hết phủ khắp phạm vi khảo sát bề dày 0,5- 1,0m. Thành phần chủ yếu là sét ít sạn, cát lẫn mùn thực vật, tảng lăn đá granit kích thước khác nhau, đất tơi xốp màu nâu xám, xám tro, xám trắng, xám đen. Trên bề mặt địa hình hiện tại có nhiều tảng lăn đá granit kích thước khác nhau, có chỗ đến vài chục m3 nằm xen kẹp, chồng lên nhau, chiều dày khó xác định.

- Lớp sét pha màu nâu đỏ, phớt vàng, trạng thái cứng: Phía dưới lớp đất

dăm sạn, trạng thái cứng. Chiều dày thay đổi từ vài mét đến hàng chục mét. Nguồn gốc sườn tàn tích (edQ).

Tính chất cơ lý đất được tổng hợp như sau : Thành phần hạt - Nhóm hạt sét <0,005 mm : 20,4 - Nhóm hạt bụi 0,05- 0,005mm : 12,8 - Nhóm hạt cát 2,0 - 0,05mm : 55,6 - Nhóm sạn , sỏi > 2,0mm : 11,2 Độ ẩm tự nhiên W(%) : 14,3 Khối lượng thể tích, γ (g/cm3) : 1,81

Khối lượng thể tích khô, γk (g/cm3) : 1,58

Khối lượng riêng, ∆ (g/cm3) : 2,70

Hệ số rỗng (εo) : 0,711 Độ lỗ rỗng (n) : 41,5 Giới hạn chảy, Wch (%) : 33,0 Giới hạn dẻo, Wd (%) : 22,6 Chỉ số dẻo, Id(%) : 10,4 Chỉ số sệt, Is : < 0 Góc ma sát trong, ϕ ( độ) : 23o05 Lực dính kết C (kG/cm2) : 0,243 Hệ số nén lún a1-2 (cm2/kG) : 0,033

Qua kết quả phân tích trên cho thấy lớp đất này có khả năng chịu tải trung bình, ít biến dạng, đất ít ẩm, trạng thái cứng.

- Lớp đá gốc: Phía dưới là đá granitbiot màu trắng phớt hồng, màu xám sáng hạt vừa, cấu tạo khối, kiến trúc hạt nửa tự hình, đôi chỗ có kiến trúc khảm, chứa khoáng vật màu. Phần trên đá thường bị nứt nẻ dập vỡ mạnh, phần dưới đá tươi cứng, ít bị nứt nẻ. Tính chất cơ lý của đá gốc thể hiện ở bảng sau.

Hình 5.1. Lớp đất phủ với dây leo rậm rạp

Bảng 5.1. Bảng thống kê chi tiêu cơ lý đá

TT Các chỉ tiêu cơ lý Đơn vị

tính Kết quả phân tích 1 Độ ẩm tự nhiên % 0.10 ÷ 0,13 2 Dung trọng khô g/cm3 2.55 ÷ 2.77 3 Tỷ trọng g/cm3 2.70 ÷ 2.85 4 Độ hút nước % 0.15 ÷ 0,20 5 Độ rỗng % 2.81 ÷ 5.56 6 Hệ số hoá mềm % 0.87 ÷ 0.93

7 Cường độ chịu nén daN/cm2

Nén trạng thái khô (σnk) 1039 ÷ 1551

Những chỉ tiêu cơ lý trên cho ta thấy đá gốc tươi cứng có độ bền cao, độ biến dạng bé, mức độ ngấm nước yếu, ổn định khi mở góc dốc bờ moong.

5.3.2. Các hiện tượng địa chất động lực công trình

Trong khu vực nghiên cứu, đặc điểm địa hình sườn dốc, lớp phủ thực vật bị tàn phá mạnh, nên hiện tượng phong hóa, sạt lở bờ tả ly, đá đổ, đá lở, xói mòn xảy ra mạnh mẽ vào mùa mưa.

5.4. ĐIỀU KIỆN KHAI THÁC MỎ

Trên cơ sở kết quả điều tra ĐCTV-ĐCCT, chiều dày, thế nằm, mức độ lộ vỉa, kết quả phân tích tính chất cơ lý đất đá, đồng thời dựa vào đặc điểm địa hình, địa mạo và đặc điểm khoáng sản khu mỏ, phương pháp khai thác hợp lý nhất là khai thác lộ thiên.

Dự kiến góc dốc bờ moong khai thác áp dụng theo công thức: tgα = tgηϕ +γch

(trong đó ϕ : góc ma sát trong ; η : hệ số an toàn thay đổi từ 1 - 2 ; γtn : khối lượng thể tích ; C: lực dính kết ; h: chiều cao mở moong )

- Trong lớp eluvi, deluvi (chiều cao bờ dốc lấy h = 7m) góc nghiêng bờ moong khoảng 22o. Trong đá gốc (chiều cao bờ dốc lấy h = 15m) góc nghiêng bờ moong khoảng 75o.

- Thiên về an toàn nên góc nghiêng bờ moong trong lớp tàn tích < 22o và trong đá cứng thay đổi từ 600 - 750.

Nhìn chung là đặc điểm địa chất thuỷ văn - địa chất công trình của mỏ không phức tạp, lưu lượng nước mặt và nước dưới đất nhỏ, ít ảnh hưởng cho việc khai thác. Tuy nhiên, cũng cần đề phòng sự cố sạt lở bờ tả ly, các hiện tượng phong hóa, đá lở, đá đổ nhất là mùa mưa bão, trong quá trình khai thác cần tuân thủ các quy trình, quy phạm về công tác an toàn để đảm bảo an toàn cho người và trang thiết bị trong quá trình khai thác mỏ.

CHƯƠNG 6 TÍNH TRỮ LƯỢNG 6.1. CHỈ TIÊU TÍNH TRỮ LƯỢNG

Theo Quyết định số 13/2008/QĐ-BTNMT ngày 24 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về Đo vẽ BĐĐC và Điều tra tài nguyên khoáng sản, các chỉ tiêu tối thiểu về chất lượng khoáng sản đối với đá xây dựng như sau:

- Cường độ kháng nén ≥ 200 kg/cm2. - Hàm lượng khoáng vật sulfur ≤ 2%.

Trong đề án này chúng tôi áp dụng các chỉ tiêu cơ bản của mỏ sau:

- Độ nguyên khối tối thiểu: 0,4m3 (tương đương cạnh khối tối thiếu 0,5m, thuộc nhóm 5, theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN.5642-1992).

- Đá ít bị nứt nẻ, biến đổi thứ sinh, độ thu hồi trung bình trong khối tính trữ lượng ≥ 40% đối với đá khối có kích thước ≥ 0,4m3

- Đá có màu sắc đồng nhất, cấu tạo khối đồng nhất. - Tính chất cơ lý:

+ Cường độ kháng nén bảo hoà nước: ≥ 500 kg/cm2

+ Hệ số biến mềm: ≤ 0,80 - Tạp chất có hại:

- Hàm lượng khoáng vật sulfur ≤ 2%.

6.2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRỮ LƯỢNG 6.2.1. Cơ sở chọn phương pháp tính trữ lượng

Trên cơ sở đo vẽ xác định diện tích các khối đá lăn, bề dày và mật độ phân bố trữ lượng đá lăn được tính theo phương pháp khối địa chất.

6.2.2. Công thức tính

Q = S x H x K%, trong đó: Q là trữ lượng đá lăn (m3)

S là diện tích phân bố đá lăn được xác định bằng phần mềm MapInfo (m2) H là chiều dày của đá lăn (m)

6.2.3. Xác định các thông số tính trữ lượng

- Diện tích (S) mỗi khối được tính trực tiếp trên bản vẽ bằng phần mềm MapInfo hoặc Autocad.

- Chiều dày lớp đá lăn (H) được tính trung bình tại các điểm đo trực tiếp ngoài thực địa.

- Hệ số chứa đá tảng (K) được tính trung bình tại các điểm đo trực tiếp ngoài thực địa, các điểm đo được lựa chọn mang tính đại diện.

6.3. NGUYÊN TẮC KHOANH NỐI VÀ PHÂN CẤP TRỮ LƯỢNG

6.3.1. Cấp trữ lượng 121

Các khối diện tích đá lăn được xếp vào cấp trữ lượng 121 là các khối có kích thước tảng > 1m, có bề dày > 5m và hệ số chứa đá tảng (K) > 0,40

6.3.2. Cấp trữ lượng 122

Các khối diện tích đá lăn được xếp vào cấp trữ lượng 122 là các khối có kích thước tảng > 1m, có bề dày < 5m và hệ số chứa đá tảng < 0,4.

6.4. TÍNH TRỮ LƯỢNG

Qua khảo sát dọc sườn đá lăn tập trung dạng eluvi, deluvi, chúng phân bố từ trên đỉnh và sườn đồi với chiều dày thay đổi từ 1 đến 7 mét, đôi khi 10 mét.

Để tính toán trữ lượng tại mỗi khối bãi lăn các thông số tính trữ lượng được đo và xác định trực tiếp ngoài thực địa theo các bảng sau:

Bảng 6.1. Bảng xác định hệ số chứa đá tảng (K) mỏ đá núi Hoa Sơn

TT Số hiệu bãi lăn Diện tích ô chuẩn (m2) Chiều dày 1 lớp ô chuẩn (m) Thể tích 1 lớp ô chuẩn (m3) Thể tích đá lăn 1 lớp ô chuẩn (m) Hệ số chứa đá tảng (K) 1 BL1 1600 1,22 1.955 819,84 0,42 2 BL2 1600 2,27 3.632 1.822 0,50 3 BL3 900 3,0 2.700 504 0,20 4 BL4 2500 1,9 4.741 1.061 0,20

Dựa trên hệ số chứa đá tảng như đã thống kê trong bảng 6.1, trữ granit biotit tảng lăn núi Hoa Sơn như trong bảng 6.2.

Bảng 6.2. Trữ lượng đá granit biotit tảng lăn núi Hoa Sơn TT Số hiệu khối lăn Diện tích khối lăn(m2) Hệ số chứa đá tảng (%) Chiều dày trung bình (m) Trữ lượng (m3) Cấp 121 Cấp 122 1 BL1 - 121 28.560 0,42 7,0 83.966 2 BL2 - 121 28.810 0,5 5,0 71.025 3 BL3 - 122 48.230 0,2 3,0 28.938 4 BL4 - 122 63.270 0,2 1,9 24.043 Tổng cộng 154.991 52.981 207.972

Như vậy trữ lượng tổng cộng cho toàn mỏ cấp 121+ 122: 207.972m3 trong đó cấp 121: 154.991m3, cấp 122: 52.981m3.

CHƯƠNG 7

HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THĂM DÒ 7.1. CÁC CHI PHÍ CÔNG TÁC THĂM DÒ

Việc thi công Đề án do Công ty Cổ phần Thuận Đức, phối hợp với Đoàn thi công Công trình Địa chất thuộc Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ thực hiện. Khối lượng hoàn thành và đơn giá cơ bản như đề án đã lập. Các dạng công tác như: Công tác trắc địa, đo vẽ địa chất tỷ lệ 1/1.000, đo đếm bãi đá lăn, lấy và phân tích các loại mẫu, ... đều được thực hiện đúng qui trình qui phạm kỹ thuật của ngành địa chất.

Tổng chi phí cho quá trình thi công đề án: 173.801.000 đồng. So với dự toán không tăng không giảm. Giá thành cho một khối đá là: 835,7đồng.

7.2. HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THĂM DÒ

Trong quá trình thăm dò do đã nhận thức đúng đắn tính đơn giản của cấu trúc mỏ đá granit biotit tảng lăn núi Hoa Sơn, cộng với việc thu thập những thông tin cần thiết về khai thác trong những năm qua, cho nên việc lựa chọn phương pháp thăm dò là hợp lý, tiết kiệm được giá thành. Đồng thời đã xác định chính xác diện phân bố các bãi lăn, độ thu hồi, hệ số chứa đá tảng sát với thực tế. Sản phẩm khai thác đã được chào bán trên thị trường và đã được thị trường chấp nhận.

Trong quá trình thi công đã loại trừ được các diện tích không có triển vọng đá lăn giúp cho nhà đầu tư có định hướng trong kế hoạch khai thác mỏ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Tổng hợp lại có thể rút ra những kết luận sau:

1. Báo cáo thực tốt nghiệp đề tài “Thăm dò mỏ đá xây dựng núi Hoa Sơn, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa”, đã hoàn thành đúng tiến độ và thời gian qui định. Tài liệu thu thập, số liệu và kết quả phân tích mẫu có tính khách quan, trung thực. Chất lượng thi công các hạng mục công việc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, tuân thủ đúng qui định của nghành đề ra.

2. Mỏ đá xây dựng Hoa Sơn có cấu trúc địa chất đơn giản, là diện phân bố các thành tạo đá granit biotit thuộc pha 2 phức hệ Đèo Cả (G/Kđc2), đối tượng thăm dò là các bãi tảng lăn granit được tách vỡ từ đá gốc còn cứng chắc có độ nguyên khối tốt.

3. Mỏ đá xây dựng Hoa Sơn có điều kiện giao thông rất thuận lợi, hệ thống sông suối ít phát triển. Diện tích thăm dò không ảnh hưởng đến các công trình kinh tế, quốc phòng và xa khu dân cư.

4. Hệ phương pháp thăm dò được áp dụng bao gồm: Công tác trắc địa, công tác địa chất, công tác ĐCTV - ĐCCT và công tác mẫu. Đây là hệ phương pháp tối ưu nhất được áp dụng trong các đề án thăm dò đá xây dựng, chi phí ít, giá thành thấp.

5. Đã xác định và tính toán trữ lượng 04 diện phân bố đá lăn granit biotit đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu đá xây dựng.

Tổng trữ lượng cấp 121+122 cho toàn mỏ là: 207.972m3, trong đó cấp 121 là: 154.991m3; cấp 122: 52.981m3

6. Tổng chi phí cho công tác thăm dò là: 173.801.000 đồng, giá thành thăm dò cho một mét đá khối là: 835,7 đồng.

7. Mỏ đá xây dựng núi Hoa Sơn thuộc nhóm mỏ lộ thiên, đồng thời chúng lăn tập trung thành những bãi với diện tích lớn, với lại địa hình tương đối dóc thuận lợi cho việc mở moong và cũng như khai thác và thoát nước vào mùa mưa.

KIẾN NGHỊ

1. Điều kiện khai thác trên các bãi đá lăn chồng chất lên nhau điều kiện thế nằm các tảng không vững chắc có thể rơi đổ khi có lực tác dụng, vì vậy trong công tác xúc, bốc, vận chuyển, bắn mìn hết sức chú ý.

2. Trên điều kiện địa hình sườn dốc, thảm thực vật bị tàn phá mạnh, trong mùa mưa bão cần đề phòng sự cố sạt lở bờ tả ly, các hiện tượng phong hóa, đá lở, đá đổ, trong quá trình khai thác cần tuân thủ các quy trình, quy phạm về công tác an toàn để đảm bảo an toàn cho người và trang thiết bị trong quá trình khai thác mỏ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đề án thăm dò mỏ đá ốp lát khu Bắc Buôn Cai B, xã Krông Nô, huyện Lăk, tỉnh Đăk lăk, tháng 5/2009. Chủ nhiệm CNĐC. Nguyễn Mạnh Hải.

2. Báo cáo kết quả thăm dò đá xây dựng EaDrăng, huyện EaHLeo, tỉnh Đăk Lăk, tháng 3/2008. Chủ nhiệm đề án KS Trần Văn Thinh.

3. Báo cáo kết quả thăm dò granit gneis làm vật liệu xây dựng Nam Núi Trà, tỉnh Quảng Nam, tháng 7/2007. Chủ nhiệm đề án KS Nguyễn Đức Hiệp

4. Tính trữ lượng khoáng sản rắn. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội - 1987. Tác giả: Đặng Trần Bảng, Nguyễn Văn Bỉnh, Phùng Văn Vui.

PHỤ LỤC KÈM THEO

1. Số liệu đo đếm các bãi đá lăn 2. Kết quả phân tích các loại mẫu

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

Một phần của tài liệu THĂM DÒ MỎ ĐÁ XÂY DỰNG NÚI HOA SƠN, XÃ VẠN KHÁNH, HUYỆN VẠN NINH, TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w