GIÁ TRỊ KINH TẾ TỪ HOẠT ĐỘNG SINH THÁ

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Du lịch sinh thái Cần Giờ" doc (Trang 53 - 55)

CHƯƠNG 4 HIỆN TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI Ở RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

4.4. GIÁ TRỊ KINH TẾ TỪ HOẠT ĐỘNG SINH THÁ

Cùng với cảnh quan, môi trường nghỉ ngơi giải trí của mình, rừng ngập mặn Cần Giờ đã tạo nên giá trị quan trọng nhất và vô giá của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ đối với nhân dân thành phố hồ Chí Minh nói riêng, cả nước và thế giới nói chunh. Đối với thành phố Hồ Chí Minh khu rừng này vừa là lá phổi vừa là trái thận đồng thời với việc phonhf chống bão và điều hòa khí hậu tiểu vùng.

Tuy nhiên hiện nay mới chỉ tính toán được giá trị về mặt du lịch đổi gió thông thường và xem khỉ tự nhiên, thì từ năm 1994 trở đi bình quân mỗi tuần vào hai ngày thứ 7, chủ nhật có khoảng 100 khách du lịch dã ngoại, và từ năm 1997 trở đi có số liệu thống kê chính xác như sau:

Năm Tổng số Nội địa Nước So sánh với 1997 (%) Nội địa Nước

(người) (người) ngoài (người) ngoài 1997 27213 26992 221 100 100 1998 38315 37956 359 140,6 162,4 1999 42236 42004 232 155,6 104,9 Tổng cộng 107764 106952 812

Bảng 3: Thống kê số lượng khách tham quan Lâm Viên Cần Giờ từ 1997- 1999 (nguồn: Lê Văn Sinh, Lâm viên Cần Giờ, 1999)

Qua bảng thống kê ta thấy lượng khách đến Cần Giờ chủ yếu là khách trong nước mà cụ thể là người dân thành phố đi nghỉ cuối tuần. Lượng khách nội địa gấp gần 132 lần lượng du khách là người nước ngoài. Điều này nói lên sự yếu kém trong việc quảng bá thương hiệu và tổ chức cũng như xây dựng cơ sở vật chất của khu du lịch rừng ngập mặn Cần Giờ. Trong vài năm trở lại đây, khi khu du lịch Vàm Sát được chính thức thành lập vào năm 2000, lượng khách du lịch đã tăng đáng kể, đặc biệt là khách du lịch là người nước ngoài.

Theo ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ sau hai năm thực hiện chương trình phát triển du lịch sinh thái giai đoạn 2006 – 2010 cho đến nay đã có 7 khu vui chơi, điểm du lịch, trên 32 dự án đi vào hoạt động kinh doanh với tổng vốn đầu tư khoảng 208 tỉ đồng, thu hút được hơn 670000 du khách trong và ngoài nước, tốc độ tăng trưởng hằng năm là 25%. Lượng khách đến Cần Giờ tương đối khá nhưng thực chất doannh thu rất thấp, mỗi du khách chỉ tiêu bình quân từ 70000 đến 100000 đồng, tỉ suất sử dụng phòng nghỉ chỉ khoảng 20%, hoạt động chính vào thứ 7 và chủ nhật.

Như vậy nhìn chung, du lịch sinh thái ở rừng ngập mặn Cần Giờ đã có những bước phát triển đầu tiên nhưng để phát triển bền vững, lâu dài thì

cần chú trọng đầu tư vào các khâu tổ chức, xây dựng cơ sở vật chất, quảng bá thương hiệu…

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Du lịch sinh thái Cần Giờ" doc (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w