1. Oxit MexOy a) Đều là tinh thể.
b) Tác dụng với H2O. Chỉ có một số oxit kim loại mạnh (ví dụ kim loại kiềm, kiềm thổ) và một số anhiđrit axit có số oxi hoá cao mới phản ứng trực tiếp với H2O.
c) Tác dụng với axit: Phần lớn các oxit bazơ phản ứng với axit.
d) Tác dụng với oxit axit. Chỉ có oxit của các kim loại mạnh phản ứng được.
e) Tác dụng với kiềm: Các oxti axit và các oxit lưỡng tính phản ứng được.
2. Hiđroxit
Hiđroxit là hợp chất tương ứng với sản phẩm kết hợp oxit và H2O. Hiđroxit có thể có tính bazơ hoặc axit. a) Hiđroxit của một số kim loại (trừ của kim loại kiềm, kiềm thổ) bị nhiệt phân khi nung nóng tạo thành oxit:
b) Tính tan trong H2O: Phần lớn ít tan, chỉ có hiđroxit của kim loại kiềm, Ba(OH)2 và một số hiđroxit trong đó kim loại có số oxi hoá cao là tan được trong H2O. Ví dụ: H2CrO4, H2Cr2O7, H2MnO4, HMnO4.
c) Tính axit - bazơ:
Phần lớn có tính bazơ, một số có tính lưỡng tính (như Be(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, Sn(OH)2,…), một số là axit (H2CrO4, H2Cr2O7, HMnO4).
d) Tính oxi hoá - khử: Thể hiện râ đối với một số hiđroxit của kim loại có nhiều số oxi hoá hoặc hiđroxit của kim loại yếu.
3. Muối
a) Tính tan của muối:
Muối nitrat của các kim loại: đều dễ tan trong nước.
Muối sunfat của các kim loại: phần lớn dễ tan, trừ CaSO4, BaSO4, PbSO4, Ag2SO4. Muối clorua của các kim loại: phần lớn dễ tan, trừ AgCl, PbCl2, CuCl, Hg2Cl2, …
Muối cacbonat của các kim loại: phần lớn khó tan, trừ cacbonat của kim loại kiềm và amoni.
Muối cacbonat axit: nói chung tan tốt hơn muối cacbonat trung tính (trừ cacbonat axit của kim loại kiềm). b) Tính oxi hoá - khử của muối:
Một số muối có số oxi hoá thấp của kim loại kém bền, có tính khử.
Một số muối của kim loại yếu, hoặc có số oxi hoá cao của kim loại thì kém bền, có tính oxi hoá hoặc dễ bị phân huỷ:
CHƯƠNG X. KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ, NHÔMA. KIM LOẠI KIÊM A. KIM LOẠI KIÊM