- Thiết kế kỹ thuật, quyếtđịnh phê duyệt thiết kế kỹ thuậ, tổng dự toán, quyết định phê duyệt tổng dự toán có giấy phép xây dựng
4. Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với ngành Thuỷ lợi.
dựng cơ bản đối với ngành Thuỷ lợi.
Trong tình hình ở nước ta hiện nay thì nguồn thu chưa đáp ứng đủ nhu cầu chi do đó mà việc dành một lượng vốn lớn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển là một nỗ lực rất lớn của các cấp, các ngành. Do đó coi trọng hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề rất được quan tâm, đó cũng là hình thức tiết kiệm, tránh lãng phí, vì để có được nguồn vốn đầu tư này thì đó là một sự cố gắng rất lớn của toàn Đảng toàn dân, nhiều khi không đủ nguồn vốn đầu tư để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của đất nước thì ngoài việc Nhà nước ta phải huy động vốn trong dân, trong các thành phần kinh tế, mà còn phải vay vốn nước ngoài nhằm mục tiêu đảm bảo tốc độ tăng trưởng bền vững. Do vậy việc chậm trễ trong việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư không chỉ ảnh hưởng đến việc tạo ra cơ sở vật, chất kỹ thuật nhằm thúc đẩy phát triển các mặt kinh tế xã hội tại mỗi vùng, mỗi địa phương mà còn tác động lớn đến việc bố trí kế hoạch vốn trong từng thời kỳ phát triển của Nhà nước, Chính phủ và các bộ ngành Trung ương. Đã dùng vốn đi vay mà sử dụng không có hiệu quả thì sẽ làm tăng gánh
nặng cho các thế hệ sau trong việc trả nợ cũng như trong việc phát triển kinh tế của toàn xã hội ... Do đó mà yêu cầu sử dụng nguồn vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả là rất cần thiết.
Vốn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư xây dựng cơ bản nhiều khi được cấp tới công trình thì phải trải qua rất nhiều thủ tục từ đó sẽ làm mất rất nhiều thời gian cũng như có những hiện tượng tiêu cực làm thất thoát nguồn vốn của ngân sách nhà nước và để khắc phục các tình trạng trên cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và đối với ngành thuỷ lợi nói riêng thì theo tôi có một số giải pháp sau:
Thứ nhất: Rà soát, kiểm tra phân loại để xác định chính xác các khoản nợ trong xây dựng cơ bản đã hoàn thành, trong đó phân tích rõ số liệu làm vượt kế hoạch, làm ngoài kế hoạch nhưng chưa có nguồn thanh toán. Trên cơ sở đó cần bố trí nguồn để thanh toán dứt điểm đối với các công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa có nguồn thanh toán.
Thứ hai: Tiến hành rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư ở các cấp, các ngành và địa phương theo hướng đầu tư có hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Rà soát lại mục tiêu và cơ cấu của từng dự án, bảo đảm tính hợp lý và hiệu quả, tránh dàn trải, phân tán vốn. Kiên quyết đình hoãn hoặc dãn tiến độ đối với các công trình có quy mô đầu tư lớn, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thấp. Giảm mạnh các dự án nhóm C đi đôi với việc rà soát, sắp xếp các công trình theo thứ tự ưu tiên thực hiện. Đến giữa năm, nếu công trình nào không đủ điều kiện khởi công hoặc có khả năng không thực hiện được khối lượng dự kiến kế hoạch thì kiên quyết điều chỉnh vốn cho các công trình khác đang thiếu vốn.
Đối với các công trình sẽ hoàn thành trong năm, đề nghị các bộ, ngành, địa phương có sự kiểm tra chặt chẽ các chủ đầu tư và các đơn vị thi công, bảo đảm thực hiện đúng tiến độ dự án công trình đã được phê duyệt, tập trung hoàn thành dứt điểm những dự án quan trọng đưa vào sử dụng trong năm, kiên quyết không để tình trạng kéo dài thời gian thi công.
Thứ ba:Cần đưa ra các biện pháp hữu hiệu khắc phục tình trạng chậm trễ trong việc phân giao kế hoạch, triển khai thực hiện và nghiệm thu khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành, đồng thời cần cải tiến quy trình cấp phát và thanh quyết toán vốn đầu tư theo hướng đơn giản về thủ tục, đáp ứng tiến độ thi công công trình. Các bộ, ngành, địa phương cần chỉ đạo các chủ đầu tư tập trung xây dựng các dự án có chất lượng, thẩm định kỹ phương án tài chính, phương án trả nợ làm cơ sở quyết định đầu tư, khẩn trương ký kết hợp đồng vay vốn với các tổ chức cho vay, chấm dứt tình trạng “vốn chờ dự án” như các năm trước đây.
Thứ tư: Về kế hoạch tín dụng đầu tư của Nhà nước: Cần có sự phân khai rõ ràng mức vốn cụ thể và giao nhiệm vụ sớm cho các đầu mối cho vay để kịp có các biện pháp huy động vốn và tiến hành ký hợp đồng tín dụng, cho vay ngay từ những tháng đầu năm. Kế hoạch tín dụng đầu tư của Nhà nước hàng năm phải được giao cùng một lúc với kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đồng thời cần chuẩn bị các điều kiện để đảm bảo nguồn vốn tín dụng thực hiện kế hoạch đầu tư của nhà nước trong năm, tiến độ huy động vốn phải phù hợp với tiến độ cho vay đối với các dự án tín dụng đầu tư .
Thứ năm: Cần đặc biệt quan tâm đến việc thực hiện các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng, cũng như các thủ tục về quản lý và sử dụng
các nguồn vốn đầu tư XDCB; có biện pháp hữu hiệu chấm dứt tình trạng làm vượt kế hoạch vốn hàng năm. Cần có chế tài quy định về việc đảm bảo chất lượng công tác phê duyệt dự án đầu tư; quan tâm ngay từ khâu lập các báo cáo tiền khả thi, các báo cáo khả thi, thiết kế dự toán, thiết kế kỹ thuật đến phương án tổ chức thi công, phương án tài chính ...
Thứ sáu: Thực hiện nghiêm công tác đấu thầu:
- Cần thực hiện theo đúng quy chế đấu thầu từ đó lựa chọn các hình thức đấu thầu như: đấu thầu rộng rãi, hạn chế hay chỉ định thầu để phù hợp với từng loại công trình. Trên cơ sở phân loại lĩnh vực lĩnh vực, quy mô dự án mà quy định mức vốn tối thiểu đối với dự án phải tổ chức đấu thầu. Đề nghị sớm ban hành Pháp lệnh đấu thầu. Trước mắt cần có biện pháp giám sát chặt chẽ công tác đấu thầu, hạn chế tiêu cực và đấu thầu mang nặng tính hình thức.
- Cần làm tốt công tác lập dự toán công trình, đảm bảo dự toán đúng với chế độ, tiêu chuẩn và định mức của Nhà nước, loại trừ các khoản tính trùng, lặp hoặc không sát với giá cả của thị trường .
- Cần có quy định khi thanh toán công trình hoàn thành phải giữ lại một tỷ lệ nhất định trên giá trị dự toán công trình (khoảng 10%) để ràng buộc bên B có trách nhiệm bảo vệ công trình sau khi bàn giao đưa vào sử dụng.
Thứ bảy: Về cơ chế chính sách :
- Hoàn thiện cơ chế chính sách về đầu tư: căn cứ vào điều kiện về xuất phát điểm của nền kinh tế, thói quen, tập quán, nền văn hoá ... của nước ta và xét đến quá trình hội nhập, toàn cầu hoá, sự phát triển của thế giới về công nghệ thông tin, kỹ thuật tiên tiến ... Huy động các nhà quản lý, các nhà khoa học, các
chuyên gia để xây dựng về cơ chế chính sách đảm bảo cho lĩnh vực đầu tư và xây dựng thực hiện đúng đường lối của Đảng và phù hợp với quy luật phát triển . - Tiếp tục thực hiện việc phân cấp đầu tư đối với các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
- Tiếp tục hoàn chỉnh, bổ xung sửa đổi các loại định mức, đơn giá trong xây dựng. Đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam phải tuân thủ tính khoa học tiên tiến của định mức đơn giá.
- Tiếp tục hoàn chỉnh các chế độ, tiêu chuẩn quy phạm về thiết kế, hoàn thiện quy trình về thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.
- Tiếp tục hoàn chỉnh chế độ, quy trình nghiệp vụ về quản lý vốn đầu tư.
Thứ tám: Kiện toàn công tác tổ chức về quản lý dự án
- Kiên quyết đưa ra khỏi Ban quản lý dự án đối với những cán bộ không đúng ngành nghề không có chuyên môn
- Ưu tiên và chọn những cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước để thực hiện quản lý dự án đầu tư.
- Về hình thức quản lý dự án phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của Nhà nước và phù hợp với điều kiện của dự án. Bố trí đủ cán bộ theo cơ cấu ngành trong ban quản lý dự án
Thứ chín: Về đào tạo và khen thưởng
- Các Bộ, ngành, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cập nhật chế độ mới về các lĩnh vực có liên quan trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng.
- Có chế độ khen thưởng thích đáng đối với đơn vị cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng.
Đi đôi với các biện pháp hành chính và kinh tế nói trên để nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư các bộ ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biện pháp tuyên truyền giáo dục đối với các đơn vị cá nhân tham gia công tác xây dựng cơ bản có nhận thức đúng về trách nhiệm để chủ động sáng tạo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao