Thử thiết kế biểu tượng [Hoàng Ngọc Giao]

Một phần của tài liệu Tài liệu Tài liệu tự học Corel DRAW doc (Trang 72 - 73)

[Hoàng Ngọc Giao]

Đánh vật với đường cong và các nút có thể đã làm cho bạn... căng thẳng. Ta hãy “thư giãn” đôi chút bằng cách thiết kế vài biểu tượng (logo). Tuy đơn giản nhưng đây là mảng việc quan trọng của người dùng CorelDRAW

trong thực tế. Thông qua vài nhu cầu trong... tưởng tượng, bạn sẽ có dịp rèn luyện các thao tác trong CorelDRAW cho thuần thục đồng thời tìm hiểu thêm những chức năng mới. (Ý đồ thiết kế biểu tượng do vậy có

phần phụ thuộc vào mục tiêu ấy và các thao tác theo hướng dẫn có thể không tối ưu.)

Ghi chú

• Thiết kế biểu tượng cho cơ quan, công ty, hội nhóm,... hoặc thiết kế nhãn hiệu cho sản phẩm dù là công việc nặng tính “thương mại” nhưng vẫn có chất nghệ thuật. Nghĩa là không nên... câu nệ quy tắc. Quy tắc, có chăng,

đó là “đơn giản và ấn tượng”. Nhưng làm thế nào để gây ấn tượng tốt là chuyện... không đơn giản. Xem như không có quy tắc! Tuy nhiên, quan sát những biểu tượng nổi tiếng, bạn cảm nhận rất rõ thế nào là “đơn giản”. Chẳng hạn, vẽ biểu tượng “trái táo bị gặm một miếng” của máy tính Macintosh đối với bạn có lẽ chỉ là chuyện

vặt nhưng... (vâng, chữ “nhưng” mới thật là to chuyện!).

Giả sử một câu lạc bộ quần vợt mang tên Lan Oanh đặt ta thiết kế biểu tượng. Bạn cần thể hiện tên gọi Lan

Oanh Tennis Club (dùng tiếng Anh một chút cho sang!), viết tắt là LOTC, sao cho người xem liên tưởng mạnh

mẽ đến môn quần vợt. Biểu tượng phải đủ đơn giản để thuận tiện cho việc in lên nón, áo, túi xách,... và đủ rõ ràng để “bắt mắt” thiên hạ mỗi khi thành viên của câu lạc bộ “phon phon” ngoài đường.

Với “vợt” và “banh” nẩy lung tung trong đầu, có thể sau một lúc mơ màng, bạn chợt quơ lấy bút và vẽ phác trên lề trang báo “Thể Thao” đang đọc những đường nét như hình 1.

Hình 1

Phải rồi, ta sẽ dùng hình quả banh thay cho chữ O (tức “Oanh”) và sắp xếp các chữ tắt trên một hình tròn, gợi nhớ về cái vợt. Muốn nổi bật? Dùng màu tương phản theo kiểu “đen trắng, trắng đen” là tốt nhất! Về mặt kỹ thuật, tạo các “phần tư hình tròn” không khó vì CorelDRAW cho phép vẽ hình “miếng bánh” rất nhanh

chóng. Điều quan trọng là phải gióng hàng các chữ cho ngay ngắn và tạo hình quả banh “như thiệt”. Mục tiêu đã rõ rồi, ta bắt tay vào việc thôi! Trước hết, bạn cần vẽ hình tròn và chỉnh dạng hình tròn để tạo ra

hình “miếng bánh phần tư”.

Chọn File > New Mở bản vẽ mới

Kéo từ thước một đường gióng dọc và một đường gióng ngang, sao cho chúng cắt nhau ở khoảng giữa

trang in

Chọn Layout > Snap To Guidelines Bật chế độ bắt dính vào đường gióng (nếu chưa bật) Chọn công cụ vẽ e-líp trong hộp công cụ (hoặc gõ

phím F7 cho nhanh)

Chuẩn bị vẽ hình tròn có tâm tại giao điểm hai đường gióng

Trỏ vào giao điểm hai đường gióng, ấn giữ phím Shift

và Ctrl, kéo dấu trỏ để “căng” một hình tròn Điều chỉnh tầm nhìn để thấy hình tròn rõ ràng như

hình 2

Hình 2

Một phần của tài liệu Tài liệu Tài liệu tự học Corel DRAW doc (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)