KHUẨN BẠCH HẦU

Một phần của tài liệu Tài liệu PHẦN II: CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP CÁC CẦU KHUẨN GÂY BỆNH pdf (Trang 49)

(Corynebacterium diphtheriae)

Mục tiêu học tập

1.Trình bày được đặc điểm sinh vật học của vi khuẩn bạch hầu 2.Trình bày khả năng gây bệnh và cơ chế gây bệnh của vi khuẩn này

3.Trình bày được phương pháp chẩn đoán sinh vật học, phương pháp phòng ngừa và điều trị

Năm 1826, Klebs đã quan sát và mô tả trực khuẩn bạch hầu, một năm sau 1884 Loeffler phân lập được vi khuẩn này, sau đó Roux và Yersin tìm ra ngoại độc tố (1888). Roux chế huyết thanh kháng độc tố để chữa bệnh (1894) và Ramon chế giải độc tố bạch hầu để phòng bệnh (1924). Vi khuẩn bạch hầu thuộc họ Corynebacteriaceae. Họ này gồm các giống

Conrynebacterium, Listeria, Erysipelothrix, phần lớn không gây bệnh, ký sinh ở đất, súc vật và người, một số ít gây bệnh cho người.

Conrynebacterium, Listeria, Erysipelothrix, phần lớn không gây bệnh, ký sinh ở đất, súc vật và người, một số ít gây bệnh cho người.

hai đầu tròn và thường phình ra to hơn thân làm cho vi khuẩn có dạng hình chùy. Vi khuẩn có thể xếp thành hàng rào hay thành chữ cái H, V, X, Y ... Vi khuẩn không di động, không có vỏ, không sinh nha bào. Trực khuẩn bạch hầu bắt màu Gram dương nhưng khi tẩy màu kéo dài dễ mất màu tím. Khi nhuộm vi khuẩn bằng các phương pháp như Albert hoặc Neisser thì sẽ thấy có các hạt di nhiễm sắc (hạt volutin) những hạt này bắt màu đen khác với màu của thân vi khuẩn.

2. Tính chất nuôi cấy

Vi khuẩn bạch hầu là vi khuẩn hiếu khí. Mọc được ở môi trường nuôi cấy thông thường, nhưng mọc tốt và nhanh ở môi trường có máu và huyết thanh. Nhiệt độ thích hợp là 37oC, pH thích hợp 7,6 - 8.

- Ở môi trường huyết thanh đông Loeffler, môi trường trứng, vi khuẩn mọc nhanh, 10- 18 giờ sau đã tạo thành những khuẩn lạc nhỏ, tròn lồi, bờ đều, màu xám nhạt.

- Ở môi trường có Tellurit kali 0,3% như môi trường Mac-Leod, môi trường Schroer, vi khuẩn bạch hầu mọc thành những khuẩn lạc đen hoặc xám đen tùy theo typ.

- Ở môi trường thạch máu: vi khuẩn mọc tạo thành khuẩn lạc bờ đều, tâm cao, màu trắng đục và có vòng tan máu xung quanh khuẩn lạc tuỳ theo typ. Dựa vào khả năng tan máu , người ta phân biệt 3 typ: gravis, mitis và intermedius

- Ở canh thang vi khuẩn làm đục nhẹ, tạo nên những hạt dính vào thành ống và xuất hiện màng trên mặt môi trường.

3. Tính chất sinh hóa

Lên men và không sinh hơi các loại đường: glucose, galactose, không lên men đường saccharose và lactose.

Để phân biệt các typ vi khuẩn bạch hầu thật và các trực khuẩn giả bạch hầu (Corynebacterium hoffmani, Corynebacterium xerosis), người ta dựa vào bảng các tính chất sinh vật hoá học dưới đây:

Một phần của tài liệu Tài liệu PHẦN II: CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP CÁC CẦU KHUẨN GÂY BỆNH pdf (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)