0
Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Trước hết ta nghiên cứu con đường từ nhận thức đến thái độ

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC CỦA CÁC BẬC CHA MẸ VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO CON CÁI TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY (Trang 26 -29 )

V. MỐI QUAN HỆ GIỮA NHẬN THỨC THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CỦA CÁC BẬC CHA MẸ TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO CON

1. Trước hết ta nghiên cứu con đường từ nhận thức đến thái độ

Với câu hỏi "Ông( bà) có thái độ như thế nào khi yêu cầu con cái làm việc gì đó ? Chúng tôi thu được kết quả thể hiện trong bảng.

Bảng 10: Thái độ của cha mẹ khi yêu cầu con cái làm việc gì đó

T

T Thái độ

Mức độ

Rất thường xuyên ít khi Không thường xuyên

1 Nghiêm khắc dứt khoát 73% 8% 23,5%

2 Dễ dãi nhượng bộ 4,0% 2,3% 67%

Qua bảng số liệu trên đa số người được hỏi có thái độ nghiêm khắc dứt khoát hoặc nhắc nhở một cách nhẹ nhàng là thường xuyên còn lại nhượng bộ và dễ dãi chỉ có 4% là thường xuyên biểu hiện. Như vậy điều này cho ta thấy hầu hết các bậc cha mẹ có thái độ đúng đắn khi giáo dục con cái và đó là thái độ cứng rắn chặt chẽ nhưng linh hoạt mềm dẻo " Vừa cương vừa nhu"

Với thái độ nghiêm khắc dứt khoát những người được hỏi giải thích như sau: để giạy con có tính nghiêm khắc và kỷ luật cao, con cái sẽ làm ngay không chần chừ nếu cha mẹ thường xuyên nghiêm khắc với con, nếu không thường xuyên nghiêm khắc thì trẻ sẽ không nghe lời các lần sau. Với thái đỗ dễ dãi nhượng bộ các bậc cha mẹ cho rằng đây là tuổi các cháu còn ham chơi hay làm theo ý mình.

Còn với thái độ nhắc nhở một cách nhẹ nhàng được giải thích là do con cái thích được khen mình và nói nhẹ nhàng nếu mắng chửi nó sẽ làm ngược lại ý muốn của người lớn. Tất cả những kết quả thu được từ sự lý giải nói trên cho thấy các bậc cha mẹ rất hiểu con cái của họ và có thái độ đúng đắn khi giáo dục con. Tuy vậy vẫn còn tồn tại những người có thái độ không phù hợp. Nhưng chúng ta cũng không nên gò bó vào một khuôn mẫu nhất định, bởi giáo dục rất cần sự linh hoạt mềm mỏng, tuỳ từng tình huống mà có thái độ phù hợp. Tuy thực hiện xếp loại các thái độ nói trên chúng tôi thu được kết quả rằng:

- Với thái độ nghiêm khắc dứt khoát được xếp thứ nhất. - Với thái độ nhắc nhở một cách nhẹ nhàng xếp thứ 2. - Với thái độ dễ dãi nhượng bộ được xếp thứ 3.

Như vậy cho thấy thái độ nghiêm khắc dứt khoát vẫn là thái độ chiếm ưu thế nhất.

Chúng ta chuyển sang câu hỏi: Ông bà có cảm thấy bực bội tức dận khi con cái không làm theo ý mình không? Chúng tôi thu được kết quả thể hiện như sau:

41% khách thể có thái độ rất tức dận. 44% khách thể có thái độ ít tức dận 15% khách thể có thái độ không tức dận.

Quan những số liệu trên cho thấy thái độ ít tức dận của các bậc cha mẹ là chiếm ưu thế hơn cả, còn thái độ không tức dận chỉ có 15% là đồng ý.

Các khách thể lý giải thái độ của họ như sau với thái độ rất tức dận chỉ có một vô số những lý giải như sau:

Tức giận phải tuỳ từng tình huống, chúng ta cũng có lúc nên lắng nghe ý kiến của con cái, các bậc cha mẹ không nên áp đặt con cái phải làm theo tất cả ý của họ. "Nếu luôn luôn bực bội với mọi hành vi sai trái với mọi hành vi sai trái

hoặc không nghe lời của con cái thì giáo dục sẽ trở nên mất giáo dục nấu xẩy nên

tức giận quá thể hiện sự mất bình tĩnh hoặc thể hiện thiếu kiến thức trong giáo dục con cái".

Với thái độ tức dận họ lý giải là " vì con cái không nghe lời nên phải tức dận để cho nó sợ mà nghe theo.

Còn lý giải với thái độ " không tức dận" khi con cái không làm theo ý mình là " đối với con cái nếu không tức dận, tức dận chỉ làm cho nó sợ hãi và sẽ không

giáo dục được nó hoặc chúng tâ không nên tức dận mà chúng ta cần phải phân tích, cho trẻ hiểu là trẻ cần phải làm như vậy mới là ngoan nhưng lý giải khác nếu tức dận trẻ sẽ học cách xử sự của bố mẹ đối với con như vậy chúng ta không những giáo dục được con mà còn làm đương xấu cho con.

Tất cả những lý giải trên đều rất quan trọng giúp cho chúng ta hình dung được những thái độ nào là phù hợp và thái độ nào là không phù hợp. Tuy vậy không có thái độ nào là chuẩn là không đúng trong mọi trường hợp, mà trong giáo dục luôn luôn cần có sự linh hoạt.

Điều này cũng xẩy ra với câu hỏi; Mỗi khi con cái có những hành vi ứng xử không phù hợp ông và thường có thái độ như thế nào? kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 11: Thái độ khi con cái ứng xử không phù hợp

Nhắc nhở ngay 145 74,5

Một lúc sau mới nhắc 45 22,5

Không làm gì cả 10 5

Chúng ta không thể cho rằng thái độ nào là đúng, thái độ nào là sai. Trong từng tình huống khác nhau thì thái độ cũng phải khác nhau. Thí dụ khi con cái không nghe lời khi có khách đến nhà thì không nên sử dụng hình thức; Nhắc nhở ngay điều này làm cho con cái bị xấu hổ và mất tự trọng trong trường hợp này nhắc nhở ngay là không phù hợp tuy vậy không phải một thái độ nào đó được coi là phù hợp nhất nhưng đối với con cái các bậc cha mẹ đều cho là cần nhắc nhở ngay là phù hợp vì phải thường xuyên uốn nắn. Hành vi của trẻ nếu không nhắc nhở lúc đó con cái sẽ quên.

Tóm lại: Nhận thức có tỷ lệ thuận với thái độ khi các bậc cha mẹ nhận

thức được tính cách của con cái mình mà từ đó họ có thái độ phù hợp với tính cách đẻ nhằm giáo dục con tốt hơn.

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC CỦA CÁC BẬC CHA MẸ VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO CON CÁI TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY (Trang 26 -29 )

×