Xung đột tập thể

Một phần của tài liệu Chương III: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ ppt (Trang 29 - 31)

II. NHỮNG HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ XÃ HỘI TRONG CÁC TỔ CHỨC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

5.Xung đột tập thể

5.1 Xung đột trong tập thể là những mâu thuẫn mang tính chất đối kháng nảy sinh giữa con người với con người trong quá chất đối kháng nảy sinh giữa con người với con người trong quá

trình hoạt động cùng nhau trong tập thể .

Xung đột có thể có hai loại: xung đột giữa cá nhân với cá nhân và xung đột giữa cá nhân với tập thể

Xung đột giữa các cá nhân

Nguyên nhân xung đột giữa các cá nhân rất khác nhau: sự không tương hợp về tâm lý, hiểu nhầm nhau, bất đồng quan điểm, thiếu sự hiểu biết thiếu tin cậy lẫn nhau.Hoặc giữa các thành viên tích cực với thành viên tiêu cực, giữa người bảo thủ với người người đổi mới, giữa người tiên tiến và người lạc hậu

Diễn biến của các cuộc xung đột: có thể diễn ra theo những cách chủ yếu sau đây:

+Tiến triển một cách lô gích theo chiếu hướng đi lên. Hai bên không chịu chấp nhận đề nghị của nhau, làm cho xung đột ngày càng tiến triển.

+ Tiến triển một cách mạnh mẽ, hết sức dữ dội. Hành động của hai bên đều quyết liệt, hết sức dữ dội, không thể điều khiển được

+ Tiến triển bùng nổ. Cuộc xung đột kiểu này cò sức mạnh rất lớn và kết thúc nhanh.

Các cuộc xung đột có thể kết thúc khác nhau:

+Giải quyết triệt để dập tắt xung đột. Người này thắng lợi, người kia thất bại, hoặc bằng sự thoả hiệp nhượng bộ lẫn nhau.

+Thoái trào, chuyển qua trạng thái âm ỷ. Hai bên đều trở nên mệt mỏi, và có nguy cơ trở lại bất cứ luc nào

+Kết thúc giả. người trong cuộc có ảo tưởng về kết thúc tốt đẹp của xung đột do một lý do nào đó .

Xung đột tâm lý giữa cá nhân và tập thể.

Là xung đôt giữa thành viên trong nhóm với tập thể cũng có thể là xung đột liên cá nhân lãnh đạo với nhóm tập thể.

Nguyên nhân: Có thể là nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm cá nhân, cũng cò thể là những nguyên nhân từ phía tập thể

Trong loại xung đột này có loại xung đột giữa người lãnh đạo với tập thể. Nguyên nhân người lãnh đạo không đủ phẩm chất và năng lực, không đủ uy tín, cũng có thể bị suy thoái nhân cách

5.3 Những nguyên tắc và biện pháp khắc phục xung đột:

Nguyên tắc giải quyết xung đột

+ Tính khách quan.

Nguyên tắc này đòi hỏi mọi người trong cuộc cũng như người đứng ra giải quyết phải bình tĩnh trước vấn đề xẩy ra.người đóng vai trò trung gian hoà giải phải nghe cả hai phía lhông đứng về phía nào, thận trọng trong việc tìm ra nguyên nhân làm nẩy sinh xung đột qua việc phân tích lý lẽ của cả hai bên đưa ra.đứng trên lập trường quan điểm của người kia để giải quyết.

+ Tính phân minh và thái độ thiện chí.

Xung đột chỉ có thể được giải quyết mốt cách triệt để nếu như người tham gia giải quyết phải có thái độ phân minh ,làm sáng rõ sự việc để giúp cho hai bên thấy rõ,.

+ Giữ khoảng cách và thái độ tự chủ.

Khi con người đã rơi vào xung đột, bất kỳ ai cũng bị tình cảm lấn át ở vào tình trạng xúc động mạnh, tình cảm thường nghiêng về một phía, Do đó cần phải giữ được sự tự chủ, giữ khoảng cách nhất định đối với đối phương, giúp cho việc giảm bới căng thẳng giữa hai bên

+ Đảm bảo tính linh hoạt mềm dẻo.

Việc giải quyết xung đột phải tuỳ từng trường hợp cụ thể, tuỳ từng nguyên nhân làm nẩy sinh ra xung đột, đặc điểm trạng thái tâm lý của hai bên để đưa ra các biện pháp thích hợp

Để giải quyết xung đột người lãnh đạo cần chú ý:

+ Đánh giá đúng nguồn gốc, nguyên nhân, tính chât xung đột + Tổ chức lao động hợp lý.

+ Thường xuyên tiến hành công tác giáo dục cho các thành viên trong tập thể

+ Thận trọng khách quan khi đánh giá con người, khen chê đúng mức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phân công trong lãnh đạo hợp lý phù hợp với năng lực

Biện pháp giải quyết xung đột:

+ Biện pháp thuyết phục;

Dùng người thứ ba làm trung gian hoà giải sự xung đột. Biện pháp này được sử dụng khi xung đột phức tạp, người tham gia hoà giải phải là người có uy tín trong tổ chức . Người thứ ba cũng có thể là người ở đơn vị khác ( nếu xung đột quá căng thẳng )

+ Biện pháp hành chính

- Chia tách những người tham gia xung đột.

Ví dụ : chuyển một bên xung đột sang đơn vị cơ sở khác hoặc đưa một bên xung đột ra khỏi tập thể

- Chặn đứng cuộc xung đột từ mệnh lện, bằng lời nói, áp lực của quần chúng , lực lượng của chính quyền và cơ quan an ninh.

Một phần của tài liệu Chương III: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ ppt (Trang 29 - 31)