Đạo đức nghề luật sư

Một phần của tài liệu Tài liệu CẨM NANG DÀNH CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT ĐẠI HỌC LUẬT pptx (Trang 36 - 39)

Thiết nghĩ trong một nền kinh tế thị trường, có rất nhiều mặt tích cực thì bên cạnh đó không thể không nhắc đến mặt tiêu cực. Người ta vẫn có câu cửa miệng “thế mới là kinh tế thị trường” – nền kinh tế chạy theo nhu cầu, số lượng, số đông, mọi ngành nghề đều mang tính cạnh tranh nhằm thu lợi nhuận cao nhất. Chính vì thế nên đạo đức nghề

nghiệp cũng nên “hiện đại hóa” – tất cả là dịch vụ, là cạnh tranh??? Tuy nhiên mỗi ngành nghề khác nhau không thể đánh đồng với nhau. Người làm giàu chân chính bằng bàn tay và khối óc của mình sẽ luôn có vị trí vững vàng ở bất kì hoàn cảnh nào. Và theo đó mỗi ngành nghề

đều có những chuẩn mực đạo đức riêng. Với nghề giáo, mỗi người thầy

đứng trên bục giảng của mình đều hướng tới không chỉ mục tiêu dạy chữ, mà còn là dạy người, dạy cách sống… Còn với những thầy thuốc – họ vẫn coi “thầy thuốc như mẹ hiền”. Đạo đức của mỗi nghề gắn liền với tính chất đặc thù của nghề đó. Hoạt động nghề nghiệp của luật sư, có nhiều quan điểm cho rằng nổi lên ba tính chất: trợ giúp, hướng dẫn và phản biện.

Thứ nhất là tính chất trợ giúp. Ngoại trừ xã hội công xã nguyên thủy, ở trong bất kỳ một Nhà nước nào, luôn có sự phân hóa giai cấp.

Ở đó có sự phát triển không đồng đều về cả đời sống vật chất, tinh thần dẫn đến sự tư hữu về tư liệu sản xuất, phân hóa giàu nghèo. Và những người ở vào vị trí thấp kém thường bị ức hiếp, bị đối xử bất công, họ rất cần sự giúp đỡ, bênh vực của người khác. Luật sư thường là những người họ cho rằng có học vấn và có khả năng giúp họ. Trong trường hợp này, luật sư sẽ giúp đỡ họ hoàn toàn vô tư. Như gần đây nhất ba luật sư ở “Văn phòng Luật sư Phạm Hồng Hải và cộng sự” đã nhận bảo chữa miễn phí quyền và lợi ích hợp pháp cho em Nguyễn Thị

Bình (tức Nguyễn Thị Thông) – nạn nhân của sự đánh đập, hành hạ

suốt hơn 10 năm ở quán phở Đức – Phương.

Thứ hai là tính chất hướng dẫn. Hướng dẫn ở đây là giúp cho mọi người hiểu về tính pháp lý của công việc họ làm, là người hướng dẫn pháp luật, lấy mục tiêu bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự công bằng lên hàng

đầu. Luật sư không chỉ thông hiểu pháp luật mà còn phải nắm bắt được cả tinh thần, nội dung, mục đích của pháp luật từng thời điểm của thời gian đã qua, hiểu về các tập quán, bản sắc văn hóa của dân tộc. Tránh

để suy nghĩ “phép vua thua lệ làng”, suy nghĩ không đúng về tinh thần của Đảng và Nhà nước ta khi ban hành các văn bản luật, để người dân hiểu, không để các thế lực thù địch tranh thủ cơ hội thực hiện diễn biến hòa bình và bạo loạn lật đổ. Từ đó họ có thể biết cách xử sự và tháo gỡ vướng mắc của họ phù hợp với pháp luật và đạo lí. Đối với người phạm tội, hoạt động của Luật sư là chỉ cho họ thấy rõ lỗi lầm của họ, hướng cho họ đến những cánh cửa rộng mở lương thiện khác để họ có thể bắt đầu lại và hòa nhập với cộng đồng chứ

không phải là lên án, buộc tội họ trước công chúng. Nếu họ bị oan, Luật sư phải dựa vào những căn cứ của pháp luật để gỡ tội cho họ. Hoạt

động của Luật sư không phải là “đâm bị thóc chọc bị gạo”, không phải là “đen trắng đảo lộn” như một số kẻ lợi dụng kẽ hở của pháp luật nhằm vụ lợi. Đó chính là nền tảng của đạo đức nghề nghiệp Luật sư.

Thứ ba là tính chất phản biện. Phản biện trong nghề luật có thể

được hiểu là những biện luận dựa trên quy định của pháp luật để bác bỏ những quan điểm, lí lẽ của người khác mà mình cho là không phù hợp dưới góc độ pháp lí và chuẩn mực đạo đức của dân tộc. Tính chất phản biện của Luật sư thường được biểu hiện rõ nét nhất khi tham gia tố tụng, đặc biệt là tố tụng hình sự. Theo quy định tại Điều 36, khoản 3 Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành thì “Người bào chữa có nghĩa vụ sử

dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo, giúp bị can, bị cáo về mặt pháp lí nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ”. Đây chính là cơ sở pháp lí đảm bảo cho tính chất phản biện của Luật sư trong hoạt động tố tụng. Song thực tế có những khi chúng ta nhầm lẫn giữa phản biện và ngụy biện.

Đạo đức nghề nghiệp Luật sư đề cập đến tính chất phản biện chứ

ngoài có vẻ là đúng nhưng thật ra là sai để rút ra những kết luận xuyên tạc sự thật”4.

Một vài suy nghĩ về những khó khăn với nghề luật sư

Cuộc sống là một bức tranh muôn màu. Đã là bức tranh thì có gam màu sáng, gam màu tối. Nghề nào cũng có những vất vả, đòi hỏi trí tuệ, cần lao, không ít thì nhiều. Nghề luật khá đa dạng và bao trùm hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề trong xã hội. Len lỏi vào từng ngõ ngách của cuộc sống, hiểu, chia sẻ và cảm thông với những mảnh đời, với từng hoàn cảnh thật gian truân với Luật sư. Người làm công việc kinh doanh sản xuất, hay buôn bán, họ không bao giờ làm mà không

đòi hỏi lợi nhuận. Nhưng đối với nghề luật sư, có những việc mà họ vẫn phải làm dù biết là nguy hiểm. Ví dụ như việc bào chữa cho bị cáo phạm tội trước sự đe dọa của người nhà nạn nhân. Đó là trách nhiệm cũng là nghĩa vụ của người trong nghề luật “Luật sư không được phép từ chối việc bảo chữa do tòa án chỉ định”. Với tất cả những điều trên, nghề Luật sư xứng đáng được xã hội tôn vinh.

Hàng năm có hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp các trường đào tạo luật trong cả nước. Để có một việc làm đúng chuyên môn quả thật không dễ dàng, nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay. Tuy nhiên, theo Ông Lê Hồng Sơn, Vụ phó Vụ Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp), tính đến nay cả nước có 3.918 luật sư và luật sư tập sự, tăng 187% so với năm 2001 (thời điểm chưa có Luật luật sư). Mặc dù vậy, số lượng luật sư

vẫn còn ở con số rất khiêm nhường so với nhu cầu ngày càng cao của người dân, của các doanh nghiệp… Tỷ lệ luật sư mới chỉ đạt 1/21215 người dân, trong khi đó ở Nhật Bản tỷ lệ này là 1/4546, Thái Lan: 1/1526, Singapore: 1/1000. Mỹ: 1/250. Có những tỉnh như Kon Tum, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn… Số lượng luật sư chỉ có từ 3 – 4 người. Thậm chí có những địa phương như Lai Châu, Điện Biên không có đủ số

luật sư cần thiết để thành lập đoàn luật sư. Qua đây có thể thấy cơ hội cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ra trường thật không ít. Nhưng có hội càng nhiều, thách thức sẽ càng lớn. Ngoài các yếu tố

khách quan, thì còn phụ thuộc vô cùng nhiều vào bản thân mỗi chúng ta. Khi còn dưới mái trường chúng ta phải làm gì để có một hành tranh thật tốt trước ngưỡng cửa tương lai? Chủ động hơn, trau dồi kiến thức sâu rộng hơn...? Bạn có nhớ đến nguyên tắc một luật sư với “cái đầu lạnh và bàn tay nóng”? Tôi bạn và chúng ta hãy cùng suy ngẫm…?! 4

Một phần của tài liệu Tài liệu CẨM NANG DÀNH CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT ĐẠI HỌC LUẬT pptx (Trang 36 - 39)