Phân tích, đánh giá thực trạng công tác định mức lao động tại đơn vị

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá thực trạng công tác định mức lao động tại nhà máy sản xuất ô tô 3 2 thời gian qua (Trang 43)

1. Bộ máy làm công tác định mức

Hiện nay, công tác định mức tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 chủ yếu do phòng Kỹ thuật của Nhà máy đảm nhiệm. Toàn bộ 8 thành viên của phòng đều trực tiếp

tham gia vào công tác định mức, trong đó mỗi người phụ trách việc định mức ở một mảng riêng (bao gồm: sơn, gò, định mức cơ khí, nội thất, CKD, định mức sửa chữa thiết bị…). Như vậy, so sánh với số lượng các mảng công việc, về mặt số lượng, đội ngũ làm công tác định mức như vậy có thể coi là đủ.

Về trình độ chuyên môn, các cán bộ trong phòng kỹ thuật chủ yếu đều là được đào tạo từ khối kỹ thuật, kiến thức chuyên môn về định mức có được chỉ do kinh nghiệm hay tự học hỏi qua giấy tờ, tài liệu của người đi trước chứ không hề được đào tạo một cách chính thống. Thêm nữa, các cán bộ định mức đều chưa được tham gia một lớp đào tạo bổ sung kiến thức nào. Thực tế nảy sinh hai vấn đề là những kinh nghiệm được truyền lại dần bị mai một và các định mức mới phát sinh liên tục. Chính điều này đã hạn chế không nhỏ tới chất lượng, hiệu quả công tác định mức lao động tại Nhà máy..

Về nhận thức, khi được hỏi, các cán bộ làm công tác định mức đều cho rằng định mức có vai trò quan trọng, tuy nhiên, lý do đưa ra mới chỉ là để làm căn cứ trả lương và xây dựng kế hoạch sản xuất trong từng thời kỳ. Như vậy, nhận thức của đội ngũ cán bộ về vai trò của định mức lao động còn rất hạn chế, chưa toàn diện. Làm căn cứ trả lương và xây dựng kế hoạch sản xuất là những tác dụng lớn của định mức lao động, tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả. Bên cạnh đó, định mức lao động còn có tác dụng nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, là cơ sở để phân công và hiệp tác lao động, là căn cứ để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của công nhân, tăng cường kỷ luật lao động… Tất cả những tác dụng đó mới nói lên hết vai trò to lớn của định mức lao động. Có nhận thức đầy đủ về vai trò của định mức lao động, cán bộ định mức mới có thái độ, tinh thần đúng mực khi thực hiện công việc.

Tuy chưa thực sự nhận thức hết về tầm quan trọng của công tác định mức, các cán bộ định mức của Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 đã có những nhận thức tương đối đầy đủ về nội dung của công tác này. Theo họ, công tác định mức bao gồm việc phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành, nghiên cứu các khả năng ở nơi làm việc, xây dựng mức và theo dõi, điều chỉnh mức cho phù hợp. Như vậy,

về nội dung chính của công tác định mức lao động, các cán bộ làm công tác định mức của Nhà máy đều đã nắm được.

Bên cạnh nhiệm vụ chính thuộc về phòng Kỹ thuật, công tác định mức tại nhà máy sản xuất ô tô 3-2 cũng có sự phối kết hợp bộ phận, phòng ban. Theo đó, tùy vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban mà có sự hỗ trợ, tham gia khác nhau vào quá trình định mức. Tuy nhiên, sự phối hợp này chưa thực sự chặt chẽ và thực chất. Trước đây, công tác định mức lao động tại Nhà máy do cả phòng Kỹ thuật và phòng Nhân chính cùng phối hợp thực hiện, nhưng hiện nay, công tác này hầu như còn giao cho phòng Kỹ thuật. Phòng kỹ thuật vừa xây dựng, điều chỉnh, quản lý, vừa phê duyệt các định mức. Như vậy, vô hình trung, đã tạo ra sự thiếu khách quan khi thực hiện công tác này.

Một bộ phận nữa cũng tham gia vào công tác định mức, đó chính là các quản đốc. Tuy nhiên, mức do bộ phận này xây dựng này là loại mức “không chính thức” vì nó chưa có sự phê duyệt hay kiểm định, chấp nhận của bộ phận Kỹ thuật, Giám đốc. Xuất phất từ thực tế là có nhiều sản phẩm được giao xuống xưởng theo hình thức khoán thời gian, cần sự phối hợp của nhiều bước công việc, không có mức cụ thể cho từng bước công việc riêng biệt. Chính vì thế, các quản đốc dựa vào thống kê và kinh nghiệm của bản thân để hình thành nên các mức cụ thể cho công nhân trong phân xưởng, tổ mình.

2. Phương pháp và quy trình xây dựng mức

Thực tế tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 cho thấy, công tác định mức lao động đang có sự áp dụng kết hợp của nhiều 3 phương pháp là phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp kinh nghiệm và phương pháp phân tích khảo sát. Phương pháp thống kê kinh nghiệm được áp dụng bởi các quản đốc phân xưởng xây dựng cho các bước công việc bộ phận của sản phẩm mà đơn vị được giao, phương pháp kinh nghiệm được áp dụng chủ yếu cho những sản phẩm có tính chất tương tự những sản phẩm đã xây dựng trong thời kỳ trước, phương pháp phân tích khảo sát lại được áp dụng để định mức cho các sản phẩm mới. Tuy nhiên, trong một số sản

phẩm mới, kinh nghiệm của cán bộ quản lý vẫn được áp dụng trong việc định mức một số chi tiết.

Cụ thể, phương pháp thống kê kinh nghiệm được thực hiện như sau:

Bước 1: Thống kê năng suất lao động của công nhân làm công việc cần định mức

Ở bước này, quản đốc phân xưởng sử dụng các tài liệu thống kê về năng suất lao động của các công nhân làm công việc tương tự qua các thời kỳ.

Ví dụ, tại tổ tiện, phân xưởng cơ khí 1, bước công việc tiện chốt kẹp lò xo ghế ngả, quản đốc Nguyễn Trọng Hùng có ghi chép lại các số liệu thống kê năng suất lao động của 10 công nhân khác làm công việc đó như sau:

W: 70-71-76-76-72-75-73-75-72-74 (sản phẩm/ca)

Bước 2: Tính năng suất lao động trung bình

Năng suất lao động trung bình được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Với bước công việc tiện chốt kẹp lò xo ghế ngả:

4 , 73 10 2 76 2 75 1 74 1 73 2 72 1 71 1 70× + × + × + × + × + × + × = = W (sản phẩm/ca)

Bước 3: Tính năng suất lao động trung bình tiên tiến

Năng suất lao động trung bình tiên tiến được tính bằng bình quân gia quyền của những năng suất lao động lớn hơn hoặc bằng năng suất lao động trung bình. Vẫn với bước công việc tiện chốt kẹp lò xo ghế ngả:

2 , 75 5 2 76 2 75 74+ × + × = = tt W (sản phẩm/ca)

Bước 4: Kết hợp năng suất lao động trung bình tiên tiến với kinh nghiệm sản xuất của bản thân quản đốc để quyết định

Với bước công việc tiện chốt kẹp lò xo ghế ngả, sau khi kết hợp với năng suất lao động trung bình tiên tiến, quản đốc Nguyễn Trọng Hùng quyết định 80 sản phẩm/ca là mức sản lượng, tương ứng với mức thời gian cho bước công việc là 6 phút/sản phẩm.

Đối với phương pháp kinh nghiệm, phương pháp này được áp dụng với những chi tiết của một sản phẩm mới nhưng có sự tương đồng với những chi tiết của sản phẩm cũ. Theo phương pháp này, cán bộ định mức nghiên cứu xem một sản phẩm mới có những chi tiết nào tương tự như ở các sản phẩm cũ, từ đó có thể sử dụng chính những mức cho chi tiết ở sản phẩm cũ hay có sự điều chỉnh thích hợp. Sự điều chỉnh này hoàn toàn do kinh nghiệm của án bộ định mức. Ví dụ như ở phần chi tiết khung xương làm từ tôn, chi tiết mã to và mã nhỏ của sản phẩm xe Transinco Ba Hai AH B50 giống y như ở xe B80, nên cán bộ định mức sử dụng luôn mức cho mã to, mã nhỏ của xe B80 áp dụng cho xe B50. Các mức như vậy sau khi có sự phê duyệt của Giám đốc là có thể được đưa vào sử dụng.

Đối với phương pháp phân tích khảo sát, về cơ bản, phương pháp mà Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 áp dụng là đồng nhất với phương pháp phân tích khảo sát trong lý thuyết, tuy nhiên, có một sự thay đổi ít nhiều. Cụ thể, quá trình tiến hành như sau:

Bước 1 : Phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành

Đối với phương pháp phân tích tính toán, từ quy trình sản xuất sản phẩm, cán bộ Phòng Kỹ thuật sẽ bóc tách ra thành công đoạn nhỏ hơn. Từ các bản vẽ, thiết kế tổng hợp, các bản vẽ chi tiết cho từng chi tiết sản phẩm sẽ được bọc tách để tiến hành phân tích.

Bước 2 : Chuẩn bị và tiến hành xây dựng mức.

Sau khi phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận nhỏ, cán bộ định mức tiến hành xây dựng mức. Ở bước này, cán bộ định mức sẽ tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hao phí hoàn thành từng bộ phận của bước công việc để trên cơ sở đó xác định trình độ lành nghề công nhân cần có, máy móc thiết bị dụng cụ, nguyên nhiên vật liệu cần dùng. Ở đây, yếu tố hao mòn của máy móc thiết bị được coi như bằng 0. Dựa vào quy trình công nghệ và các điều kiện tổ chức kỹ thuật, cán bộ định mức tính hao phí thời gian cho từng bộ phận bước công việc. Tổng cộng các hao phí thời gian lại sẽ có mức kỹ thuật thời gian cho cả bước công việc. Ở

bước này, đối với một số chi tiết, do chưa có khả năng phân tích một cách chính xác, cán bộ định mức vẫn phải dùng đến kinh nghiệm bản thân để tự đưa ra mức.

Bước 3 : Duyệt bởi các phòng ban liên quan và tiến hành áp dụng thử

Mức sau khi được xây dựng theo một trong hai phương pháp trên sẽ được gửi tới tới phòng ban có liên quan như phòng KCS, phòng Kế hoạch sản xuất. Các phòng này có trách nhiệm xem xét lại các yêu cầu kỹ thuật, nguyên nhiên vật liệu đối với mức đã phù hợp hay chưa. Sau đó, các phòng họp thống nhất và mức được đưa vào áp dụng một cách áp đặt tại nơi làm việc của công nhân.

Ở đây, thay vì chọn một công nhân tiêu biểu, các công nhân làm bước công việc tương tự đều được cung cấp các điều kiện làm việc thích hợp và được yêu cầu áp dụng mức mới trong một thời gian. Trong quá trình này, cán bộ định mức thường xuyên theo dõi và ghi chép lại tình hình thực hiện mức.

Bước 4 : Điều chỉnh mức

Trên cơ sở tình hình thực hiện thực tế mức mới được áp dụng, cán bộ định mức sẽ tiến hành nghiên cứu, xem xét lại những mức mà công nhân thực hiện có sự sai chệch nhiều, từ đó tìm ra nguyên nhân sai chệch và có những điều chỉnh mức cho phù hợp.

Bước 5 : Trình cấp trên phê duyệt và đưa mức vào áp dụng

Sau khi đã có sự điều chỉnh thích hợp, cán bộ định mức sẽ tổng hợp lại các kết quả và trình lên Giám đốc. Khi Giám đốc đã đồng ý phê duyệt, các mức sẽ được đưa vào sản xuất đại trà. Nếu Giám đốc không đồng ý với định mức tại một công đoạn nào đó trong quá trình sản xuất, Phòng Kỹ thuật sẽ có trách nhiệm phải tiến hành định mức lại công đoạn đó.

Ví dụ như khi tiến hành định mức cho các chi tiết lẻ phục vụ bọc vỏ thuộc phần bọc vỏ của xe Transinco Ba Hai AH B50, cán bộ định mức sẽ phải xác định cụ thể các chi tiết. Ở đây, bao gồm một số chi tiết như: Suppo bắt ba đờ sóc trước sau, Ốp phía ngoài trên cửa khách, Ốp ngoài phía trên cửa lái, Ép cột kính sườn xe, Chắn bùn dưới trước sau, Chắn bùn dưới trước sau, Tăng cứng chữ T… Từ các chi tiết này, cán bộ định mức nghiên cứu bản vẽ kỹ thuật của từng chi tiết, tiếp tục bóc

tách ra thành từng bộ phận, chi tiết nhỏ hơn rồi tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hao phí hoàn thành từng bộ phận của bước công việc để trên cơ sở đó xác định trình độ lành nghề công nhân cần có, máy móc thiết bị dụng cụ, nguyên nhiên vật liệu cần dùng. Dựa vào quy trình công nghệ và các điều kiện tổ chức kỹ thuật, cán bộ định mức tính hao phí thời gian cho từng bộ phận bước công việc. Sau đó, các bước duyệt, áp dụng thử được tiến hành như nêu trên.

3. Công tác áp dụng và tình hình thực hiện mức3.1. Công tác áp dụng3.1. Công tác áp dụng 3.1. Công tác áp dụng

Hiện tại Nhà máy sản xuất ô tô mới chỉ xây dựng mức lao động cho công nhân sản xuất và cán bộ quản lý, chưa có mức dành cho công nhân phục vụ. Mức được xây dựng chỉ có một loại là mức thời gian, trong đó, mức dành cho lao động quản lý được tính một cách đơn giản là bằng 8-12% mức dành cho lao động sản xuất.

Với tính chất sản phẩm đa dạng, các sản phẩm lại mang tính tổng hợp, nên số lượng đầu việc là rất lớn. Theo thống kê của phòng Kỹ thuật, hiện tại Nhà máy có khoảng hơn 1000 đầu việc dành cho lao động sản xuất. Tuy nhiên, theo lời các các bộ của phòng thì hiện mới chỉ có khỏang 500 đầu việc, tức là 50% trong số đó là có mức cụ thể, ở một số bước công việc, mức vẫn là mức tổng hợp cho cả tổ thay vì cho từng công nhân. Theo đó, với một sản phẩm được giao, các thành viên trong tổ tự phân chia bố trí thời gian sao cho tổng thời gian làm việc đạt mức của sản phẩm. Với số mức đó, tương ứng với số công nhân từng phân xưởng nơi có mức thì hiện có khoảng 175 công nhân, tức 60% tổng số công nhân làm việc có mức cụ thể. Tuy nhiên, với phương pháp xây dựng mức như đã được trình bày ở phần trên, còn nhiều mức được xây dựng chưa dựa trên cơ sở khoa học.

Để có cái nhìn rõ hơn về mức lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2, em xin được đưa ra một ví dụ về mức lao động đang được áp dụng cho một loại sản phẩm - sản phẩm xe Transinco Ba Hai AH B50. Xe Transinco Ba Hai AH B50 là một trong những sản phẩm chủ yếu của Nhà máy sản xuất ô tô 3-2, cùng với một số sản phẩm khác như xe khách 29 chỗ, xe ca 29, 34, 46 chỗ County, xe buýt B80… Xe

Transinco Ba Hai AH B50 là loại xe buýt chạy trong thành phố, với 20 ghế ngồi và 30 chỗ đứng.

Cụ thể, mức lao động cho một xe Transinco AH B50 như sau :

Bảng 7 : Định mức giờ công các chi tiết và công đoạn trên xe Transinco Ba Hai AH B50

A. PHẦN KHUNG XƯƠNG Tổng giờ công (I+II+III)

I. Sản xuất các chi tiết khung xương làm từ tôn

STT Tên chi tiết Đv

tính Số lượng TG/1 chi tiết (phút) Tổng TG Bậc công việc 1 Mã nhỏ Cái 130 0,583 75,833 4/7 2 Mã to Cái 30 0,833 25 4/7

3 Giá bắt loa Cái 4 3 12 4/7

4 Thành bậc lên xuống cửa khách Cái 2 84 168 4/7

5 Chắn bùn trên Cái 4 30 120 4/7

6 Vách đứng bục ghế hậu Cái 2 16,5 33 4/7

7 Vách đứng sàn giữa Cái 4 12,5 50 4/7

8 Sàn lái phía đầu xe Cái 1 34 34 4/7

9 Tấm ốp sàn lái Cái 1 7 7 4/7

10 Sàn ghế lái Cái 1 51 51 5/7

11 Tấm ốp sàn phía sau cửa khách Cái 1 7 7 4/7

12 Rãnh trượt cửa khách Cái 1 11 11 4/7

13 Thanh định vị bắt loa Cái 8 5,5 44 4/7

14 Thanh bắt chân ghế

L50x30x4x2500

Cái 4

7,75 31 4/7

15 Tôn đỡ máng gió điều hòa Cái 6 3 18 4/7

16 Đà ngang U100x40xδ4x2100 Cái 2 12,5 25 4/7

17 Thanh chống đà ngang

U100x40xδ 4x90

4

5,7 22,8 4/7

Tổng giờ công 13,2 giờ

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá thực trạng công tác định mức lao động tại nhà máy sản xuất ô tô 3 2 thời gian qua (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w