1. Phòng bệnh
Bệnh bạch hầu lây chủ yếu qua đường hô hấp do vậy cần cách ly triệt để và điều trị cho người bệnh và người lành mang mầm bệnh. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay là tiêm vắc xin giải độc tố bạch hầu có hệ thống cho trẻ em dưới 1 tuổi để gây miễn dịch cơ bản. Tiêm nhắc lại sau 1 năm và 5 năm để củng cố miễn dịch. Hiện nay ở nước ta đang dùng vắc xin hổn hợp DTC (Diphterie-Tetanie-Cough).
2. Điều trị
Trên nguyên tắc chung là:
- Trung hòa độc tố bạch hầu bằng cách tiêm kháng độc tố bạch hầu (SAD) kịp thời. - Diệt vi khuẩn bạch hầu bằng các kháng sinh như penicillin, erythromycin ...
TRỰC KHUẨN THAN,
LISTERIA MONOCYTOGENESMục tiêu học tập Mục tiêu học tập
1.Trình bày được đặc điểm sinh vật học của trực khuẩn than và Listeria monocytogenes 2.Trình bày được khả năng gây bệnh của hai vi khuẩn này
3.Trình bày được phương pháp chẩn đoán sinh vật học, phương pháp phòng ngừa và điều trị
I. TRỰC KHUẨN THAN (Bacillus anthracis)
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
Là những trực khuẩn lớn, gram (+), đầu vuông, không di động và thường xếp thành chuỗi. Trong bệnh phẩm vi khuẩn có vỏ, không có nha bào. Trong môi trường nuôi cấy vi khuẩn không có vỏ, hình thành nha bào hình bầu dục nằm ở giữa thân và không làm biến dạng vi khuẩn.
1.2. Tính chất nuôi cấy
Dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường trong phạm vi pH và nhiệt độ thay đổi một khoảng rộng. Ở môi trường lỏng đáy ống có cặn bông và nước ở trên trong. Ở thạch thường khuẩn lạc lớn, vàng nhạt và xù xì dạng R, nếu ủ ở khí trường CO2 hình thành vỏ. Trong môi trường nghèo dinh dưỡng tạo nha bào.
1.3. Tính chất sinh hóa
Vi khuẩn hiếu kỵ khí không bắt buộc, lên men và không sinh hơi một số loại đường, làm ly giải protein, làm lỏng gelatin và không làm tan máu cừu. Vi khuẩn ở trạng thái sinh trưởng dễ bị tiêu diệt ở 380C/1giờ, 550C/40 phút, 800C/1 phút. Vi khuẩn ở trạng thái nha bào có sức đề kháng cao và tồn tại rất lâu (ở trong đất tồn tại 20-30 năm).
1.4. Cấu tạo kháng nguyên
B. anthracis có một kháng nguyên vỏ là polypeptit, một kháng nguyên thân là polyosit và một kháng nguyên độc tố. Kháng nguyên vỏ cản trở sự thực bào. Những chủng không vỏ thì không gây bệnh, nhưng kháng thể kháng vỏ không có tính chất bảo vệ. Độc tố gồm 3 protein khác nhau: yếu tố I gây phù, yếu tố II: là kháng nguyên bảo vệ và yếu tố III: gây chết.
2. Khả năng gây bệnh
2.1. Khả năng gây bệnh cho động vật
Bệnh than là một bệnh truyền nhiễm của súc vật, đặc biệt là của loài ăn cỏ (cừu, bò, trâu, ngựa...). Các xúc vật mắc bệnh thường bị nhiễm khuẩn huyết và chết. Khi xúc vật chết đã chôn sâu, các nha bào có thể vẫn lan trên mặt đất do giun đất, mối... làm nhiễm khuẩn cây cỏ, từ đó các súc vật này ăn phải cây cỏ sẽ bị bệnh và chết.
2.2. Cơ chế gây bệnh
Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể bằng đường da, đường tiêu hoá hoặc hô hấp, những nha bào bắt đầu phát triển và hình thành những trực khuẩn dạng hoạt động, gây nên hiện tượng phù keo các tổ chức và xung huyết các mô. Trực khuẩn than đi đến các hạch lymphô, lách rồi đến máu. Ở máu, chúng nhân lên nhanh chóng, gây nên nhiễm khuẩn huyết và xâm nhập vào các cơ quan, nhiều nhất là lách, tổ chức phổi.
2.3. Gây bệnh cho người
Bệnh có thể ngẫu nhiên truyền sang người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp do người tiếp xúc với súc vật bị bệnh hoặc các sản phẩm của chúng, một số ít trường hợp do hít phải
nha bào hoặc ăn phải thịt nhiễm khuẩn. Bệnh than không truyền trực tiếp từ người này sang người khác. Bệnh than là bệnh nghề nghiệp vì hầu hết các đối tượng tiếp xúc với nguồn gây bệnh trong khi làm việc.
Ở người có thể gặp 3 thể lâm sàng sau:
- Thể da: Hay gặp ở công nhân thuộc da, công nhân lò sát sinh. Vi khuẩn xâm nhập vào da, tại chỗ xâm nhập, xuất hiện nốt phỏng , ở giữa có màu đen do hoại tử, gọi là nốt mủ ác tính. Bệnh tiến triển 24-36 giờ sau khi vi khuẩn xâm nhập vào da, hậu quả là tổn thương da hoại tử. Thường gặp là ở đầu, tay chân. Ngoài ra có thể gặp thể phù ác tính xuất hiện sau mụn mủ, hoặc không có mụn mủ.
- Thể phổi: Do hít phải bụi chứa nha bào, gây ra ổ xung huyết hoặc viêm phế quản phổi có thể kèm theo viêm thận, nhiễm độc, dẫn đến nhiễm khuẩn huyết và tử vong.
- Thể dạ dày - ruột: Do ăn phải thịt bị nhiễm khuẩn, bệnh nhân nôn, ỉa chảy, đau bụng dữ dội, sốt cao. Thể này hiếm gặp.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
3.1. Bệnh phẩm: tùy theo thể lâm sàng mà lấy bệnh phẩm thích hợp: - Thể da: dịch của nốt mủ hoặc chổ phù nề
- Thể phổi: đàm, máu - Thể dạ dày - ruột: phân 3.2. Chẩn đoán trực tiếp
Bệnh phẩm được soi tươi thấy vi khuẩn không di động, nhuộm gram thấy có trực khuẩn gram (+), có vỏ, không có nha bào. Nuôi cấy trên môi trường thạch máu hoặc thạch dinh dưỡng, ủ 350C/18-24giờ, vi khuẩn mọc tạo những khuẩn lạc rất dài, to, phẳng, trắng ngà, bờ không đều, bám chắc trên mặt thạch. Bệnh phẩm còn được tiêm truyền chuột lang để gây bệnh thực nghiệm.
4. Phòng bệnh và chữa bệnh
4.1. Phòng bệnh
- Súc vật chết vì bệnh than phải chôn sâu, phủ kín với vôi bột để ngăn ngừavi khuẩn và nha bào của chúng lan rộng. Đối với công nhân làm việc ở các lò sát sinh cần được bảo hộ lao động tốt và phải đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Tiêm vaccine cho súc vật. Vaccine phòng bệnh gồm vaccine sống giảm độc lực chứa nha bào không có khả năng sinh vỏ, đưa vào cơ thể bằng đường tiêm. Hiệu lực bảo vệ khoảng 1 năm. Loại vaccine chiết xuất từ môi trường nuôi cấy các chủng vi khuẩn không có vỏ, sử dụng bằng đường tiêm, hiệu lực bảo vệ 1 năm. Thường tiêm cho những người do nghề nghiệp phải tiếp xúc thường xuyên với súc vật và các sản phẩm của chúng chứa vi khuẩn.
4.2. Chữa bệnh
Điều trị bằng kháng sinh rất có hiệu quả nếu được chẩn đoán sớm. Thường dùng là Penicilline, Tetracycline, streptomycin. Tác dụng tốt nhất là penicillin. Trong trường hợp vi khuẩn kháng penicillin thì nên chọn kháng sinh khác và nên kết hợp các loại kháng sinh đưa lại kết quả tốt hơn.