IV.2.4./ Độ dài bình quân một lần luân chuyển: IV.2.5./Hệ số đảm nhiệmvốn lưu động (K): IV.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định: IV.3.1./Hiệu quả sử dụng vốn cố định : IV.3.2./ Tỷ suất lợi nhuận cố định :

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “ Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xây dựng Cầu 75 “ doc (Trang 29 - 33)

tích hết bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu này càng thấp, số ngày của một vòng quay vốn lưu động càng ít, hiệu quả sử dụng vốn càng cao.

Thời gian kỳ phân tích Thời gian một vòng luân chuyển = 

Số vòng quay của vốn lưu động

IV.2.5./Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (K):

Chỉ tiêu này cho biết tạo ra một đồng vốn doanh thu thuần trong kỳ phân tích cần bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Vốn lưu động bình quân K = 

Tổng doanh thu

IV.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định:

IV.3.1./Hiệu quả sử dụng vốn cố định :

Phản ánh một đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc giá trị sản lượng. Doanh thu (giá trị tổng sản lượng) Hiệu suất sử dụng vốn cố định = 

Vốn cố định bình quân trong kỳ

IV.3.2./ Tỷ suất lợi nhuận cố định :

Phản ánh một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = 

Vốn cố định bình quân

V./ Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn :

IV.1.Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm :

Hiệu quả sử dụng vốn, trước hết quyết định bởi doanh nghiệp có công ăn việc làm, tức là có khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến việc sản xuất sản phẩm gì, bao nhiêu tiêu thụ ở đâu, với giá nào nhằm huy động được mọi nguồn lực (vốn, kỹ thuật, lao động) vào hoạt động có được nhiều thu nhập, thu được nhiều lãi.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, quy mô tính chất sản xuất kinh doanh không phải do doanh nghiệp chủ quan quyết định. Khả năng nhận biết, dự đoán thị trường và nắm bắt thời cơ... là những yếu tố quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vậy giải pháp đầu tiên có ý nghĩa quyết định hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn là chọn đúng phương thức kinh doanh, phương án sản phẩm. Các phương án kinh doanh, phương án sản phẩm phải được xây dựng trên cơ tiếp cận thị trường, nói cách khác, doanh nghiệp phải xuất phát từ nhu cầu thị trường để quyết định quy mô, chủng loại, mẫu mã, chất lượng hàng hoá và giá cả. Có như vậy sản phẩm sản xuất ra mới có khả năng tiêu thụ, quá trình sản xuất mới được tiến hành bình thường, TSCĐ mới có thể phát huy hết công xuất, công nhân viên có việc làm, vốn lưu động luân chuyển đều đặn, hiệu quả sử dụng vốn cao, doanh nghiệp có điều kiện bảo toàn và phát triển vốn.

Ngược lại, nếu không lựa chọn đúng phương án kinh doanh, phương án sản phẩm thì dẫn đến tình trạng sản xuất sản phẩm không đáp ứng nhu cầu thị trường, không bán được hoặc bán chậm, vốn bị ứ đọng, hiệu quả sử dụng vốn thấp.

Để sản xuất kinh doanh đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp phải hiểu biết và vận dụng tốt phương pháp marketing. Các doanh nghiệp phải có tổ chức chuyên trách về vấn đề tìm hiểu thị trường để thường xuyên có các thông tin đầy đủ, chính xác, tin cậy về những diễn biến của thị trường. Trong đó, đặc biệt

IV.2.Lựa chọn và sử dụng hợp lý các nguồn vốn :

Đối với các doanh nghiệp quốc doanh, ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà Nước đầu tư, cũng cần huy động cả những nguồn vốn huy động bổ sung nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường và mở rộng quy mô hoặc đầu tư chiều sâu. Các nguồn vốn huy động bổ sung trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều, do đó việc lựa chọn nguồn vốn là rất quan trọng và dựa trên nguyên tắc hiệu quả kinh tế. Nếu đầu tư chiều sâu hoặc mở rộng trước hết cần huy động nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung từ lợi nhuận để lại, từ quỹ phát triển sản xuất, phần còn lại vay tín dụng Nhà Nước, vay ngân hàng... Về nhu cầu bổ sung vốn lưu động thì trước hết doanh nghiệp cần sử dụng linh hoạt các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập theo mục đích nhưng chưa sử dụng, lợi nhuận chưa phân phối...

Đối với doanh nghiệp thừa vốn thì tuỳ từng điều kiện cụ thể để lựa chọn khả năng sử dụng. Nếu đưa đi liên doanh, liên kết hoặc cho các doanh nghiệp khác vay thì cần phải thận trọng, thẩm tra kỹ các dự án liên doanh...

IV.3.Tổ chức và quản lý tốt quá trình kinh doanh :

Điều hành và tổ chức tốt sản xuất kinh doanh được coi là một giải pháp rất quan trọng nhằm đạt kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh tức là đảm bảo cho quá trình được tiến hành thông suốt, đều đặn, nhịp nhàng giữa các khâu dự trữ, sản xuất tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm tốt, tiêu thụ nhanh. Các biện pháp điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh phải hạn chế tối đa tình trạng ngừng việc của máy móc, thiết bị, ứ đọng vật tư dự trữ, sản phẩm sản xuất không đúng phẩm chất... gây lãng phí các yếu tố sản xuất và làm chậm tốc độ luân chuyển vốn.

Để đạt được mục tiêu trên, các doanh nghiệp phải tăng cường quản lý từng yếu tố của quá trình sản xuất.

+./ Quản lý tài sản cố định, vốn cố định :

Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, vốn cố định các doanh nghiệp phải tổ chức tốt việc sử dụng TSCĐ, bao gồm:

- Bố trí dây truyền sản xuất hợp lý, khai thác hết công suất thiết kế và nâng cao được hiệu suất công tác của mấy, thiết bị, sử dụng triệt để diện tích sản xuất, giảm chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm.

- Xử lý dứt điểm những tài sản không cần dùng, hư hỏng chờ thanh lý nhằm thu hồi vốn cố định chưa sử dụng vào luân chuyển, bổ sung thêm cho sản xuất kinh doanh.

- Doanh nghiệp thường xuyên quan tâm tới việc bảo toàn vốn cố định, quản lý chặt chẽ TSCĐ về mặt hiện vật, tránh làm mất mát hư hỏng TSCĐ trước thời hạn khấu hao.

+./ Quản lý TSLĐ, vốn lưu động :

Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sư dụng vốn lưu động nói riêng phụ thuộc vào việc sử dụng tiết kiệm và tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Do vậy các doanh nghiệp cần phải tăng cường các biện pháp quản lý TSLĐ và vốn lưu động.

Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng kỳ sản xuất kinh doanh nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung. Nếu tính toán không đúng nhu cầu vốn lưu động dẫn đến tình trạng thiếu vốn, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về khả năng thanh toán, sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ hoặc là huy động thừa vốn sẽ lãng phí và làm chậm tốc độ luân chuyển vốn.

Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ vật tư nhằm đảm bảo hạ giá thành thu mua vật tư, hạn chế tình trạng ứ đọng vật tư dự trữ, dẫn đến kém hoặc mất phẩm chất vật tư, gây ứ đọng vốn lưu động

IV.4. Mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh :

Trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ, việc mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh là một trong điều kiện quyết định lợi thế và khả năng phát triển của doanh nghiệp.

Kỹ thuật tiến bộ và công nghệ hiện đại là điều kiện vật chất để doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm mới, hợp thị hiếu, chất lượng cao, nhờ đó doanh nghiệp có thể tăng khối lượng tiêu thụ, tăng giá bán, tăng lợi nhuận. Đồng thời áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu hoặc sử dụng các vật tư thay thế nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm vật tư, hạ giá thành sản phẩm.

Sự đầu tư đổi mới công nghệ, kỹ thuật có thể làm cho tỷ trọng vốn cố định

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “ Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xây dựng Cầu 75 “ doc (Trang 29 - 33)