1. Dựa vào mạch C: Chia thành 3 nhóm lớn: Các hợp chất mạch hở gồm
+ Loại no: Mạch C chỉ chứa liên kết đơn. Ví dụ dãy đồng đẳng ankan CnH2n+2,…
+ Loại chưa no: Mạch C ngoài liên kết đơn còn chứa liên kết đôi và liên kết ba. Ví dụ anken CnH2n ; các ankin, ankađien CnH2n 2 ;… Các hợp chất mạch vòng gồm: + Vòng no Ví dụ: + Vòng không no
Ví dụ:
+ Hợp chất thơm: có nhân benzen
Hợp chất dị vòng:
Ngoài C còn có các nguyên tố khác tham gia tạo vòng.
Ví dụ:
2. Dựa vào nhóm chức
Nhóm chức là nhóm nguyên tử quyết định tính chất hoá học đặc trưng của một loại hợp chất. Một số nhóm chức quan trọng.
Nhóm hyđroxyl: OH
Nhóm nitro: NO2 Nhóm amin: NH2
Hợp chất đơn chức: Trong phân tử có 1 nhóm chức.
Hợp chất đa chức: Trong phân tử có nhiều nhóm chức giống nhau.
Ví dụ:
HOOC R COOH : Điaxit
Hợp chất tạp chức: Trong phân tử có nhiều nhóm chức khác nhau.
Ví dụ: các aminoaxit
H2N R COOH, HO CH2 CH2 CHO,… 3. Một số hợpchất có nhóm chức điển hình
a) Rượu (ancol): Phân tử có (một hay nhiều) nhóm hyđroxyl (OH) liên kết với gốc hiđrocacbon.
Ví dụ:
b) Anđehit: Phân tử có nhóm chức anđehit
Ví dụ: CH3 CH2 CHO : propanal c) Xeton: Phân tử có nhóm chức cacbonyl.
d) Axit cacboxylic (axit hữu cơ): Phân tử có (một hay nhiều) nhóm chức cacboxyl
Ví dụ:
HOOC CH2 CH2 COOH : axit succinic
e) Ete: Phân tử có hai gốc hiđrocacbon liên kết với nguyên tử oxi.
Ví dụ:
g) Este: Là sản phẩm của phản ứng este hoá giữa axit và rượu.
Ví dụ
CH3 COO C2H5
h) Nitro: Phân tử có nhóm nitro (NO2) liên kết với gốc hiđrocacbon.
Ví dụ.
i) Amin :Amin được coi là dẫn xuất của amoniac (NH3) trong đó một số nguyên tử H được thay thế bằng gốc hiđrocacbon.
Ví dụ
k) Aminoaxit: Trong phân tử có nhóm cacboxyl (COOH) và nhóm amin (NH2) liên kết với gốc hiđrocacbon.
Ví dụ:
H2N CH2 COOH axit aminoaxetic.