VIHAFOODCO KHI XUẤT KHẨU GẠO SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG Á
3.2.1. Cơ hội
- Nhu cầu thị trường ổn định và có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo. Tình trạng khan hiếm lương thực và thiên tai mất mùa ở hầu hết các quốc gia trên thế giới có thể khiến cho nhu cầu về lương thực, trong đó có gạo sẽ tiếp tục tăng và có thể tăng đột biến tạo ra cơ hội cho việc xuất khẩu gạo. Thêm vào đó, nhu cầu về gạo chất lượng cao cũng tăng và đây cũng là một cơ hội tốt đối với công ty khi việc triển khai chiến lược phát triển gạo chất lượng cao của công ty đang được thực hiện tốt.
- Một vài nước Đông Á có nhu cầu khá phong phú về các mặt hàng gạo. Nhật Bản là một ví dụ. Quốc gia này nhập khẩu nhiều loại gạo để sử dụng vào những mục đích nhất định khác nhau, hay còn gọi là gạo đặc trưng. Cụ thể Nhật Bản nhập các loại gạo dành riêng cho người cần bổ sung Fe, Ca… Đây là cơ hội để công ty có thể ứng dụng việc đa dạng hóa các mặt hàng gạo trong xuất khẩu.
- Giá gạo xuất khẩu đang ở thế có lợi. Theo báo cáo "Theo dõi Thị
trường Gạo" của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) thì giá gạo xuất khẩu chào bán từ các nước xuất khẩu vẫn duy trì được xu hướng tăng vững, được thể hiện rõ qua chỉ số giá của FAO (1998-2000 = 100), đã tăng từ 115 điểm trong tháng 12/06 lên 120 điểm trong tháng 3/07.
Mặc dù trong tháng 4 và tháng 5, nhiều nước sản xuất lúa gạo ở Nam Bán Cầu tiến hành thu hoạch lúa vụ chính trong năm 2007 và ở Bắc bán cầu với lúa vụ hai của năm 2006, dẫn tới nguồn cung đổ ra thị trường khá dồi dào, tuy nhiên giá không bị suy yếu nhiều, được hậu thuẫn bởi nhu cầu nhập khẩu tiếp tục cao và chính sách gạo tương đối cứng rắn của Chính phủ Thái
Lan, Việt Nam và Campuchia. Do đó, nhìn chung triển vọng giá gạo trong vài tháng tới được dự đoán sẽ tiếp tục xu hướng tích cực.
Theo Bộ Công thương, từ đầu năm tới nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn tăng khá mạnh. Nếu như đầu tháng giêng năm nay, gạo 5% tấm giá chỉ 355 USD/tấn thì tới ngày 4/2, mức giá xuất khẩu của loại gạo này đã lên tới 400 USD/tấn, tăng 95-100 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái, đây là mức giá cao kỷ lục mới của gạo xuất khẩu. Dưới đây là bảng giá gạo Việt Nam xuất khẩu (tham khảo) tính đến đầu tháng 2/2008.
Bảng 3.1: Giá một số loại gạo đầu năm 2008
Chủng loại gạo Thời gian giao hàng
Tháng 2/2008 Tháng 3/2008
5% tấm 400 USD/T 410 USD/T
10% tấm 395 USD/T 405 USD/T
15% tấm 390 USD/T 400 USD/T
Nguồn: Thông tin thương mại Việt Nam
- Cơ hội của những nước xuất khẩu gạo khi người tiêu dùng ở các nước trên thế giới có khuynh hướng là sẽ ăn nhiều gạo hơn vì giá lúa mì đã tăng lên gấp ba lần, giá ngô tăng gấp đôi so năm trước. Tuy nhiên, các nước đang xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới như Thái Lan, Việt Nam, Hoa Kỳ, Pa- ki-xtan, Trung Quốc, Ai Cập… chỉ có đủ gạo để cung cấp cho thị trường xuất khẩu khoảng 30 triệu tấn cho năm 2008. Con số này quá nhỏ bé so với nhu cầu thực tế.
Các chuyên gia lúa gạo của Việt Nam cũng đồng ý rằng, thị trường gạo đang đứng lại. Trên thị trường chỉ còn Thái Lan là nước duy nhất có dư
gạo để xuất vào lúc này. Vì thế, dự báo giá gạo sẽ tăng thêm vì các công ty nhập khẩu hiện đang rất "đói" gạo.
- Gia nhập vào WTO và việc thực hiện các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực nông nghiệp cũng đem lại nhiều cơ hội cho việc xuất khẩu gạo. Trong đó phải kể đến việc thị trường xuất khẩu sẽ được mở rộng và ổn định. WTO điều chỉnh những hoạt động buôn bán đa phương mang tính chất tương đối tự do, công bằng tuân thủ những luật lệ rõ ràng. Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ được hưởng nhiều lợi ích, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Hiệp định nông nghiệp của WTO yêu cầu loại bỏ tất cả các hàng rào thuế quan đang tồn tại bằng việc thuế hóa các hàng rào này với mức thuế không cao hơn so với mức bảo hộ tương đương trong thời gian cơ sở, đồng thời không đưa ra các hàng rào phi thuế quan mới. Quy định tất cả các dòng thuế với nông sản phải được rõ ràng vào cuối giai đoạn thực hiện, yêu cầu tất cả các loại thuế phải được cắt giảm, cam kết tiếp cận thị trường tối thiểu nhằm mở cửa các thị trường vẫn được bảo hộ cao. Như vậy thị trường tiêu thụ sẽ được mở rộng không những trong khu vực mà cả trên thế giới. Thêm vào đó, gia nhập WTO giúp nâng cao vị trí quốc tế của Việt Nam, tạo thế đứng vững chắc hơn cho Việt Nam trong quan hệ quốc tế. Việt Nam có cơ hội tham gia vào các cuộc đàm phán đa phương, giải quyết các nhu cầu thị trường vì các quyền lợi chính đáng của mình, tham gia vào diễn đàn thế giới về gạo để trao đổi kinh nghiệm, đưa ra những thông tin mới nhất về thị trường, mậu dịch gạo, giá cả cũng như tạo cơ hội cho các nhà sản xuất Việt Nam gặp gỡ với các nhà nhập khẩu.
3.2.2. Thách thức
- Mức độ cạnh tranh rất gay gắt ở thị trường Đông Á đầy tiềm năng về
Á bao gồm nhiều thị trường có nhu cầu về gạo lớn nên rất nhiều nước xuất khẩu gạo hàng đầu như Thái Lan, Ấn Độ cũng rất quan tâm xuất khẩu tới thị trường này. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói chung cũng như công ty nói riêng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài.
- Một thách thức lớn trong xuất khẩu gạo là việc điều tiết cho đảm bảo an ninh lương thực và đời sống người dân. . Những diễn biến của tình trạng cung không đủ cầu lương thực đang chứa đựng những tiềm ẩn nguy cơ bất ổn về an ninh, chính trị và xã hội ở một số quốc gia.
Những ngày vừa qua, giá gạo xuất khẩu liên tục tăng cao. Theo dự báo năm 2008, hoạt động xuất khẩu gạo sẽ có nhiều thuận lợi hơn nữa bởi dự kiến nhu cầu gạo thế giới sẽ tăng. Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi về giá, xuất khẩu gạo năm 2008 vẫn đang đứng trước nhiều nỗi lo.
Từ đầu năm tới nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn trong xu hướng tăng khá mạnh mẽ. Cụ thể, trong tháng 2/2008, gạo 5% tấm giá 400 USD/tấn, sang tháng 3 mức giá xuất khẩu của loại gạo này đã lên tới 410 USD/tấn. Tuy nhiên, với loại gạo này vào thời điểm đầu tháng 1/2008, giá chỉ 355 USD/tấn; loại gạo 10% tấn trong tháng 2 giá bán là 395 USD/tấn, hiện mức giá đã lên 405 USD/tấn. Trong khi đó, tính riêng trong năm 2007, nước ta đã xuất hơn 4,5 triệu tấn gạo với giá xuất khẩu bình quân đạt 309 USD/tấn.
Với mức giá tăng cao như hiện nay, không ít các hợp đồng thương mại tuy đã có, nhưng nông dân có tâm lý chờ giá cao mới bán làm nguồn cung gạo cho xuất khẩu khan hiếm, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo đã kí.
Không chỉ giá gạo trong nước, giá gạo trên thế giới cũng đang tăng mạnh, hiện giá gạo thế giới đã tăng lên mức kỷ lục trong 34 năm qua, tại Thái Lan, giá gạo FOB (100%B) được chào bán là 562 USD/tấn, FOB (5% tấm), tăng 13-14% so với một tuần trước. Tại Philippines giá gạo nhập khẩu trung bình với giá 708 USD/tấn, tăng gần 50% so với hồi cuối tháng 1/2008.
Song vấn đề thách thức nhất trong điều hành xuất khẩu gạo đó là cần phải điều tiết sao cho đảm bảo được vấn đề về an ninh lương thực và đời sống người dân. Chính phủ các nước châu Á, nơi vốn được mệnh danh là “vựa lúa của thế giới”, cũng đang phải nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực. Tại Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, các doanh nghiệp đầu mối đang tiếp tục gom hàng và huỷ hợp đồng với đối tác xuất khẩu. Giám đốc chương trình lương thực thế giới của Liên Hợp Quốc Josette Sheeran cảnh báo, cơn bão giá lương thực toàn cầu có thể gây ra tình trạng bất ổn sâu rộng.
Năm nay, Việt Nam sẽ cắt giảm 22% lượng gạo xuất khẩu để kiềm chế lạm phát và bảo đảm nguồn cung lương thực. Như vậy các doanh nghiệp xuất khẩu gạo sẽ phải hạn chế lượng gạo xuất khẩu và phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm về doanh thu xuất khẩu.
- Việt Nam quy định lượng gạo xuất khẩu năm 2008
Trước thực tế trên, để đảm bảo lượng xuất khẩu gạo hợp lý, vừa qua, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (Vietfood) đã ban hành Quy chế Đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo năm 2008.
Theo đó, Hiệp hội Lương thực Việt Nam quy định, số lượng gạo trắng các loại mà mỗi doanh nghiệp được đăng ký xuất khẩu cho 6 tháng đầu năm 2008 không quá 50% số lượng xuất khẩu trực tiếp bình quân hai năm 2006- 2007. Khi đăng ký hợp đồng, doanh nghiệp phải kèm báo cáo tồn kho tối
thiểu 50% số lượng đăng ký (không kể hợp đồng tập trung và gạo nếp, gạo thơm).
Quy chế cũng nêu rõ, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế được phép đăng ký hợp đồng xuất khẩu; ngoại trừ việc đăng ký hợp đồng thương mại bán cho các thương nhân đã ký các hợp đồng tập trung với Việt Nam (gồm NFA - Philippines; Bulog - Indonesia; Alimport - Cuba; Bernas - Malaysia). Doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu gạo các loại phải đăng ký hợp đồng xuất khẩu mới được lập Tờ khai hải quan.
Ngoài ra, trong vòng 3 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng xuất khẩu gạo, doanh nghiệp phải gửi hợp đồng đã ký cho Hiệp hội để đăng ký hợp đồng hợp lệ trong vòng một ngày (8 giờ làm việc), kể từ ngày nhận được hợp đồng, để doanh nghiệp làm thủ tục giao hàng. Giá gạo xuất khẩu trong hợp đồng phải phù hợp với giá công bố của Hiệp hội tại thời điểm ký hợp đồng và thời hạn giao hàng không quá 2 tháng kể từ ngày ký hợp đồng.
Riêng các trường hợp doanh nghiệp đăng ký hợp đồng với số lượng xuất khẩu gạo lớn ảnh hưởng cân đối cung cầu, gây tác động bất lợi đến thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu, Hiệp hội sẽ tham vấn ý kiến Bộ Công thương trước khi trả lời doanh nghiệp. Tổng khối lượng gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp không vượt quá cân đối định hướng từng quý của Bộ Công Thương trên chỉ tiêu do Chính phủ công bố.
Cùng với Quy chế Đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo năm 2008, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã ban hành Quy chế Thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung. Theo đó, việc lựa chọn doanh nghiệp dự thầu, giao dịch ký kết hợp đồng tập trung được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ công khai. Doanh nghiệp trúng thầu hoặc được chỉ định để ký hợp đồng tập trung
được xuất khẩu trực tiếp tối thiểu 30% số lượng hợp đồng. Số còn lại Hiệp hội phân giao cho các doanh nghiệp thành viên khác ủy thác xuất khẩu.
Đối với trường hợp doanh nghiệp đã ký nhưng không thực hiện hoặc thực hiện một phần hợp đồng ủy thác sẽ bị chế tài theo quy định trong hợp đồng ủy thác và tùy theo mức độ vi phạm, Hiệp hội Lương thực sẽ không phân bổ hoặc phân bổ theo tỷ lệ đã thực hiện đối với các hợp đồng tập trung tiếp theo.
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, lượng gạo xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2007 của cả nước được trên 2,3 triệu tấn, đạt kim ngạch 731 triệu USD; giảm 18% về lượng và 5% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính làm lượng gạo xuất khẩu giảm là Chính phủ đã hạn chế xuất khẩu gạo trong những tháng đầu năm để đảm bảo an ninh lương thực. Đặc biệt, gần đây giá cước tàu biển tăng mạnh (từ 80 USD/tấn lên 120 USD/tấn) và tình trạng thiếu tàu chở hàng trầm trọng gây khó khăn trong việc thuê tàu của các doanh nghiệp trong nước cũng như các nhà nhập khẩu.
- Gia nhập WTO và thực hiện các cam kết với WTO về lĩnh vực nông
nghiệp cũng mang lại nhiều thách thức cho xuất khẩu gạo của Việt Nam. Khi gia nhập thì hệ thống tiêu chuẩn và quản lý chất lượng gạo của Việt Nam phải phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn của thế giới vốn đòi hỏi cao và khắt khe đối với gạo của Việt Nam thông qua các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm. Mà như chúng ta đã biết thì gạo Việt Nam hiện nay mặc dù ngày càng được cải thiện về chất lượng nhưng so với gạo Thái Lan, Mỹ, Pakistan vẫn thua kém cả về chất lượng lẫn sự đa dạng về chủng loại. Thêm vào đó, việc gia nhập vào WTO càng về sau càng phải chấp nhận những cam kết lớn hơn, mức thuế thấp hơn, và điều kiện cũng khắt khe hơn. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của WTO.
3.3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG Á CỦA CÔNG TY VIHAFOODCO