II. Chính sách di cư
6- Thu hẹp khoảng cách phát triển vùng
1. Khái niệm:Mất cân bằng không gian là sự chênh lệch khoảng cách giữa
các vùng khác nhau theo một chuẩn mực nhất định.so sánh sự phát triển giữa các
vùng lãnh thổ khác nhau có rất nhiều chỉ số phản ánh sự mất cân bằng như tỉ lệ tử vong ở trẻ em,tỉ lệ trẻ em đến trường,tỉ lệ thất nghiệp,tỉ lệ dân cư được dung nước sạch…
2. Nguyên nhân của sự mất cân bằng:
2.1 sự phân bố các nguồn lực tự nhiên và nguồn lực nhân tạo
-nguồn lực tự nhiên bao gồm các tài nguyên thiên nhiên dầu lửa,than đá, đất đai,những nhân tố thuận lợi cho sự phát triển.nguồn lực tự nhiên tạo cho mỗi vùng có ưu thế nhất định để sản xuất chuyên môn hóa.vd: quảng ninh có nhiêu mỏ than, khu vực quặng sa khoáng titan ở huyện Ninh Phước và Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận
-nguồn lực nhân tạo có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định chính sách phát triển vùng
2.2 những khó khăn trong việc điều chỉnh lao động
Lao động là một nhân tố then chốt ,không thể tách rời đối với phát triển kinh tế có thể nói lao động là yếu tố quan trọng nhất của các hoạt động kinh tế
Muốn phát triển đồng đều giữa các vùng thì phải có sự đồng đều nguồn lực lao động.thị trường lao động cũng tuân theo quy luật của thị trường chịu ảnh hưởng của quy luật cung cầu lao động,bất kì sự chuyển dịch kinh tế nao cũng làm thị trường lao động thay đổi
2.3 vấn đề vốn đầu tư
Đầu tư là động lực thúc đẩy kinh tế phát phát triển, việc gia tăng đâu tư giúp mở rộng quy mô sản xuất, gia tăng sản lượng,áp dung thành tựu khoa học kĩ thuật nâng cao năng suất lao động.việc thu hút vốn đầu tư là điều kiện bắt buộc đối với phát triển kinh tế vùng.việc đặt trung tâm tài chính ở xa sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn,hiệu quả và tính an toàn khi sử dụng nguôn vốn giảm.chính vì điều này đã làm gia tăng khoảng cách phát triển giữa cách vùng,các vùng sâu vùng xa ít được đầu
2.4 Thành tựu của sự đổi mới
Những phát minh mới,kỹ thuật mới,công nghệ mới luôn là động lực quan trọng nhất của sự phát triển.Nhưng nó lại không xuất
hiện và được đưa vào khai thác đồng đều giữa các vùng lãnh thổ mà nó thường xuất hiện trước ở các điểm trung tâm rồi dần dần mới lan truyền ra các vùng xung quanh.Do đó càng làm mất cân bằng cho sự phát triển.
2.5 Quan hệ giữa mất cân bằng với giai đoạn phát triển kinh tế xã hội
Người ta thấy mức độ mất cân bằng ở các nhà nước là khác nhau và phụ thuộc
Rõ nét vào giai đoạn phát triển kinh tế xã hội.Ở các nước kém phát triển mức độ mất cân bằng chưa lớn.Những nước đang phát triển thì mức độ mất cân bằng rất cao.Còn đối với các nước công nghiệp thì mức độ mất cân bằng giảm đi và đạt đến xu hướng đồng đều. Tình hình diễn biến ở mỗi nước là khác nhau tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội,bối cảnh lịch sử,và đặc biệt là sự can thiệp của nhà nước.Nhìn chung ở các nước Nam Mỹ có sự mất cân bằng giữa các vùng là rất lớn đặc biệt là Brazil
4. Những chính sách vĩ mô và công cụ của nhà nước nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển vùng cách phát triển vùng
4.1 Những chính sác vĩ mô:
4.1.1 Tạo ra các cực phát triển :
Dựa trên cơ sở lí luận của sự phát triển kéo theo, tức là hiệu ứng đầu tàu của một hoạt động kinh tế nào đó kéo theo sự phát triển của các ngành khác. Cụ thể là là sẽ chọn các ngành có tiềm năng phát triển cao, ưu tiên tạo cơ hội cho nó phát triển, qua đó tạo động lực cho các ngành khác phát triển theo, bằng các chính sách ưu đãi như là tạo môi trường đầu tư thuận lợi, có chính sách bảo hộ…. sẽ làm cho sự phát triển của ngành đó thành ngòi nổ cho các ngành khác phát triển. Ví dụ như đối với các vùng cao phía bắc như Lào Cai, nơi có nhiều cảnh quan đẹp, sẽ ưu tiên phát triển du lịch, ngành du lịch phát triển sẽ kéo theo các ngành ăn theo du lịch như bán đồ ăn, hang lưu niệm phát triển theo. Sự phát triển của vùng mới này sẽ làm cân bằng lại trình độ phát triển của cả quốc gia, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế.
4.1.2. Cân bằng mạng lưới đô thị :
Chính sách cân bằng mạng lưới đô thị là dùng các biện pháp bao gồm biện pháp hành chính, luật pháp và kinh tế để phân phối lại sự phát triển cho các vùng chủ yếu là tạo điều kiện thuận lợi và tạo động lực phát triển cho các vung chậm phát triển.
4.1.3 Phân phối lại thu nhập :
Nhằm khắc phục sự mất cân bằng về thu nhập và mức sống, chính phủ điều hoà ngân sách nhiều hơn cho những vùng có thu nhập thấp bằng nhiều công cụ khác nhau như chyển dịch ngân sách, trợ cấp xã hội, trợ cấp khó khăn…
Tuy nhiên chính sách này có mặt trái của nó là ko tạo ra động lực phát triển do tạo ra tâm lí ỷ lại, trông chờ. Để khắc phục hiện trạng này thì chính phủ cần tập
mức sống của họ bằng các chính sách tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo, nâng cao nhận thức cho người dân, đưa công nghệ mới đến tận tay người dân.
4.2 Các công cụ của nhà nước nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển vùng:
- tạo ra động cơ phát triển bằng trợ cấp và trợ giá nhằm : khuyến khích đầu tư, tạo việc làm mới, trợ giá cho giao thông, năng lượng….
- phát triển cơ sở hạ tầng : khuyến khích đầu tư đa dạng phát triển cơ sở hạ tầng như là mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc….
- phân bố các hoạt động hành chính công cộng : cần đưa các văn phòng, cơ quan hành chính ra các vùng không phải là trung tâm lớn, vì sự có mặt của các văn phòng hành chính sẽ kéo theo sự phát triển của các hoạt đọng kinh tế dịnh vụ khác.
- Công cụ thuế : đay là một công cụ rất quan trọng để điều chỉnh sự phát triển của nền kinh tế, chính phủ cần có các biện pháp giảm thuế để khuyến khích đầu tư và đẩy mạnh hoạt động kinh tế ở các vùng chậm phát triển hoặc đẩy nhanh sự phát triển ở các cực kinh tế khác.
- Công cụ hành chính pháp luật : hệ thống hành chính và pháp luật cần phải ko ngừng cải thiện, thay đổi phù hợp với xu thé phát triển, là kim chỉ nam cho các hoạt động kinh tế ở các vùng.