II.3.2./ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “ Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xây dựng Cầu 75 “ doc (Trang 62 - 64)

bộ vốn sản xuất kinh doanh. Nó là biểu hiện bằng tiền của giá trị tài sản lưu động(TSLĐ) được sử dụng vào quá trình sản xuất.

TSLĐ khác với TSCĐ ở tính chất tái sản xuất và mức độ chuyển dịch giá trị của chúng vào sản phẩm. TSLĐ không tham gia nhiều lần như tài sản cố định, mà chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất, và do đó toàn bộ giá trị của nó chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm. Tính chất này làm cho việc tính giá thành được thuận tiện, đưa toàn bộ giá trị nguyên vật liệu đã sử dụng vào chi phí sản xuất kinh doanh mà không cần phải trích khấu từng phần. Do đặc điểm của ngành xây dựng, tài sản lưu động sử dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh chiếm tới 70% giá thành công trình. Hơn nữa, tài sản lưu động phải trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn, ở nhiều bộ phận quản lý khắc nhau, nên việc bảo đảm đầy đủ và cân đối các bộ phận vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu thường xuyên liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi vậy sử dụng hiệu quả có ý nghĩa quan trọng, tránh gây chiếm dụng vốn lẫn nhau dây dưa trong thanh toán, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Số vòng quay vốn lưu động: chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bỏ vào sản xuất kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đồng doanh thu hay nói cách khác mỗi đồng vốn lưu động của công ty luân chuyển được bao nhiêu vòng trong kỳ.

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Lượng %

1.Doanh thu bán hàng thuần Tr.đồng 100.107 81.574 - 18.533 81,48 2.Vốn lưu động bình quân Tr.đồng 72.237,5 80.019,

5 + 7.782 110,77 3.Lợi nhuận ròng Tr.đồng 2.031 1.717 - 314 84,54 4.Hệ số luân chuyển(số

vòng) 1,385 1,019 - 0,366 73,57

5.Sức sinh lời vốn lưu động 0,028 0,021 - 0,007 0,75 6.Hệ số đảm nhiệmvốn lưu

động 0,722 0,981 + 0,259 135,87

7.Thời gian một kỳ

luânchuyển (ngày/vòng) 260 350 +90 134,62

Biểu 3.11: Tình hình sử dụng vốn lưu động

Số vòng quay vốn lưu động năm 2003 là 1,019, giảm so với năm 2002 là

0,366 vòng làm cho số ngày của một vòng luân chuyển tăng 90 ngày (350 ngày – 260 ngày). Nếu tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở năm 2003 không đổi so với năm 2002 thì để đạt lượng doanh thu thuần năm 2003 cần lượng vốn lưu động là: 81.574/1,385 = 58.898,2 triệu đồng. Do tốc độ luân chuyển vốn chậm đã làm công ty lãng phí một lượng vốn lưu động là 80.019,5 – 58.898,2 = 21.121,3 triệu đồng.

Sức sinh lời của vốn lưu động:

Còn gọi là tỷ xuất lợi nhuận của vốn lưu động, chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ.

Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận bình quân = 

VLĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động theo lợi ích cuối cùng do đó nhiều khi tăng giảm không cùng chiều, cùng tốc độ như số vòng quay vốn lưu động. Sức sinh lời vốn lưu động năm 2002 là 0,028đồng LN/đồng VLĐ, năm 2003 là 0,21đồng LN/đồngVLĐ, giảm so năm 2002 là 0,007 tức 25%. Nếu mức sinh lời vốn lưu động năm 2003 không đổi so năm 2002 thì công ty có thể

thu mức lợi nhuận là: 0,028x80.019,5 = 2.240.5triệu đồng. Thực tế doanh nghiệp thu mức lợi nhuận thấp hơn, do đó doanh nghiệp sử dụng vốn kém hiệu quả hơn, công ty đã mất một phần lợi nhuận là: 1.717 – 2.240,5 = 5223,5 triệu đồng. Ngược lại, nếu mức sinh lời không đổi là 0,028 để đạt được mức lợi nhuận năm 2002 doanh nghiệp cần lượng vốn lưu động là: 1717/0,028 = 61.321,43 triệu đồng. Như vậy công ty đã lãng phí là: 80.019,5 – 61.321,43 = 18.698,07 triệu đồng

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: năm 2003 là 0,981 tăng so với năm 2002 là 0,259 nghĩa là một đồng doanh thu đã lãng phí 0,259 đồng vốn lưu động so với năm 2002.  Hệ số thanh toán:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “ Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xây dựng Cầu 75 “ doc (Trang 62 - 64)