Lái xe trên đường trơn lầy: Chuyển về số thấp, giữ vôlăng thẳng, đi ga nhẹ, tránh làm bánh xe bị trượt (patine), cho xe di chuyển đề u càng xa càng

Một phần của tài liệu Tài liệu Sổ tay ô tô - xe máy ppt (Trang 113 - 118)

tốt. Nếu bị trượt thì nhẹ nhàng lùi lại một quãng đến chỗ đường bám tốt rồi lại tiến lên, lùi lại, tiến lên đến khi xe vượt qua được chỗ lầy. Dùng các mảnh ván, cành cây, cát… lót dưới bánh xe bị trượt để tăng ma sát hoặc dùng sợi xích, thừng quấn vào lốp để vượt qua quãng lầy. Nếu không được thì tìm xe khác kéo hoặc nhờ người hỗ trợ.

Ngoài ra để đảm bảo an toàn bạn cần chú ý: tư thế lái đúng, chỉnh ghế lái phù hợp, điều chỉnh gương chuẩn và hiểu biết về chiếc xe mình đang lái. Lái xe trong sương mù vô cùng nguy hiểm

Chuyển số thấp khi đi qua lầy

Không lái xe khi sức khoẻ yếu, đang dùng thuốc an thần, xúc động hay cơ

Chọn mua xe máy cũ như thế nào?

Thực tế, việc chọn mua một chiếc xe cũ vừa ý không dễ. Thông thường người mua chỉ nhìn vào giá cả theo chủng loại, cũ hay mới, căn cứ theo công-tơ-mét, biển số, giấy đăng ký…, nhưng trên thực tế những thông số

này thường không chính xác. Tốt nhất, chỉ nên mua xe đã sử dụng không quá 3 năm, bởi với thời gian này, động cơ của xe vẫn còn hoạt

động tốt.

Thuận lợi nhất trong việc mua xe máy cũ là biết rõ chiếc xe cũng như người

sử dụng, qua đó cũng biết được ưu và nhược điểm của chiếc xe để tiện lợi cho việc vận hành, chăm sóc bảo dưỡng sau này. Nếu bắt buộc phải mua một chiếc xe lạ, người tiêu dùng nên lưu ý một số điểm sau:

Kinh nghiệm chọn mua xe máy cũ

- Tổng thể chiếc xe: Để đánh giá chính xác tổng thể một chiếc xe đã qua sử dụng, cách chính xác nhất là chiếc xe phải được rửa sạch sẽ và quan sát dưới ánh sáng ban ngày. Theo kinh nghiệm chọn xe cũ, một chiếc xe còn tốt là phải “đều xe”, nghĩa là tất cả các chi tiết, phụ tùng trên xe có độ mới/cũ đồng đều nhau. Một chiếc xe vận hành bình thường, ổn định không thể có những chi tiết quá mới hoặc quá cũ so với tổng thể chiếc xe.

- Giấy tờ: Cần kiểm tra đăng ký của xe và

đối chiếu với biển kiểm soát. Kiểm tra rõ ràng số khung, số máy, đây là công đoạn mà rất nhiều người mua xe ngại làm bởi những hàng số này dài và đôi khi nằm ở

những khu vực rất khó nhìn. Chỉ một nhầm lẫn nhỏ trên giấy tờ với những con số cũng đã đủ đem lại rất nhiều điều phiền toái cho người sử dụng.

- Sơn xe: Quan sát màu sắc của sơn ở

những chỗ khuất rồi so sánh với những

nơi khác, nhìn theo chiều nghiêng của thân xe để có thể dễ dàng nhìn thấy những khu đã vực được “tút” lại bởi màu sơn và độ bóng sẽ không đều nhau. Nước sơn “gin”, được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp thường không thể bị bong tróc, theo thời gian sử dụng, bề mặt sơn chỉ mòn dần đi.

- Động cơ: Động cơ là phần quan trọng nhất của chiếc xe và cũng là nơi khó kiểm tra nhất, động cơ xe còn tốt sẽ có những đặc điểm sau:

Những con số trên công-tơ-mét thường không chính xác

Kiểm tra rõ ràng số máy, số khung

+ Bề mặt, hình dạng những con ốc trên động cơ không móp méo hay trầy xước.

+ Dễ khởi động, tiếng nổ chậm, đều (khi để garanti) và ổn định. Bất cứ một trục trặc nào của các bộ phận trong động cơ (ly hợp, xích cam, xúp-páp, tay biên…) đều có những tiếng động khác lạ đặc trưng khi động cơ vận hành. + Vặn hết ga mà không thấy khói ở ống xả

+ Sang số nhẹ nhàng (xe số). Động cơ hoạt động ngay khi kéo ga (xe ga). + Kiểm tra dầu bôi trơn sau khi động cơ làm việc (không được quá ít so với quy định, không được có ánh kim loại trong dầu)

- Điện, ắc quy: Nên yêu cầu người bán tháo cốp, mở yên để kiểm tra kỹ hệ

thống điện, ắc quy, IC, đi-ốt nạp. Một chiếc ắc-qui còn tốt thể hiện ở việc khởi

động xe dễ dàng, đèn xi-nhan/còi hoạt

động ổn định khi xe không nổ máy.

- Giảm xóc: Để kiểm tra giảm xóc trước cần bóp chặt phanh trước rồi nhún mạnh nếu thấy tiếng kêu lục cục là giảm xóc

đã kém hoặc bị chảy dầu, giảm xóc trước còn tốt có độ nhún sâu và êm ái, bề mặt

ống nhún bóng sáng không có tỳ vết hay

vệt dầu loang. Với giảm xóc sau, có thể kiểm tra bằng cách tải nặng (2 - 3 người) nếu không có tiếng kêu lạ, xe cân bằng, êm ái chứng tỏ chất lượng còn tốt.

- Cảm giác khi lái: Một chiếc xe tốt phải tạo cảm giác an toàn, êm ái khi vận hành. Máy xe hoạt động ổn định khi tải nặng, xe đi qua chỗ xóc không có tiếng kêu lạ. Nên kiểm tra hệ thống lái tại những đoạn đường thật phẳng để đánh giá độ cân bằng của xe. Những chiếc xe đã từng bị đâm mạnh hay có lỗi kỹ thuật sẽ không thể có độ cân chuẩn của xe.

Tìm mua một chiếc xe cũ còn tốt và giá cả hợp lý là việc làm rất khó. Nhưng nếu biết được chính xác chất lượng của chiếc xe, từ đó ta có thể định giá xe một cách chuẩn nhất.

Nước sơn tốt không thể bị bong, tróc như thế này

Mô-tô, xe máy có cấu tạo như thế nào? Sự phát triển của mô-tô 2 bánh

Năm 1885, lịch sử thế giới ghi nhận chiếc mô-tô đầu tiên ra đời do Gotthieb Daimler (1834 - 1900 ) sáng chế, thời gian đầu xe mô-tô 2 bánh phát triển chậm do điều khiển khó khăn và tốc độ

quá chậm. Đến thế kỷ XX mô-tô 2 bánh mới được sử dụng rộng rãi ở châu Âu.

Thời kỳ đầu, động cơ của xe được đặt ngay trục bánh xe, xe không có giảm xóc. Dần dần, sau nhiều cải tiến, động

cơ được đưa vào giữa khung xe để đảm bảo cân bằng. Các bộ phận khác như

khung, li hợp (côn), hộp số, phanh, giảm xóc cũng phát triển và hoàn thiện

để xe dễ điều khiển và có tốc độ tối ưu.

Phân loại mô-tô, xe máy: Mô-tô, xe máy được phân loại chủ yếu dựa vào

động cơ: - Nguyên lý hoạt động: 2 kỳ hoặc 4 kỳ. - Kết cấu và cách lắp đặt động cơ: + Động cơ đặt đứng + Động cơ đặt ngang + Động cơ hình chữ V

- Dung tích xi-lanh: Có nhiều loại với dung tích xi-lanh thông thường từ 50 – 1500 cm3

Ngoài ra, mô-tô/xe máy còn được phân loại theo năm sản xuất, hệ thống đánh lửa, xe nam/nữ/tay ga hay các xe chuyên dùng như: thể thao, việt dã, địa hình...

Cấu tạo cơ bản của mô-tô/xe máy

- Động cơ: Là bộ máy gồm nhiều chi tiết, liên quan mật thiết với nhau. Đây là nơi đốt cháy nhiên liệu, nhiệt năng biến thành cơ năng và sinh ra động lực truyền sang hệ thống truyền động làm cho xe chạy. Động cơ gồm có các hệ

thống chính:

+ Hệ thống trục khuỷu, thanh truyền + Hệ thống nhiên liệu

+ Hệ thống đánh lửa

+ Hệ thống bôi trơn, làm mát

hình ảnh của chiếc mô-tô đầu tiên (1885)

+ Hệ thống phân phối khí

- Hệ thống điện: Tùy theo loại xe hệ

thống điện có thể là hệ thống đánh lửa

điện từ hay hệ thống đánh lửa bán dẫn. Hệ thống điện trên mô-tô/xe máy có nhiệm vụ sau:

+ Tạo tia lửa điện cao áp vào đúng thời điểm nhất định để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu trong xi-lanh động cơ. + Cung cấp điện năng có điện áp ổn

định cho hệ thống đèn, còi tín hiệu. + Khởi động động cơ (đề)

+ Theo dõi mức nhiên liệu ở bình chứa

- Hệ thống truyền động: Có nhiệm vụ truyền chuyển động từ động cơ đến bánh xe chủ động, thay đổi mô-men cho phù hợp với tải trọng và hệ thống

đường sá. Hệ thống này gồm: Bộ li hợp, hộp số, nhông trước, nhông sau và xích. Ở một số loại xe dùng trục các-đăng hoặc dây cu-roa (Vespa) để truyền

động.

- Hệ thống chuyển động: Có tác dụng biến chuyển động quay của hệ truyền động thành chuyển động tịnh tiến của xe, nó còn có tác dụng làm cho xe chuyển động êm hơn trên mặt đường không bằng phẳng. Hệ

thống này gồm: bánh trước, bánh sau và giảm xóc.

- Hệ thống điều khiển: Hệ thống này có tác dụng thay đổi hướng chuyển động của xe, cho xe chạy chậm hay dừng hẳn. Hệ

thống này gồm tay lái, các cần điều khiển và hệ thống phanh.

- Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu: Hệ thống này có tác dụng chiếu sáng, tạo tín hiệu còi hay đèn khi phanh xe, khi quay xe để đảm bảo an toàn giao thông cho người sử dụng. Hệ thống này gồm: các đèn pha, cốt, đèn phanh,

đèn xi-nhan, các đèn báo số và còi.

Ngoài những hệ thống trên, mô-tô/xe máy còn có những bộ phận khác như ống xả để giảm tiếng ồn, cần khởi động, bàn đạp phanh, tay phanh, cần số, yên xe...

Hệ thống đánh lửa bán dẫn

Một phần của tài liệu Tài liệu Sổ tay ô tô - xe máy ppt (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)