Mặt bằng cơ sở vật chất, máy móc thiết bị

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá thực trạng công tác định mức lao động tại nhà máy sản xuất ô tô 3 2 thời gian qua (Trang 37 - 43)

II. Những đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị ảnh hưởng đến hoạt động định

6. Mặt bằng cơ sở vật chất, máy móc thiết bị

Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị là những yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất của công nhân. Máy móc thiết bị chính là công cụ lao động- một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, là công cụ giúp người lao động hoàn thành nhiệm vụ sản xuất của mình. Đối với công tác định mức, máy móc thiết bị, cơ sở vật chất càng có vai trò thiết thực hơn, nó góp phần quyết định khả năng của người công nhân có thực hiện được mức đã xây dựng hay không. Nội dung của công tác định mức cũng bao gồm việc tạo ra những điều kiện tổ chức kỹ thuật tốt nhất cho người công nhân làm việc. Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị đầy đủ, đảm bảo được yêu cầu về chất lượng và tính năng chính là một phần của nội dung đó. Đồng thời, việc người công nhân được làm việc với máy móc thiết bị phù hợp còn giúp cho việc xây dựng mức thêm chính xác.

1.1. Mặt bằng cơ sở vật chất

Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 hiện có 2 cơ sở, bao gồm một trụ sở chính đặt tại số 18 đường Giải Phóng- quận Đống Đa- Hà Nội và một cơ sở đặt tại Hưng Yên. Trụ sở chính có diện tích 14.394 m2 bao gồm 1 tòa nhà văn phòng, 5 khu nhà xưởng và 2 nhà kho. Cơ sở Hưng Yên có diện tích 26.725m2 bao gồm 1 khu nhà văn phòng, 1 xưởng lớn, 1 nhà cơ khí và 1 nhà kho.

Cả hai phân xưởng đều có mặt bằng rộng rãi, được thiết kế khoa học, hợp lý, đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất cho người công nhân trong quá trình làm việc.

1.2. Máy móc thiết bị

Ý thức được tầm quan trọng của việc trang thiết bị máy móc, Nhà máy ô tô đã rất chú trọng việc đầu tư những máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại để phục vụ cho việc sản xuất.

Nhà máy hiện có 4 phân xưởng sản xuất là Phân xưởng cơ khí 1, 2 và phân xưởng ô tô 1,2. Mỗi phân xưởng lại có những nhiệm vụ sản xuất riêng. Tùy theo

nhiệm vụ sản xuất từng phân xưởng mà Nhà máy đã trang bị những loại trang thiết bị phù hợp.

Tại phân xưởng cơ khí 1, nơi sản xuất các sản phẩm, chi tiết tiện, phay, bào, mài, đột dập, các chi tiết dạng thanh, ống, Nhà máy đã trang bị các máy móc như sau:

Bảng 2: Danh sách máy móc thiết bị chính tại Phân xưởng cơ khí 1

STT Tên máy Số lượng Năm đưa vào sử

dụng

1 Máy tiện TUD 02 1 năm 2000

1 năm 1999

2 Máy tiện 16 K20 02 Năm 1999

3 Máy tiện 1A616 02 Năm 1999

4 Máy tiện T6M16 02 1 năm 1999

1 năm 2000

5 Máy mài 07 2 năm 1999

2 năm 2000 1 năm 2001 1 năm 2002 1 năm 2003

6 Máy phay 03 2 năm 1999

1 năm 2000

7 Máy khoan 08 4 năm 1999

2 năm 2000 2 năm 2001

8 Máy xọc 01 Năm 1999

9 Máy ép 03 Năm 1999

10 Máy nén khí 01 Năm 1999

11 Máy cắt, đột, giập 07 4 năm 1999

2 năm 2000 1 năm 2002

12 Máy cắt ống 02 1 năm 1999

1 năm 2001

5 năm 2000 3 năm 2001

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật)

Tại phân xưởng cơ khí 2, nơi sản xuất các sản phẩn đột dập, ép, sấn, định hình chi tiết, cấu kiện dạng vỏ hoặc tấm, mảng, có các loại máy móc, dây chuyền được trang bị như sau:

Bảng 3: Danh sách máy móc thiết bị tại phân xưởng cơ khí 2

STT Tên máy Số lượng Năm đưa vào sử

dụng

1 Máy ép 100 Tấn 02 1 năm 1999

1 năm 2000

2 Máy ép 200 Tấn 02 Năm 2000

3 Dây truyền đột dập liên hợp 01 Năm 1999

4 Dây truyền hàn bấm, hàn điểm, hàn lăn 01 1 năm 1999

1 năm 2000

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật)

Tại phân xưởng ô tô 1 và 2, nơi chuyên lắp ráp, đóng mới, sửa chữa ô tô, có những dây truyền như sau:

Bảng 4: Danh sách dây truyền công nghệ tại phân xưởng ô tô 1, 2

STT Tên Số lượng Năm đưa vào sử

dụng

1 Dây truyền hàn vỏ 01 1990

2 Dây truyền khung xương 01 1991

3 Dây truyền nội thất 01 1991

4 Dây truyền sơn 01 1990

5 Dây truyền kiểm tra 01 1991

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật)

Các trang thiết bị, máy móc được trang bị tại các phân xưởng hầu hết còn mới. Trước đây, Nhà máy chủ yếu chỉ thực hiện nhiệm vụ sửa chữa, bắt đầu từ năm 2000, Nhà máy mới thực hiện thêm nhiệm vụ sản xuất ô tô. Để có thể thực hiện nhiệm vụ mới, Nhà máy đã đầu tư mua mới nhiều loại máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại. Điều này đã tạo điều kiện rất tốt cho công tác xây dựng và áp dụng mức của Nhà máy.

7. Lao động

Con người là nhân tố chính trong quá trình sản xuất. Chính vì thế, chất lượng người lao động sẽ quyết định trực tiếp tới năng suất, chất lượng, hiệu quả của hoạt động lao động. Đối với công tác định mức lao động, chất lượng lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc xây dựng và áp dụng mức. Chất lượng lao động tốt sẽ tạo điều kiện xây dựng nên những mức lao động tiên tiến, đồng thời chất lượng lao động tốt sẽ tạo điều kiện để người lao động có khả năng hoàn thành và vượt mức quy định.

Để đánh giá chất lượng lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2, ta phân tích 2 bảng số liệu sau:

Bảng 5: Thống kê lao động năm 2007

Loại lao động Số lượng

(người)

Tỷ lệ (%)

Cán bộ nhân viên có trình độ đại học, trên đại học 55 14

Cán bộ nhân viên có trình độ cao đẳng 7 2

Cán bộ nhân viên có trình độ trung cấp 15 4

Công nhân kỹ thuật 288 75

Lao động phổ thông+ Lao động khác 20 5

Tổng số 385 100

(Nguồn: Phòng Nhân chính)

Bảng 6: Thống kê bậc công nhân kỹ thuật của Nhà máy năm 2007

Đơn vị: Người

STT Chuyên ngành Bậc công nhân

Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7

Sửa chữa ô tô+ máy gầm 7 7 3 4 3

Đệm 15 8 4 4 2

Tiện 2 12 5 0 5

Phay bào mài 3 5 4 4 2 5

Sơn+ đánh bóng 5 12 4 1 2

Rèn+ Đúc+ Nhiệt luyện 5 6 4 7 7 3

Hàn 2 6 15 4 3 2

Nguội+ Nội thất 0 9 4 11 6 4 Gò 2 10 2 4 5 Tổng số 41 75 60 45 35 32 (Nguồn: Phòng Nhân chính) Cấp bậc công nhân bình quân 19 , 4 32 35 45 60 75 41 7 32 6 35 5 45 4 60 3 75 2 41 = + + + + + × + × + × + × + × + × =

Trong tổng số 385 của Nhà máy, số lao động trực tiếp là 308 người, chiếm tỷ lệ 80 %, số lao động gián tiếp 20 là nguời, chiếm tỷ lệ 20 %. Như vậy tỷ lệ lao động gián tiếp/ lao động trực tiếp tại Nhà máy là 1/4. Đây là một tỷ lệ tương đối hợp lý, Nhà máy cần tiếp tục duy trì và trên cơ sở đó, phát huy tối đa hiệu quả quản lý để đạt được kết quả hoạt động tốt hơn nữa.

Như tính toán ở trên, cấp bậc công nhân trung bình của Nhà máy là 4,19- cấp bậc khá cao. Cho thấy công nhân tại Nhà máy có trình độ tay nghề tương đối tốt. Trong đó số công nhân bậc 3, 4, 5 chiếm tỷ lệ cao nhất (48%). Với trình độ công nhân như vậy, Nhà máy có điều kiện rất tốt để thực hiện công tác định mức lao động.

Theo như các mức công việc hiện nay đang áp dụng tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2, ta có thể nhận thấy các bước công việc chủ yếu là ở bậc 4, 5. Ta có thể thấy rõ điều này qua ví dụ bảng định mức cho sản phẩm xe ô tô Transinco AH B50 ở bảng 7 tại phần III, mục 3 của chương này. Kinh nghiệm cho thấy, khi cấp bậc công nhân bằng hoặc nhỏ hơn cấp bậc công việc 1 bậc thì cấp bậc công nhân được gọi là phù hợp với cấp bậc công việc. Từ thực tế cấp bậc công nhân và cấp bậc công việc tại Nhà máy, ta thấy có sự phù hợp giữa hai loại cấp bậc này. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện mức.

Có thể nói sản phẩm chính là đối tượng của công tác định mức vì các mức xây dựng nên đều phải dựa trên cơ sở phân tích các đặc tính sản phẩm. Sản phẩm càng phức tạp, đa dạng thì càng đỏi hỏi nhiều thời gian, công sức cho việc định mức.

Hiện tại, sản phẩm của Nhà máy sản xuất ô tô có 2 dạng,bao gồm:

- Sản phẩm cơ khí đơn thuần: Đây là dạng sản phẩm nhỏ lẻ, các bước công nghệ ngắn, ít, dễ thao tác trên các công cụ hiện có của nhà máy. Có thể kể đến như các chi tiết của xe máy, chỉ bao gồm một vài nguyên công. Loại sản phẩm này rất dễ dàng cho công tác định mức do tính chất đơn giản.

- Sản phẩm mang tính chất tổng hợp: Đây là loại sản phẩm phụ thuôc cả vào trình độ tay nghề của người công nhân hay sản phẩm mang tính tập thể. Đối với loại sản phẩm này, công tác định mức rất phức tạp, khó xác định. Một số sản phẩm tiêu biểu của loại này như các sản phẩm về sơn, gò ô tô.

Với nhiệm vụ chủ yếu hiện nay của Nhà máy là sản xuất ô tô, với nhiều kích cỡ, chủng loại khác nhau, lượng sản phẩm loại 2 là rất lớn. Do đó, nó đòi hỏi phải có một đội ngũ làm công tác định mức đầy đủ về số lượng lẫn chất lượng mới có thể đảm đương được công việc cần thực hiện.

9. Công tác tổ chức lao động

Trên cơ sở những việc phân tích công việc, các hoạt động lao động tổng thể của Nhà máy được bóc tách, cô lập thành các chức nămg, nhiệm vụ lao động riêng, được thực hiện song song, đồng thời, phù hợp với mỗi người lao động.

Bên cạnh việc bóc tách, chia nhỏ quá trình lao động, các hoạt động lao động riêng rẽ cũng được bố trí kết hợp, liên kết với nhau để đảm bảo sự hài hòa, nhịp nhàng, đảm bảo tính đồng bộ của quá trình tổng thể.

Để đảm bảo cho việc sản xuất của công nhân đạt năng suất, hiệu quả cao, Nhà máy đã có một bộ phận chuyên trách đảm bảo cho việc phục vụ nơi làm việc được thực hiện tập trung, nhanh chóng. Bên cạnh các máy móc thiết bị lao động chính, nơi làm việc của công nhân trong Nhà máy còn được bố trí trang bị các hệ thống phụ trợ như các dàn nâng tại tổ gò, các giá để đồ tại tổ hoàn thiện, các giá

đựng chi tiết... Công nhân cũng được trang bị các trang thiết bị bảo hộ lao động như khẩu trang, nút tai, kính phòng hộ, mặt nạ phòng độc, ủng, găng tay...

Để tạo điều kiện sản xuất tốt nhất cho công nhân, Nhà máy đã bố trí lắp đặt các hệ thống chiếu sáng hiện đại, đảm bảo; trên mái phân xưởng cũng được lợp các tấm nhựa trong ở một số vị trí để cho ánh sáng lọt vào.

Những điều kiện đó đã tạo điều kiện khá tốt cho công tác xây dựng và áp dụng mức tại Nhà máy.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá thực trạng công tác định mức lao động tại nhà máy sản xuất ô tô 3 2 thời gian qua (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w