VỀ THỰC VẬT

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Du lịch sinh thái Cần Giờ" doc (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

3.4.1. VỀ THỰC VẬT

Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn; giữa hệ sinh thái nước ngọt với hệ sinh thái nước mặn. Rừng ngập mặn Cần Giờ nhân một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ thực vật nơi đây rất phong phú.

Theo điều tra của Ban quản lý Rừng phòng hộ môi trường Thành phố Hồ Chí Minh năm 1999 có 35 loài thực vật thân gỗ ngập mặn gồm: Đước, Đưng, Bần, Mấm, Giá, Dà, Cóc, Xu, Sú, Vẹt…Mức độ này so với

các khu rừng ngập mặn trong nước cũng như các nước trong khu vực Châu Á là phong phú. Ví dụ: Campuchia (26/35 loài), Thái Lan (37/35 loài), Indonesia (37/35 loài), Malaisia (35/35 loài), Philippines (32/35 loài), Pakistan (5/35 loài), New Zealand (1/35 loài). Đồng thời số loài cây gia nhập rừng ngập mặn tại Cần Giờ lên đến 120 loài, với hầu như gần đầy đủ so với khu vực miền Đong Nam Bộ.

Thảm thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ được cấu thành bởi 15 loại quần xã tạo nên mức độ đa dạng hết sức phong phú của các kiểu sinh cảnh tự nhiên cũng như trồng trồng trên đất ngập nước. Các kiểu sinh cảnh bao gồm:

• Quần xã Mấm trắng (Avicennia alba) phân bố trên đát mới bồi, bùn lỏng. Chúng mọc thuần loại hoặc hỗn giao với Bần chua (sonneratica cáeolaris), Mấm đen (Avicennia officinalis).

• Quần xã Mấm trắng – Bần trắng (Sonneratia alba) phân bố ở các cửa sông, ven sông rạch bùn nhão.

• Quần xã Mấm trắng – Mấm đen phân bố ở vùng đất ổn định hơn.

• Quần xã Mấm đen – Đước (Rhizophora apiculata) phân bố ở vùng đất ốn định ít ngập triều.

• Quần xã Đước – Mấm đen phân bố ở nơi có địa hình cao hơn và Đước dần chiếm ưu thế.

• Quần xã Đước thuần loại, nằm trên vùng đất cao tương đối ổn định, các quần xã tự nhiên dần được thay thế bằng rừng trồng. Loại quần xã này có diện tích lớn, trở thành kiểu rừng quan

trọng và chiếm ưu thế cho hệ sinh thái toàn vùng (khoảng 21000 ha).

• Quần xã Đước – Cây bụi phân bố trên các vùng đất cao hơn, các loài cây thân gõ nhỏ bắt đầu xuất hiện xâm chiếm với cây Đước.

• Quần xã Đưng (Rhizophora muccronata) trên đất bãi bồi khá cao, toàn bộ là rừng trồng.

• Quần xã Mấm quăn (Avicennia lanata) phân bố ở các vùng đất chặt, ngập triều cao, các ruộng muối bỏ hoang đã có Mấm quăn xuất hiện tự nhiên.

• Quần xã Cóc vàng (Lumnitzera racemosa) phân bố trên vùng đất cao, sét chặt, trên cả ruộng muối bỏ hoang.

• Quần xã Chà Là nước (Phoenix paludosa) phân bố trên vùng đất cao, sét chặt, ít ngập triều, thuần loại hoặc hỗn giao với Ráng đại (Acrostichum aurerum), Lức (Pluchea indicas), Tra lâm Vồ (Thespesia populnea)…

• Quần xã Dà (Ceriops tagal) – Cóc – Giá (Excoecaria agallocha) phân bố tren đất sét chặt, ngập triều cao.

• Quần xã Ráng phân bố khá rộng trên vùng đất từ mặn sang lợ, nơi đất cao chỉ ngập khi triều cường.

• Quần xã Bần chua (Sonnerarita caseolaris) phân bố ở vùng đất mới bồi dọc sông, nước lợ. Quần xã Bần chua có thể mọc thuần loại hoặc hỗn giao với Mấm trắng, Mấm đen tùy theo độ ccao cua đất.

• Quần xã Dừa nước (nypa fruiticans) phân bố dọc theo kênh rạch có độ mặn thấp ( nước lợ). Đất phù sa bồi đắp đã bắt đầu ổn định, chặt. Quần xà Dừa nước có thể mọc thuần loại hoặc hỗn giao với Mái Dầm, Ô rô, Lác, Cói,…

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Du lịch sinh thái Cần Giờ" doc (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w