1.1. Kiến thức
- Trình bày đợc đặc điểm khoáng sản, đất, sinh vật tỉnh Điện Biên - Biết đợc hiện trạng sử dụng và phơng hớng bảo vệ các loại tài nguyên trên.
1.2. Kĩ năng
- Luyện kĩ năng phân tích biểu đồ
- Có kĩ năng phân tích các bảng số liệu thống kê
- Phân tích các mối quan hệ địa lí giữa đất và sinh vật, giữa các loại tài nguyên trên đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phơng.
1.3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên trên.
2. Thông tin
2.1. Khoáng sản
- Tài nguyên khoáng sản ở Điện Biên cha đợc thăm dò, đánh giá kĩ. Qua điều tra khảo sát, tỉnh Điện Biên có nhiều loại khoáng sản, đáng chú ý hơn cả là than, khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nớc khoáng… nhng trữ l- ợng thấp và phân bố rải rác trong tỉnh.
- Các khoáng sản làm vật liệu xây dựng có tiềm năng lớn, đa dạng về chủng loại. Khoáng sản dùng cho sản xuất xi măng có mỏ cao lanh, đá vôi trữ lợng rất lớn. Ngoài ra còn có sét cho ngành nghề sứ, đá lợp, đá ốp lát, cát sỏi… Đá vôi có thể làm chất trợ dung cho công nghiệp luyện kim, nguyên liệu xây dựng rất tốt.
- Khoáng sản kim loại: Đã xác định đợc 32 điểm quặng và mỏ. Cụ thể là 5 điểm quặng sắt, 11 điểm chì kẽm, 7 điểm quặng bauxit, 1 điểm quặng angtimon, 5 điểm quặng thuỷ ngân, 3 điểm quặng vàng. Tuy nhiên theo khảo sát các điểm này có trữ lợng không lớn, chúng phân bố nh sau:
Sắt phân bố rải rác ở các huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Mờng Chà với quy mô nhỏ, chỉ ở mức điểm quặng và cha xác định đợc trữ lợng.
Chì - kẽm phân bố tập trung quanh huyện Điện Biên, Điện Biên Đông, TP Điện Biên và Tủa Chùa. Hiện nay có điểm quặng chì - kẽm ở khu vực Tuần Giáo đang đợc khai thác.
Đồng: Qua khảo sát sơ bộ phát hiện mỏ đồng ở khu vực Chà Tở huyện Mờng Chà với trữ lợng khá lớn nhng cha đợc thăm dò, đánh giá cụ thể.
Hình 10: Cán bộ Liên đoàn địa chất và một số nhà đầu t xem mẫu quặng chì, kẽm ở Tuần Giáo
Nhôm và nhôm – sắt đợc phát hiện ở xã Phình Sáng huyện Tuần Giáo với trữ lợng khoảng 40 – 50 triệu tấn
- Nhiên liệu gồm 19 điểm than đá tập trung chủ yếu ở huyện Điện Biên, gồm các điểm Điện Biên, Mờng Pồn, Nà Sang, Sốp Cộp, Mờng Lạn,
Huổi Sáng. Số lợng vỉa từ 3 đến 4 vỉa, chiều dày từ vài cm đến 1m hoặc ở dạng thấu kính nhỏ. Các điểm than phân bố theo hớng tây bắc - đông nam từ Huổi Sáng đến Mờng Lạn, bề dày trầm tích chứa than mỏng (khoảng 400m), loại than chủ yếu là cốc mỡ.
- Nớc khoáng: Điện Biên có rất nhiều khe, suối nớc khoáng. Đáng kể là điểm nớc khoáng ở bản Sang – Tuần Giáo có nhiệt độ là 560C, thành phần khoáng chủ yếu là SO4, HCO3, Ca, Mg. Tỉ trọng khoáng chiếm 0,5mg/l. Lu lợng chảy là 0,5l/s. Điểm nớc khoáng Nà Ngu - Điện Biên có nhiệt độ 56,50C, tỉ trọng khoáng chiếm 0,40mg/l, thành phần khoáng là HCO3 và Na. Điểm nớc khoáng ở Pom Lót - Điện Biên, nhiệt độ là 74,50C, tỉ trọng khoáng 0,80mg/l, thành phần khoáng là HCO3 và Na, lu lợng chảy là 1,2l/s. Điểm n- ớc khoáng Pắc Vát – Mờng Luân có nhiệt độ là 620C, tỉ trọng khoáng 0,9mg/l, thành phần khoáng là HCO3 và Na, lu lợng chảy là 0,1l/s. Hiện các điểm nớc khoáng này đã đợc đa vào sử dụng phục vụ dân địa phơng và khách du lịch.
2.2. Đất
2.2.1. Đặc điểm
- Điện Biên có tổng diện tích đất tự nhiên là 956.290,4 ha, trong đó hầu hết đất đai có độ dốc lớn, tầng canh tác mỏng. Hơn 70% quỹ đất của tỉnh có độ dốc trên 250 chỉ thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng. Diện tích đất có độ dốc từ 15 - 250 chiếm 25%. Đất có độ dốc dới 150 chỉ chiếm 4% qũy đất của tỉnh trong đó khoảng 75% có độ dày tầng trên 50cm.
- Có nhiều nhóm đất có nguồn gốc hình thành khác nhau. Đây là điều kiện thuận lợi để có thể đa dạng hoá các loại cây trồng.
- Diện tích đất đang sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp của Điện Biên có hơn 479.000 ha, chiếm 50,2% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đất cha sử
dụng của Điện Biên còn rất lớn, chiếm 48,8% tổng diện tích tự nhiên trong đó chủ yếu là đất dốc chỉ cho khả năng phát triển nông nghiệp.
2.2.2. Sự phân bố các loại đất chính
- Nhóm đất phù sa có diện tích là 12.804,26 ha, chiếm 1,34 tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở độ dốc dới 80, tập trung chủ yếu ở huyện Điện Biên, Mờng Lay, Tuần Giáo. Đây là loại đất tốt, rất thích hợp phát triển cây lơng thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Nhóm đất đen phân bố chủ yếu ở Tủa Chùa, thích hợp trồng cây ngắn ngày nh lạc, lúa, đậu, đỗ, bông, đay…
- Nhóm đất đỏ vàng là sản phẩm phong hoá của đá vôi và nhiều loại đá mẹ khác nhau, có chất lợng tốt, phân bố rộng khắp trên các đồi núi thấp có độ cao nhỏ hơn 900m, độ dốc từ 8 – 150, tầng dày trên 70cm. Loại đất này phù hợp với các cây nh cà phê, cây ăn quả, cây lơng thực, chè...
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi hình thành ở nơi có độ cao 900 - 1800m, khí hậu lạnh ẩm, thảm thực vật còn khá phong phú. Nhóm đất này đ- ợc hình thành từ nhiều loại đá gốc khác nhau. ở độ dốc dới 150 tầng dày từ 50 -70cm, độ dốc từ 15 - 250 tầng dày dới 70cm. Nhóm đất này thích hợp cho trồng cây lơng thực, cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày. Tuy nhiên, do hình thành ở độ cao lớn, sờn dốc, độ ẩm cao vì vậy lớp phủ thổ nhỡng này rất dễ bị rửa trôi. Hiện nay, hình thức thâm canh nhng độc canh một loại cây trồng làm nguy cơ xói mòn đất là rất lớn. Vì vậy để phát triển bền vững cần có sự kết hợp giữa nông - lâm nghiệp.
- Nhóm đất thung lũng là nhóm đất đợc hình thành từ sản phẩm bồi tụ. Đất có độ màu mỡ cao, thờng phân bố trong các thung lũng ở huyện Điện Biên, Tủa Chùa, Mờng Lay, Tuần Giáo, Mờng Nhé. Loại đất này phù hợp cho canh tác cây lơng thực và cây công nghiệp ngắn ngày.
Hình 11: Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất của Điện Biên năm 2007
* Đất nông nghiệp
Năm 2007, đất nông nghiệp toàn tỉnh có 740.592,2 ha, chiếm 77% tổng diện tích. Trong diện tích đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm có 116.503,4 ha chiếm 99,6% trong khi đất trồng cây lâu năm chỉ chiếm 4074,6 ha tơng đơng với 0,33%. Điều này phản ánh đúng thực trạng của tỉnh cha phát triển cây lâu năm đồng thời cũng phản ánh sự khó khăn về hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hàng hoá.
Trong diện tích cây hàng năm, đất ruộng lúa là 46.188,1 ha chiếm 39,6%. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi là 1329,1 ha chiếm 1,14%. Đất trồng cây hàng năm khác là 68.986,2 ha chiếm 59,2%.
- Đất lâm nghiệp: Quỹ đất dành cho phát triển lâm nghiệp chiếm 75% tổng diện tích đất tự nhiên, bao gồm các loại đất nằm ở độ dốc trên 250 và một phần ở độ dốc dới 250 nhng có tầng đất mỏng, dới 50cm.
Theo số liệu thống kê diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 619.101 ha chiếm 6,47% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Trong đất lâm nghiệp, đất rừng sản xuất là 2955 ha chiếm 0,47% ; rừng phòng hộ là 569.514,9 ha chiếm 92%; rừng đặc dụng là 46.630,7 chiếm 7,5%. Số liệu trên cho thấy những năm qua tỉnh mới chỉ tập trung vào công tác khoanh nuôi tái sinh, công tác trồng rừng còn đạt kết quả thấp.
* Đất phi nông nghiệp
Hiện trạng đất chuyên dùng ở Điện Biên có 7971,1 ha chiếm 2% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh và 38,52% diện tích đất phi nông nghiệp. Thực tế chứng minh nơi nào kinh tế khá phát triển nơi đó có tỉ lệ đất chuyên dùng cao trong cơ cấu sử dụng đất. Trên cơ sở này chúng ta cần đầu t mở rộng và nâng cao chất lợng cơ ở hạ tầng để giảm khoảng cách lạc hậu so với những nơi khác.
Đất ở của Điện Biên là 3299,6 ha chiếm 0,35% diện tích đất tự nhiên và 15,9% diện tích đất phi nông nghiệp.
Đất sông suối và mặt nớc chuyên dùng là 8812,1ha chiếm 0,92% tổng diện tích đất tự nhiên và 42,58% diện tích đất phi nông nghiệp.
Đất phi nông nghiệp khác là 43,4 ha.
* Đất cha sử dụng
- Đất cha sử dụng ở Điện Biên là 195.005,1 ha chiếm 21% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó :
+ Đất bằng cha sử dụng là 760,3 ha chiếm 0,38%.
+ Đất đồi núi cha sử dụng là 189.902,6 ha chiếm 97,38%. + Núi đá không có rừng cây là 4.324,2 ha chiếm 2,24%.
Nh vậy, diện tích đất cha sử dụng còn rất lớn. Đây thực sự là một tiềm năng cần đợc xem xét và đa vào khai thác.
2.3. Sinh vật
2.3.1. Thảm thực vật
Thảm thực vật của Điện Biên rất phong phú và đa dạng, mang những đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam.
Thảm thực vật Điện Biên có sự phân chia theo đai cao. Dới 700m là các hệ sinh thái rừng kín, lá rụng thờng xanh, rừng rụng lá nửa mùa phân bố ở phía Tây giáp biên giới Việt - Lào, dọc thung lũng sông Mã. Từ 700m - 1800m là đai rừng á nhiệt hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim u thế loài là dẻ, re, nong lão, pơmu.
Trớc đây, Điện Biên có diện tích rừng lớn, tập quán canh tác lạc hậu phá rừng làm nơng rẫy và khai thác rừng bừa bãi đã làm giảm diện tích rừng trầm trọng. Đợc sự đầu t bảo vệ của nhà nớc, diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng của Điện Biên trong thời gian qua đã tăng lên.
Rừng ở Điện Biên có nhiều loại gỗ quý, có giá trị kinh tế cao nh lát, trò chỉ, pơmu, nghiến, táu. Các cây đặc sản nh cánh kiến đỏ, song mây. Những năm gần đây nhờ áp dụng nhiều biện pháp và chính sách bảo vệ và phục hồi rừng tái sinh, vì vậy độ che phủ của rừng đợc tăng lên.
Bảng 4: Diện tớch trồng rừng mới phõn theo huyện, thị xó thuộc tỉnh
Khu vực 2005 2006 2007 Tổng (ha) 1.908 1.041 897 TX Mờng Lay H. Mờng Nhé H. Mờng Chà H. Tủa Chùa H. Tuần Giáo H. Điện Biên H. Điện Biên Đông
H. Mờng ẳng 78 98 85 289 525 691 142 0 32 52 92 62 48 184 45 526 0 162 113 82 36 350 96 58 2.3.2. Động vật
Theo thống kê, Điện Biên có 61 loài thú, 270 loài chim, 27 loài động vật lỡng c, 35 loài bò sát, 50 loài cá đang sinh sống. Điện Biên có nhiều loại thú quý nh voi, gấu, hổ, bò tót… đặc biệt ở khu vực giáp Lào. Trong nhiều năm trở về trớc do nạn săn bắt, nạn cháy rừng đã làm giảm một số lợng lớn động vật quý hiếm, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.