II. Chính sách di cư
7- Vùng trọng điểm
*) Vùng kinh tế trọng điểm: là vùng có lợi thế về tài nguyên, lao động, kết cấu hạ tầng và trọng điểm thông tin liên lạc. Vùng trọng điểm là động lực để lôi kéo và phát triển các vùng khác. Là vùng thuận lợi, giao thông phát triển; kỹ thuật, thông tin liên lạc dễ dàng, chi phí phục vụ thấp.
Hạn chế: lôi kéo các nguồn lực của các vùng nghèo và tài nguyên quý hiếm khác, làm cho cùng kém phát triển càng khó khăn hơn, làm giãn khoảng cách phát triẻn giữa các vùng nghèo và vùng kém phát triển. Vùng có mật độ tập trung dân cư cao có thể gây tắc nghẽn giao thông và dịch vụ đô thị. => những nguyên nhân này có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế.
*) Nước ta có mầy vùng kinh tế trọng điểm? nhận xét?
Việc xác định 3 vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước có thể là một thử nghiệm đầu tiên áp dụng quy luật thị trường trong phân vùng và phát triển vùng.
Hồ Chí Minh- Đồng Nai- Vũng Tàu Hà Nội - Hải Phòng -Quảng Ninh
Đã Nẵng- Huế- Quảng Ngãi
1.Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ: Hồ Chí Minh- Đồng Nai- Vũng Tàu.
Trong đó, VKTTĐ phía Nam vốn trước đây đã có kinh tế thị trường mạnh nhất cả nước, nay được chú trọng nghiên cứu và quy hoạch để từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc phân vùng và nghiên cứu phát triển vùng ở nước ta. Ở nước ta, cụ thể là ở VKTTĐPN, thực tế cũng đã xuất hiện sự cạnh tranh đó của các địa phương. Các địa phương trước sau cũng làm việc “tiếp thị”, tức là “khuyến mãi chính mình”. Bà Rịa – Vũng Tàu đã nêu phương châm “đổi đất lấy hạ tầng”, Bình Dương thì “trải thảm đỏ đón các nhà đầu tư”, Đồng Nai đã liên tục cải thiện quy trình cấp phép đầu tư và giảm giá cho thuê đất. Trong cạnh tranh tất nhiên có mặt tích cực và không ít tiêu cực, ví dụ sự “lạm phát” các khu công nghiệp.
Ở VKTTĐPN hiện nay, công tác kế hoạch hóa mới chỉ dừng lại ở các bản quy hoạch tổng thể (QHTT) vùng và các bản QHTT của các địa phương. Nó mới chỉ dừng lại ở các văn bản mà chưa có một thể chế hoạt động cụ thể về kế hoạch hóa như là một công cụ theo dõi, cập nhật, điều chỉnh, cung cấp thông tin và tư vấn cho các cấp, các địa phương, các doanh nghiệp trong sự tham gia của họ vào các nổ lực phát triển vùng. Vai trò “hướng dẫn”, “định hướng” của công tác kế hoạch đã bị triệt tiêu, đó là đầu mối gây ra những rối ren hiện nay.
Thực tế cho thấy, VKTTĐPN đã vượt lên được chủ yếu là nhờ ở các địa phương đã biết khai thác lợi thế so sánh của mình để tạo ra cho vùng có nhịp độ phát triển nhanh, vượt trội nhịp độ bình quân của cả nước từ 1,5 đến 2 lần, đóng góp đến 48,7% mức tăng trưởng của cả nước (theo cách tính của bộ Tài chính). Cũng nhờ vậy mà vùng này đã đóng góp đến 46,8% ngân sách của cả nước. Cả 4 tỉnh trong vùng cùng với Hà Nội đều đóng góp được cho ngân sách trong khi các địa phương khác phải dựa vào điều phối lại của Trung ương.
Ở trình độ thấp kém của nền kinh tế nước ta hiện nay, nếu không có một vài vùng tiến vượt lên thì không thể có điều kiện tích lũy cả về vật chất lẫn về hiểu biết và kinh nghiệm để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cụ thể hơn, nếu VKTTĐPN hiện đang là vùng dẫn đầu mà từ đây đến năm 2010 không tạo thành được một mô hình cụ thể về công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì làm sao có tiền đề để đạt được mục tiêu biến nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.