0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

a  phương    

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐÁNH GIÁ NGHÈO CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI TPHCM PPTX (Trang 25 -39 )

tham khảo ý kiến cho rằng cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn trong mấy năm  qua. Nhiều người “không có đủ cái ăn”, phải cho con cái nghỉ học sớm. Họ chỉ biết sống  tạm bợ, ʺlây lất cho qua ngàyʺʺsống hôm nay không biết đến ngày maiʺ, hay ʺtới đâu hay 

tới đóʺ (tất cả các nhóm người lớn và thanh niên). 

Tất cả các nhóm thảo luận, kể cả nhóm trẻ em, cho rằng cuộc sống của họ vất vả hơn  là do nhiều nguyên nhân khác nhau như:  

- Không có công ăn việc làm do trình độ học vấn thấp, thiếu tay nghề, thiếu mạng  lưới hỗ trợ xã hội, không biết thông tin tuyển dụng lao  động, mất việc làm cũ  hoặc trở nên thất nghiệp do doanh nghiệp đóng cửa/ di dời đi nơi khác và do bị  dẹp chợ (chợ tự phát). 

- Công việc, làm ăn, buôn bán không ổn định, như buôn gánh bán bưng, chạy xe  ôm, làm hồ, làm thuê mướn. 

- Không biết làm ăn, thua l,  mt hết vn (có được nhờ bán đất hay được đền  

giải tỏa). 

- Bị tịch thu các phương tiện kiếm sống (do buôn bán trên vỉa hè, lề chợ). 

- Mù chữ, trình  độ học vấn thấp, không có tay nghề, kỹ năng chuyên môn  để có  việc làm ổn định. 

- Bnh tt  rơi vào cnh nợ nn do chi phí khám cha bnh tn kém. 

- Gia đình đông con (đặc biệt là những gia đình có con còn nhỏ, chưa đến tuổi đi  làm). 

- Đóng các khon phí cao để cho con đi hc. 

- Sa vào tệ nn như cờ bc, ăn chơi phung phí, nghin ngp  ke ma túy,  vy rơi 

vào cảnh nợ nần. 

Hơn nữa, việc chi tiêu cần thiết để duy trì các mối quan hệ xã hội như thường xuyên  tham dự các đám cưới, hỏi, ma chay, giỗ, tiệc tùng của xóm giềng cũng làm cho họ  khó có thể có được số tiền để dành từ nguồn thu nhập khiêm tốn. 

Ngoài những nhận thức nghèo tương tự giữa tất cả các nhóm dân, có một số nhóm có  thêm vài nguyên nhân đặc biệt khác cũng làm cho cuộc sống của họ nghèo đi. Dưới  đây là một số nguyên nhân đáng chú ý. 

Người dân sống dọc kênh rạch ở Quận 8 còn phải chịu thiệt thòi vì tình trạng nhà cửa  thường xuyên xuống cấp. Cứ mỗi khi dành dụm  được một số tiền họ lại phải chi  dùng vào việc sửa chữa nhà cửa, vì thế họ khó có thể thoát được cảnh nghèo. “Tụi tui  ở nhà sàn có  đóng cừ trên kênh nên thường cứ 2‐3 năm phải thay cừ  để nhà khỏi bị sụp”  (nhóm nam nghèo và nữ nghèo Quận 8). Ngoài ra họ còn phải chịu các rủi ro như  ngập nước, cháy nhà vì thường sống trong các khu dân cư môi trường thấp kém nằm  trong các hẻm nhỏ, sâu, ngoằn ngoèo chật chội hoặc ven kênh rạch.  

Riêng đối với nhóm nhập cư, còn có các yếu tố khác nữa khiến cho cuộc sống của họ  không khá lên dù họ đã cố gắng làm việc và tiêu xài tằn tiện, có thể được kể tóm tắt  như sau: 

Phần 3: Nhận thức về nghèo, xu hướng nghèo, động thái nghèo, việc làm và những rủi ro

- Trả tin đin nước sinh hot hàng ngày vi giá cao.  - Thường bị trm cp  họ ở phòng tr. 

- Đóng các khoản phí dịch vụ giới thiệu việc làm quá cao.  

- Đóng tiền phạt do không có giấy chứng nhận tạm trú tạm vắng hợp lệ (người  nhập cư buộc phải trở về quê của họ để lấy giấy gia hạn 6 tháng một lần và trình  cho công an địa phương). 

Tính đa khía cạnh của tình trạng nghèo

Ngoài việc thấy rõ các nguyên nhân nghèo, người nghèo cũng nhận thức được rằng  nghèo là một tình trạng có rất nhiều khía cạnh khác nhau. Trong các bài tập phân  hạng kinh tế hộ tiến hành tại các tổ dân phố, người dân địa phương đã đưa ra hành  loạt các tiêu chí nghèo  đa dạng  để dựa theo  đó mà phân hạng một hộ gia  đình là  “khá”, “trung bình”, “nghèo”, hay “rất nghèo”. Các tiêu chí này, sau khi được tổng  hợp lại, cho thấy nhiều điểm tương đồng nổi bật và nhìn chung có thể quy vào một số  nhóm như giàu hay nghèo về vật chất (thu nhập, tài sản, điều kiện sống, chất lượng  cuộc sống), khả năng và vốn con người (trình độ học vấn và sức khoẻ), các nguồn lực  xã hội và chính trị (mạng lưới hỗ trợ xã hội, tiếng nói và trách nhiệm của cơ quan nhà  nước, tiếp cận thông tin), và sự bấp bênh cũng như những tổn thương (xem Bảng 3).   Theo kết quả của nghiên cứu đánh giá nghèo lần này, trung bình có khoảng 40% KT1  và KT2, 50% hộ KT3 và 30% KT4 của tổng số hộ trong tổ dân phố  được cộng  đồng  phân hạng là thuộc dạng “nghèo” và “rất nghèo”. Những con số này cho thấy một sự  khác biệt rõ rệt giữa nhận thức về nghèo của người dân địa phương và tiêu chí xếp loại  nghèo của chương trình Xoá Đói Giảm Nghèo (xem Khung 1), chủ yếu là dựa trên thu  nhập. Theo chương trình này, thường có khoảng từ 2 đến 7 tức 4% đến 15% hộ trong tổ  dân phố (tổng trung bình mỗi tổ có khoảng 48 hộ) là thuộc diện nghèo. Ngoài ra, có  ghi nhận rằng bài tập phân hạng kinh tế hộ này đã bỏ sót một số lượng đáng kể các hộ  và nhân khẩu KT3 và KT4, những người tương  đối không  được các phân hạng viên  biết đến nhiều. Các con số khác nhau về số lượng người nghèo này cho thấy người dân  nghèo ngày càng nhận thức về vấn đề nghèo là một vấn đề có nhiều khía cạnh đa dạng  (không chỉ là thu nhập) và các khía cạnh của tình trạng nghèo có liên hệ chặt chẽ với  nhau, tác động qua lại và tạo nên cái gọi là “vòng luẩn quẩn của đói nghèo”.

Khung 1: Tiêu chí xác định hộ nghèo của chương trình Xóa Đói Giảm Nghèo

Tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất để xếp loại hộ nghèo của chương trình Xoá Đói Giảm Nghèo là dựa 

trên thu nhập (chủ yếu là bình quân thu nhập  đầu người/ năm).  Ở các huyện ngoại thành như Huyện 

Bình Chánh, tiêu chí này là 2.500.000 đồng/người/năm (được áp dụng từ năm 1997 đến nay). Ở các quận 

nội thành như Quận 8 là 3.000.000 đồng/người/năm (được áp dụng từ năm 1997 đến nay). Tiêu chí thứ 

hai là hộ khẩu thường trú. Tuy nhiên, các tiêu chí này chỉ được xem là những điều kiện cần. Các điều kiện  đủ bao gồm các: nhân khẩu có khả năng lao động và chịu khó làm ăn, không rượu chè, cờ bạc, đánh đề, hay 

nghiện ngập ma túy. Người nhập cư được xét chọn vào chương trình XĐGN nếu họ có nhà, có hộ khẩu 

KT3 và công việc làm  ổn  định (theo kết quả phỏng vấn cán bộ XĐGN cấp quận huyện và thành  phố).

 

So với nghiên cứu Đánh giá tình trạng nghèo 1999 (SCUK 1999) cũng như Tham khảo  ý kiến cộng đồng về chiến lược CPRGS năm 2001 (SCUK 2002), nghiên cứu Đánh giá  tình trạng nghèo lần này không có những điểm khác biệt nổi bật về sự đa dạng khía  cạnh của tình trạng nghèo. Nhìn chung tất cả các nhóm người nghèo không chỉ quan 

tâm đến các khía cạnh vật chất và hữu hình của tình trạng nghèo như thu nhập, của  cải,  điều kiện nhà cửa, mà còn quan tâm những khía cạnh khác như giáo dục, sức  khoẻ, các mạng lưới hỗ trợ, sự bấp bênh, công việc mùa vụ, và tính rủi ro dễ tổn  thương (xem bảng 3). Tuy nhiên, cũng có một số điểm đáng chú ý giữa nghiên cứu  lần này và hai lần trước.  

Khung 2. Ý nghĩa của các nguồn lực chính trị và xã hội đối với người nghèo

“Người nghèo không có gì thế chấp/ không có ai dám bảo lãnh để mượn tiền XĐGN hay tiền nhà nước.” 

(nhóm nam và nữ nghèo địa phương và nhập cư) 

“Muốn  được xét XĐGN cũng phải thân cận với tổ trưởng chứ  đâu phải ai cũng  được.” (nhóm nam  nghèo địa phương) 

“Chẳng có người giúp đỡ” (nhóm nữ nghèo địa phương và nhập cư) 

“Cũng như dắt một bạn dưới quê lên đây đi, trắng tay không có đồng nào, người này chị giới thiệu là bạn 

của tui mà giờ khổ lắm, không có công việc làm, chị thương mà chị giúp dùm đi rồi làm từ từ có tiền trả. 

Tui bảo lãnh là chỉ giựt tui trả, thì vậy người ta mới bán”. (nhóm nữ nghèo nhập cư)

Trước tiên người nghèo tham khảo ý kiến lần này rất quan tâm  đến các cơ hội phát  triển cũng như các nguy cơ bị mai một nguồn vốn con người. Họ đặc biệt quan tâm  đến việc học hành con cái và xem  đó như là một tài sản thiết yếu  để vượt qua  đói  nghèo và có cơ hội vươn lên trong xã hội. Tuy vậy chi phí cho con cái đến trường hoặc  các trung tâm dạy nghề quá cao đã buộc họ phải cho con cái nghỉ học và không ít các  trường hợp con cái của họ phải trở thành trẻ lao động sớm. Đến lượt những trẻ em này  lớn lên lại trở thành những người thất nghiệp. Vì vậy, tình trạng nghèo từ thế hệ này  sang thế hệ khác cứ tiếp diễn, kiểu “nghèo từ đời ông bà cha mẹ đến đời con cái” như một 

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐÁNH GIÁ NGHÈO CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI TPHCM PPTX (Trang 25 -39 )

×