Miền trong và miền ngoà

Một phần của tài liệu Tài liệu Tài liệu tự học Corel DRAW doc (Trang 95 - 97)

Khác với trường hợp hình khung và e-líp đã xét, đường cong có dạng chữ A của ta gồm hai đường con

(subpath) tách biệt. Tuy nói là “tách biệt”, hai đường con này cùng nhau xác định rõ ràng miền trong và miền ngoài của “đường cong chữ A”. Bạn biết đó, miền trong của đường cong là miền được tô màu (hình 5A). Nói

khác đi, màu tô của đối tượng đường cong chỉ xuất hiện ở miền trong.

• Đường cong gồm những bộ phận rời nhau được gọi là đường cong không liên thông (unconnected curve,

multipath curve). Ngược lại là đường cong liên thông (connected curve). Các đường cong kín không liên thông

thường tạo nên miền có “lỗ thủng”. Miền như vậy gọi là miền không liên thông (unconnected area), điển hình là “miền chữ A” mà bạn đang có.

Mỗi khi bạn thay đổi hình dáng đường cong, CorelDRAW sẽ xác định lại miền trong và miền ngoài của đường cong để tô màu cho thích hợp.

Kéo rìa trái của đường con khép kín nằm trong qua bên trái, ra ngoài “chữ A” (hình 5B)

Bạn thấy quả thực có sự xác định lại miền trong và miền ngoài của đường cong (hình 5C) Kéo rìa phải của đường con khép kín nằm trong qua

bên phải, ra ngoài “chữ A” (hình 5C) Bạn thấy được... “con ma dễ thương” (hình 5D)

Hình 5

Xin nhấn mạnh rằng hai đường khép kín tạo nên “đường cong chữ A” của ta là hai bộ phận của một đối tượng đường cong duy nhất chứ không phải hai đối tượng riêng rẽ. Nếu hai đường khép kín đang xét là hai đối tượng, chúng sẽ nhận màu tô một cách độc lập vì miền trong và miền ngoài của chúng không có liên quan gì với nhau.

Có một cách để bạn xác tín điều này... Bấm vào nút nào đó của đường khép kín nằm trong và

chọn Extract Subpath trên thanh công cụ

Property Bar (hình 6A)

Chiết xuất đường con thành đối tượng đường cong riêng biệt. Lập tức, bạn thấy đường con đã chọn được

tô màu độc lập với đường con kia (hình 6B) Hai đường khép kín của bạn đã là hai đối tượng khác nhau. Để xem cho rõ, bạn thử di chuyển và thay đổi màu

tô của chúng.

Bấm vào công cụ chọn “Ma mới” đang ở trong trạng thái “được chọn” (hình 6C)

Kéo “ma mới” qua một bên

Bấm vào ô màu nào đó của bảng màu Chỉ riêng “ma mới” đổi màu. Rõ ràng màu tô của “ma mới” không có liên quan gì với “ma cũ” (hình 6D) Ấn Ctrl+Z hai lần “Ma mới” trở lại màu cũ, trở lại chỗ cũ

Hình 6

Việc tách rời đường con của “đường cong chữ A” ban đầu thành đối tượng riêng rẽ nhờ chức năng Extraxt

Subpath chắc sẽ khiến bạn “suy ra” sự tồn tại của một chức năng nào đó trong CorelDRAW có tác dụng ngược

lại: sáp nhập hai đối tượng đường cong riêng rẽ thành một đối tượng đường cong duy nhất. Vâng, quả đúng như vậy.

Lúc này, bạn có thể ấn Ctrl+Z lần nữa để húy bỏ tác dụng của chức năng Extract Subpath. Tuy nhiên, ta có thể đạt được kết quả đó theo cách khác...

Căng khung chọn bao quanh cả “ma mới” lẫn “ma cũ”

Chọn Arrange > Combine (hoặc ấn Ctrl+L) “Khắc nhập! Khắc nhập!”

(Bài 33) Chc năng Combine

Một phần của tài liệu Tài liệu Tài liệu tự học Corel DRAW doc (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)