NHÀ TRỌ VÀ MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT Đặc điểm của nhà trọ

Một phần của tài liệu Tài liệu CẨM NANG DÀNH CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT ĐẠI HỌC LUẬT pptx (Trang 30 - 36)

Đặc điểm của nhà trọ

Nhà trọ sinh viên thường được xây dựng thành từng dãy phòng lợp bằng tấm lợp xi măng. Mỗi phòng có một diện tích từ 10 đến 15 m2.

Để tiện cho việc đi lại thì các bạn nên tìm nhà trọ ở khu vực Cầu Giấy,

Thanh Xuân, Chùa Láng, Pháo đài Láng, Trần Duy Hưng...

Giá thuê nhà trọ trung bình từ 600.000 đến 100.000 đồng/tháng. Tiền điện sinh hoạt từ 2.000- 3.000 đồng. Tiền nước khoảng 20.000- 40.000/người/ tháng. Tuy nhiên, nhiều khu vực nhà tập thể, khu chung

cư có phòng rộng có thể ở từ 5-6 người/ nhà giá thuê từ 1.500.000- 2.000.000 đồng với giá điện và giá nước theo giá sinh hoạt gia đình sẽ

tiết kiệm hơn. Nếu có thể đi xa những khu Mễ Trì, Định Công... thì giá nhà trọ có thể sẽ rẻ hơn khoảng 200.000-300.000 đồng/tháng.

Bạn nên cân đối các điều kiện cần thiết như phương tiện đi lại,

khả năng tài chính, môi trường sinh hoạt... để lựa chọn chỗ ở cho phù hợp. “an cư lạc nghiệp”.

Những mách nhỏ cho bạn khi tìm nhà trọ

Thời điểm tìm nhà trọ dễ là khi sinh viên được nghỉ hè có nhiều

phòng trống, bạn có thể tìm những phòng phù hợp và tiện lợi; những

dịp sau tết khi sinh viên đi thực tập. Những tháng đầu năm học, những

tháng ôn thi của sinh viên thì khó tìm nhà.

Bạn nên hạn chế tìm nhà trọ qua các trung tâm vì nhiều khi sẽ bị

mất tiền oan. Hồng (QT32C) kể: “Mình nộp 100.000 đồng cho trung

tâm X, họ dẫn mình đi khắp nhưng chỗ thì hết nhà, chỗ thì nhà trọ quá

tồi tàn... suốt cả một ngày đi khắp nhưng không tìm được. Vất vả mà không có kết quả mình đòi lại tiền thì không được. Lần sau xin chừa”. Tốt nhất là nhờ bạn bè và người quen tìm ở những nơi mà bạn cần phù hợp mức giá cả.

Khi tìm nhà bạn đặc biệt chú ý đến an ninh khu vực, giá cả, thói

quen sinh hoạt, quy định của nơi ở. Bạn có thể hỏi những người đang

thuê ở đó hoặc những người xung quanh. T. (KT31A) kể: “Mình thuê nhà trọ ở đường Nguyễn Trãi, sau ĐHKHXH và NV, chủ nhà có quy định

thu 10.000 đồng/người/đêm kể cả là người thân trong gia đình đến

Bạn nên tìm bạn cùng ở là sinh viên để giảm chi phí, hỗ trợ học

tập, sinh hoạt.

Lưu ý khi ở nhà trọ

Khi đến nên trao đổi với chủ nhà trọ làm hợp đồng thuê nhà với

điều kiện hai bên thoả thuận. Nếu thuê trên 6 tháng phải đi công chứng

theo Bộ Luật Dân sự 2005. Tuy nhiên, thực tế chủ nhà trọ thường

không làm hợp đồng khi bạn dọn đến.

Khi chuyển đến cần đăng kí tạm trú, tạm vắng ngay tại công an

phường vì đêm bạn có thể bị công an phường, tổ dân phố kiểm tra giấy

tờ tạm trú, tạm vắng. Nếu không có bạn sẽ bị phạt và thu giấy tờ tuỳ

thân như chúng minh thư, thẻ sinh viên...

Tôn trọng, lễ phép với chủ nhà trọ. Hoà đồng với những người

cùng ở trọ

Thực hiện đúng quy định của nhà trọ: quy định tiếp khách, tránh

mở nhạc hoặc gây ồn ảnh hưởng đến các phòng trọ khác.

Có ý thức xây dựng và bảo vệ môi trường, trật tự nơi bạn ở.

NGHỀ LUẬT

Nghề luật - có lẽ thật khó để có một định nghĩa đầy đủ. Hiện nay

ở nước ta, Trường Đại học Luật Hà nội, Trường Đại học Luật thành phố

Hồ Chí Minh, khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội là những trung tâm

đào tạo cử nhân Luật cho cả nước. Hàng năm có hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp, cơ hội việc làm thật sự là những thách thức rất lớn với các tân cử nhân. Trong xu thế hội nhập, đặc biệt khi Việt Nam tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì việc trau dồi kiến thức, học hỏi kỹ

năng hành nghề, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp… là những yếu tố rất cần thiết trong nghề luật nói riêng và tất cả các ngành nghề nói chung.

Trong bài viết này, tôi đề cập đến một số nghề trong “nghề luật”, trọng tâm là nghề Luật sư.

Những người làm Nghề luật - Họ là ai?

Thẩm phán là những người làm việc tại Toà án, được quyền nhân danh Nhà nước để xét xử các vụ án.

Kiểm sát viên là người buộc tội tại phiên toà (ở một số nước gọi là công tố viên)

Luật sư là người thực hiện dịch vụ pháp lí theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (gọi chung là khách hàng) và có đủ tiêu chuẩn,

điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật sư.

Công chứng viên là người được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm

để hành nghề công chứng. Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Trên đây chỉ là những “nhân vật” khá quen thuộc với chúng ta khi nhắc đến nghề luật. Ngoài ra bạn có thể thấy rất nhiều ngạch liên quan

đến nghề luật như chuyên viên pháp lí, chuyên viên tư vấn, điều tra viên, giảng viên chuyên ngành luật, công chứng viên, thanh tra,… và nhiều lĩnh vực trong xã hội: Kinh tế, chính trị, văn hóa…

Để thành công trong nghề luật, bạn cần?

Theo tôi, để thành công trong bất kỳ một ngành nghề nào, bạn

đều phải có niềm say mê với chính nghề đó. Và mỗi lĩnh vực khác nhau

đòi hỏi những tố chất khác nhau. Trong nghề luật - khả năng viết, nói và diễn đạt trước đám đông rất quan trọng. Có thể đối với một số nghề

khác, bạn chỉ cần kiến thức và kỹ năng làm việc. Còn nghề luật - bạn cần phải trang bị cho mình rất nhiều yếu tố. Bạn phải là người công bằng khách quan và trung thực, luôn luôn đặt lẽ phải lên hàng đầu, tôn

trọng sự thật. Để pháp luật thật sự gần gũi với nhân dân, bạn phải làm cho họ có niềm tin. Vì trong cuộc sống, họ vẫn nói rằng “Người ta có thể

nói thật bất cứ điều gì nhưng không thể nói thật rằng họ đang nói dối”. Mặt khác, bạn cũng cần là người có bản lĩnh vững vàng. Nghề luật thường xuyên với mặt trái của xã hội nên đòi hỏi bạn cần phải có một “cái đầu lạnh và bàn tay nóng”. Nếu không vững vàng, bạn sẽ làm mất chính mình trước những lợi ích trước mắt, đi đến thất bại. Một yêu cầu nữa trong nghề đó là phải có sự mẫn cảm nghề nghiệp, khả năng phân tích, tổng hợp cao. Có người đã nói với tôi rằng “Cuộc sống sinh ra bạn

để bạn gắn bó với một nghề nào đó”, nghề luật đòi hỏi nhiều gian truân, kinh nghiệm. Nếu như những nghề khác, ra trường một vài năm, bạn có thể làm việc rất tốt với những gì mình học, nhưng đối với nghề luật, năm năm, mười năm, và hơn nữa bạn mới có thể khẳng định mình. Trong nghề luật, khả năng phân tích, tổng hợp cao kết hợp với yếu tố

“mẫn cảm” với tình huống – sẽ là rất có lợi cho bạn khi xem xét, nghiên cứu hồ sơ vụ án, thu thập những chứng cứ liên quan đến thân chủ của mình.

Nghề Luật sư

Nghề luật sư là nghề tiêu biểu, đặc trưng nhất và hội tụ đầy đủ

nhất các yếu tố của nghề luật

1. Lịch sử hình thành Nghề luật sư Việt Nam

Nghề luật sư đã xuất hiện ở châu Âu từ thời Hy Lạp và La Mã cổ

đại. Vào thế kỷ V trước Công nguyên, trong nhà nước Hy Lạp cổ, tổ

chức toà án hình thành và việc xét xử có sự tham gia của mọi người dân. Nguyên cáo hoặc bị cáo có thể tự trình bày ý kiến, lý lẽ của mình trước Toà hoặc nhờ người khác có tài hùng biện trình bày hộ ý kiến, lý lẽ trước Toà.

Còn ở Việt Nam, nghề luật có lẽ ra đời từ trong thời kỳ Pháp thuộc.

Đó là sắc lệnh ngày 25-5-1930 của Toàn quyền Đông Dương, thực dân Pháp tổ chức Hội đồng luật sư ở Hà Nội và Sài Gòn cho ai đã tốt nghiệp luật khoa và đã tập sự ở một Văn phòng biện hộ của luật sư thực thụ

tại Pháp trong thời gian là 5 năm.

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công mở ra một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập chủ quyền quốc gia, Hồ Chí Minh – Chủ tịch Chính phủ lâm thời đã ban hành sắc lệnh số 46 quy định về tổ chức luật sư. Và lần lượt là các sắc lệnh số 217 cho phép các thẩm phán ra làm luật sư vào ngày 22-11-1946, pháp lệnh luật sư vào năm 19871.

Ngày 1 tháng 10 năm 2001, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành pháp lệnh thay thế cho pháp lệnh luật sư năm 1987 số

37/2001/PL-UBTVQH10 với những nội dung phù hợp với xu thế phát triển và nhu cầu của xã hội về dịch vụ pháp lý. Theo đó các tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và các tổ chức hành nghề luật sư

nước ngoài cũng như trong nước được phép hành nghề tại Việt Nam. Và một bước ngoặt lớn mang lại địa vị pháp lí một cách toàn diện cho luật sư đó là Luật Luật sư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007.

Đây là văn bản luật đầu tiên về luật sư, cũng là văn bản đầu tiên tạo cơ

sở pháp lý cho việc thành lập tổ chức luật sư toàn quốc với tư cách là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư trong phạm vi cả nước, đại diện cho luật sư và các đoàn luật sư. 2. Nghề luật sư một số nước Nghề luật sư tại Mỹ Chúng ta đều biết nghề luật là một nghề rất phổ biển và được trọng dụng ở Mỹ. Có một vài lí do để giải thích cho điều này.

Một là, nước Mỹ hay xảy ra xung đột, hay kiện tụng. Bạn vi phạm giao thông, khai thuế, đưa đơn li dị… đều có thể kiện nếu thấy cần có sự can thiệp của pháp luật. Ví dụ bạn chạy quá tốc độ cho phép, bị

cảnh sát giữ thì tùy theo mức độ và ở tiểu bang nào mà bạn vi phạm (thường dao động từ $300 trở lên), bạn có thể tìm đến sự trợ giúp của luật sư.

Hai là, Mỹ là một cường quốc về kinh tế, hoạt động thương mại, tài chính, giao dịch… tất cả chỉ trở nên chắc chắn khi có luật sư. Nhưng Mỹ cũng là một trong những nước đòi hỏi rất cao với nghề luật sư. Bạn phải có bằng luật sư (trừ một số tiểu bang như California, Maine, Virginia, Washington and Wyoming…, vì họ có thể tự học khi tham gia thực tập ở một văn phòng bất kỳ - “Self - taugh lawyers do law – office study”).

Tuy nhiên để được nhận vào học và hoàn thành chương trình luật sư thì không dễ dàng. Thời gian học thường là 3 năm tập trung. Khối lượng bài vở rất nhiều. Sinh viên phải đọc luật, án lệ (case), viết bài tường trình (briefs)… Ngôn ngữ luật phức tạp, sinh viên luật năm thứ

nhất phải học qua lớp Writing (viết, biên soạn). Họ phải tích cực tham gia moot court (phiên tòa giả để sinh viên đại học luật thực tập tranh luận), tư vấn luật miễn phí cho cộng đồng… Một số trường (như

Harvard) có một điều kiện bắt buộc để tốt nghiệp là sinh viên phải làm tư vấn 40 tiếng…

Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng Juris Doctor (J.D). J.D chỉ là bằng luật căn bản để có thể hành nghề luật nhưng không phải mặc nhiên có thể hành nghề được. Họ phải thi vào các Đoàn Luật sư. Với J.D và nhiều kinh nghiệm bạn có thể giảng dạy tại các trường Đại học ở Mỹ. Tiếp theo, nếu có nhu cầu và tài chính, bạn học lên L.J.M (Thạc sĩ Luật học một năm), hay S.J.D (Tiến sĩ Luật).

Mức lương trung bình của LS Mỹ theo năm kinh nghiệm2 Số năm kinh nghiệm Mức lương

Dưới 1 năm 57.793 USD 1-4 năm 66.661 USD 5-9 năm 92.300 USD 10-19 năm 109.735 USD 20 năm trở lên 123.067 USD

Mức thưởng (bonus) trung bình của LS Mỹ theo năm kinh nghiệm

Dưới 1 năm 5.775 USD 5- 9 năm 8.663 USD 10 -19 năm 11.550 USD 20 năm trở lên 13.860 USD

Mức lợi nhuận được chia (profit sharing) theo năm kinh nghiệm

Dưới 1 năm 3.154 USD 1-4 năm 3.440 USD 5 - 9 năm 5.734 USD 10-19 năm 11.467 USD 20 năm trở lên 13.761 USD Nghề luật sư Nhật Bản Nhật bản3 là một trong những nước có số lượng luật sư khá thấp. Và hiện nay Nhật Bản cũng đang chuyển hướng sang đào tạo một đội ngũ luật sư để đáp ứng với nền kinh tế toàn cầu. Năm 2004, 68 trường

đã được mở thêm nằm trong các trường đại học hiện có của Nhật. Dự

định sẽ tuyển 5600 sinh viên trong năm học và đào tạo theo cách thức của các trường đại học ở Mỹ. Đây được đánh giá là một dự án đầy tham vọng của Chính phủ Nhật để có thể gia tăng số lượng luật sư lên 50.000 người trong năm 2018 (hiện nay là 23000 người). Để khắc phục sự thiếu hụt luật sư, Nhật đã thiết lập một hệ thống mới để đào tạo nhiều luật sư hơn. Với hệ thống luật sư hiện hành thì luật sư chỉ cần tham gia kỳ thi của luật sư đoàn với tỉ lệ thi đậu là 3%. Như vậy số

lượng người ra sau khi học và ra làm luật sư rất ít trên tổng số những 2

http://www.laodong.com.vn

3

người theo học, mặc dù họ phải hoàn thành lượng kiến thức nặng nề

trong nhiều năm học. Kỳ thi này sẽ được bãi bỏ vào năm 2010. Việc làm trên đã phản ánh sự chuyển hướng trong văn hóa giao lưu, hợp tác của Nhật.

Một trong những lý do làm cho nhu cầu tăng luật sư ở Nhật Bản

đó là do trước đây Chính phủ Nhật kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tư nhân và các kiện cáo của các công ty ít khi xảy ra. Nhưng hòa nhập vào nền kinh tế chung, Nhật đã mở rộng cánh cửa thị trường, bãi bỏ bảo hộ. Chính vì lẽ đó làm tăng sự trach chấp giữa các công ty: chuyện kiện tụng của nhan viên, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ… dẫn đến tăng nhu cầu về luật sư đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ

quyền sở hữu trí tuệ và công nghệ thông tin.

Một phần của tài liệu Tài liệu CẨM NANG DÀNH CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT ĐẠI HỌC LUẬT pptx (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)