TẬP KẺ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM I MỤC TIÊU:

Một phần của tài liệu Giáo án Mĩ thuật khối 5 (chuẩn KT) (Trang 49 - 63)

IV. DẶN DÒ :Quan sát và sưu tầm tranh ảnh về những nội dung mà em yêu thích.

TẬP KẺ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM I MỤC TIÊU:

I. MỤC TIÊU:

- HS nắm được cách sắp xếp dòng chữ cân đối. - HS biết cách kẻ và kẻ được dòng chữ đúng kiểu.

- HS cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu trong nhà trường, trong cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên:

- SGK, SGV.

- Một vài dòng chữ kẻ đúng, đẹp và chưa đẹp.

- Một số kiểu chữ ở các bìa sách báo, tạp chí hoặc tự chuẩn bị. - Một số bài kẻ chữ của HS lớp trước.

Học sinh:

- SGK.

- Sưu tầm một số kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và các kiểu chữ in hoa khác ở báo, tạp chí….

- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.

- Bút chì, tẩy, thước kẻ, compa, êke, màu vẽ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Ổn định lớp : - HS trật tự

- Giới thiệu bài.

Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét

GV giới thiệu một số dòng chữ có kiểu chữ tin hoa nét thanh nét đậm và gợi ý HS nhận xét:

- HS quan sát, lắng nghe + Kiểu chữ.

+ Chiều cao và chiều rộng của dòng chữ so với khổ giấy. + Khoảng cách giữ các con chữ và các tiếng.

+ Cách vẽ màu chữ và màu nền

GV yêu cầu tìm ra dòng chữ đúng và đẹp - HS trả lời

Hoạt động 2: Cách kẻ chữ

GV kẻ một vài chữ làm mẫu, vừa kẻ vừa phân tích để HS nhận ra các bước kẻ chữ.

+ Dựa vào khổ giấy xác định chiều dài và chiều cao của dòng chữ + Vẽ nhẹ bằng bút chì toàn bộ dòng chữ để điều chỉnh khoảng cách giữa các con chữ và các tiếng.

+ Xác định bề rộng của nét đậm và nét thanh cho phù hợp với chiều cao và chiều rộng các con chữ.

+ Dùng thước để kẻ các nét thẳng.

+ Sử dụng compa hoặc vẽ bằng tay các nét cong. + Vẽ màu theo ý thích.

Hoạt động 3 : Thực hành

GV cần gợi ý cho HS trong việc sắp xếp dòng chữ trong khổ giấy và xác định vị trí nét thanh, nét đậm

HS làm bài trên vở thực hành + Chiều cao và chiều dài hợp lý của dòng chữ trong khổ giấy (tránh

tình trạng thừa hoặc thiếu chữ).

+ Vẽ màu gọn và đều

+ Tìm khoảng cách giữa các con chữ, các tiếng. + Vị trí nét thanh, nét đậm

+ Các nét thanh và nét đậm phải bằng nhau trong cung dòng chữ. + Cách chọn và phối hợp màu nền, màu chữ

Hướng dẫn cụ thể hơn đối với các HS còn lúng túng.

Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.

GV cùng HS chọn một số bài hoàn chỉnh và bài chưa hoàn thành để

cả lớp nhận xét, đánh giá - HS nhận xét

GV chỉ ra phần đạt và chưa đạt trong các bài vẽ GV nhận xét chung tiết học và xếp loại các bài vẽ

IV. DẶN DÒ :

- Tìm và quan sát các hoạt động bảo vệ môi trường. - Sưu tầm tranh ảnh về đề tài Môi trường.

Bài 27: Vẽ tranh ĐỀ TÀI MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU:

- HS biết thêm về môi trường và ý nghĩa của môi trường đối với cuộc sống. - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh có nội dung về môi trường.

- HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên:

- SGK, SGV.

- Một số tranh ảnh về môi trường (phong cảnh hoặc các hoạt động bảo vệ môi trường).

- Hình gợi ý cách vẽ.

- Sưu tầm thêm bài vẽ của HS lớp trước.

Học sinh:

- SGK.

- Tranh ảnh về môi trường. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, tẩy, màu vẽ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Ổn định lớp : - HS trật tự

- Giới thiệu bài.

Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài

GV giới thiệu tranh ảnh về môi trường và gợi ý để HS nhận ra: - HS quan sát. + Không gian sống xung quanh ta có đồi núi,ao hồ….

+ Môi trường xanh - sạch - đẹp cần cho cuộc sống con người.

+ Bảo về môi trường là nhiệm vụ của mỗi người, cần tích cực bảo vệ môi trường nơi mình sống.

Để chọn đề tài về môi trường, có thể chọn một số đề tài (bảo vệ nguồn nước, thu gom rác thải, trồng cây, bảo vệ rừng, chống săn bắt động vật quý hiếm,….)

- HS trả lời

Hoạt động 2: Cách vẽ tranh

GV gợi ý để HS tìm chọn hình ảnh chính, phụ làm rõ nội dung đề

tài để vẽ tranh - HS quan sát, lắng nghe

+ Vẽ các hình ảnh chính trước, sắp xếp hợp lý để tạo bố cục cân đối với phần giấy vẽ.

+ Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh động. + Vẽ màu theo ý thích, chú ý đậm nhạt.

Hoạt động 3: Thực hành

GV có thể tổ chức vẽ như sau. - HS thực hiện bài vẽ + Vẽ theo cá nhân

+ Vẽ theo nhóm: tìm nội dung, phân công vẽ hình ảnh, tô màu. GV theo dõi, gợi ý, bổ sung để HS hoàn thành được bài vẽ

Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá

GV chọn một số bài vẽ đẹp, nêu nhận xét và cho các HS nhận xét về bài vẽ của các bạn

- HS quan sát và đưa ra nhận xét.

+ Cách chọn nội dung + Cách sắp xếp hình vẽ

+ Cách phối màu

- GV nhận xét chung buổi học, chọn một số bài vẽ đẹp làm ĐDDH.

IV. DẶN DÒ:

Bài 28: Vẽ theo mẫu

MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU (Vẽ màu) I. MỤC TIÊU:

- HS hiểu đặc điểm của mẫu về hình dáng, màu sắc và cách sắp xếp. - HS biết cách vẽ và vẻ được mẫu có hai hoặc ba vật mẫu.

- HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên:

- SGK, SGV.

- Chuẩn bị hai mẫu vẽ khác nhau (hình dáng, màu sắc). - Hình gợi ý cách vẽ

- Tranh tĩnh vật của họa sĩ, bài vẽ lọ, hoa và quả của HS lớp trước.

Học sinh:

- SGK.

- Mẫu vẽ để vẽ theo nhóm,….(nếu có điều kiện) - Giấy vẽ hoặc vở thực hành.

- Bút chì, tẩy, màu vẽ hoặc kéo, giấy màu, hồ dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Ổn định lớp : - HS trật tự

- Giới thiệu bài.

Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét

GV cùng HS bày mẫu chung hoặc HS tự bày mẫu để vẽ theo nhóm,

sau đó gợi ý để các em nhận xét - HS thực hiện bày mẫu

+ Tỷ lệ chung của mẫu vẽ. - HS rút ra nhận xét

+ Vị trí của mẫu

+ Hình dáng, đặc điểm của các bộ phận + Nhận xét về độ đậm nhạt

Trên cơ sở những nhận xét của HS, GV tóm tắt và hệ thống những ý chính, tạo mạch kiến thức liên hoàn để HS nắm bài kỹ hơn

Hoạt động 2: Cách vẽ

GV gợi ý cách vẽ - HS quan sát, lắng nghe

+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang để vẽ khung hình chung. + Quan sát mẫu, ước lượng và lên khung hình riêng cho từng mẫu. + Tìm tỷ lệ của các bộ phận, vẽ phác thảo hình dáng chung bằng các nét thẳng.

+ Vẽ nét chi tiết và điều chỉnh nét vẽ cho đúng hình.

+ Vẽ đậm, nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu theo cảm nhận riêng

GV vẽ lên bảng mẫu đã bày hoặc cho HS xem hình gợi ý - HS quan sát

Hoạt động 3: Thực hành

GV có thể cho HS vẽ màu hoặc cắt, xé dán bằng giấy màu - HS thực hành bài vẽ Khi HS vẽ GV quan sát và nhắc nhở:

+ Bố cục tranh so với giấy vẽ + So sánh tỷ lệ.

+ Xem xét độ đậm, nhạt

Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá

GV gợi ý để HS nhận xét các bài vẽ. - HS nhận xét

GV bổ sung, điều chỉnh, khen ngợi và động viên cả lớp GV nhận xét chung tiết học

IV. DẶN DÒ:

- Sưu tầm các tranh ảnh về lễ hội. - Chuẩn bị đất nặn cho bài học sau.

Bài 29: Tập nặn tạo dáng ĐỀ TÀI NGÀY HỘI I. MỤC TIÊU:

- HS hiểu được nội dung của một số ngày lễ hội. - HS biết cách nặn và sắp xếp các hình nặn theo đề tài.

- HS yêu mến quê hương và trân trọng các phong tục tập quán.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên:

- SGK, SGV.

- Sưu tầm tranh ảnh ngày lễ hội.

- Sưu tầm một số hình nặn của nghệ nhân về đề tài ngày hội (nếu có) - Đất nặn hoặc giấy màu, hồ dán….

Học sinh:

- SGK.

- Sưu tầm tranh ảnh về ngày hội…

- Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn hoặc đồ dùng để vẽ hay xé dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Ổn định lớp : - HS trật tự

- Giới thiệu bài.

Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét

GV yêu cầu HS kể về những ngày hội ở quê hương hoặc lễ hội mà em biết

- HS quan sát, lắng nghe GV gợi ý để HS nhớ lại các hoạt động trong các dịp lễ hội

GV cho HS xem một số tranh ảnh về lễ hội kèm theo các hoạt động trong lễ hội.

- GV yêu cầu HS chọn nội dung và nêu các hình ảnh sẽ nặn hoặc xé dán.

Hoạt động 2: Cách nặn

GV yêu cầu HS chọn nội dung từ đó tìm các hình ảnh chính và phụ

để nặn - HS lắng nghe

GV gợi ý để HS nhớ lại cách nặn :

+ Nặn từng bộ phận sau đó gắn các bộ phận lại với nhau + Nặn thêm các hình ảnh phụ và chi tiết (cờ, trống….) + Tạo dáng cho sinh động, sau đó sắp xếp lại đề tài.

Hoạt động 3: Thực hành

Có hai cách tiến hành - HS thực hành bài nặn

- Cho HS thực hành theo cá nhân

- Cho thực hành theo nhóm. - Có sự phân công trong bài

nặn GV quan sát và hướng dẫn thêm cho các em để các em hoàn thành bài tập

GV khuyến khích các em chọn nhiều đề tài khác nhau, tìm ra cách thể hiện sinh động, hấp dẫn.

Nếu chưa có điều kiện nặn, GV có thể hướng dẫn HS vẽ hoặc xé dán (nên cho thực hành trên khổ giấy lớn, chọn một số bài đẹp làm ĐDDH)

Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá

GV yêu cầu trình bày bài nặn theo nhóm và cá nhân để cả lớp tham - HS nhận xét

gia nhận xét, xếp loại

GV khen ngợi các bài nặn đẹp GV nhận xét chung tiết học

GV chọn một số bài nặn đẹp làm ĐDDH

IV. DẶN DÒ:

Bài 30: Vẽ trang trí TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƯỜNG I. MỤC TIÊU:

- HS hiểu được ý nghĩa của báo tường.

- HS biết cách trang trí và trang trí được đầu báo của lớp. - HS yêu thích các hoạt động tập thể.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên:

- SGK, SGV.

- Sưu tầm một số đầu báo (báo Nhân dân, Hoa học trò, Nhi đồng…). - Một số đầu báo của lớp hoặc của trường.

- Hình gợi ý cách vẽ.

Học sinh:

- SGK.

- Sưu tầm một số đầu báo - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, tẩy, thước kẻ, màu vẽ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Ổn định lớp : - HS trật tự

- Giới thiệu bài.

Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét

GV giới thiệu một số đầu báo và gợi ý HS nhận xét: - HS quan sát, lắng nghe + Tờ báo nào cũng có: đầu báo và thân báo (nội dung, hình vẽ minh

họa, tranh ảnh….)

+ Báo tường: báo của mỗi đơn vị như: bộ đội, trường học...thường được làm trong các dịp lễ hội, thi đua. Các cá nhân đóng góp bài viết, có thể là thơ ca, văn xuôi, tranh vẽ…sau đó dán lên bảng hoặc tờ giấy lớn để mọi người quan sát.

GV giới thiệu một số đầu báo, để HS tìm ra các yếu tố: + Tên tờ báo

+ Chủ đề của tờ báo: Chào mừng ngày thành lập Đoàn, Chào mừng ngày 20-11,….

+ Tên đơn vị

+ Các hình ảnh minh họa

GV yêu cầu một số HS phát biểu chọn tên, chủ đề, tên tờ báo, kiểu

chữ, hình minh họa. - HS trả lời

Hoạt động 2: Cách trang trí đầu báo tường

GV giới thiệu hình ảnh gợi ý cách vẽ hoặc vẽ minh họa lên bảng cách trang trí đầu báo.

+ Vẽ phác thảo các mảng chữ, hình minh họa.. + Kẻ chữ và vẽ hình trang trí.

+ Vẽ màu tươi sáng, rõ và phù hợp với nội dung.

Hoạt động 3 : Thực hành

GV tổ chức cho HS thực hành như sau : HS thảo luận

+ Làm bài cá nhân Phân công các phần việc

+ Làm bài theo nhóm trên bảng, hoặc giấy khổ A4. cho các thành viên trong nhóm

GV bao quát lớp, hướng dẫn các em làm bài

Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.

GV cùng HS chọn một số bài hoàn chỉnh và bài chưa hoàn thành để cả lớp nhận xét, đánh giá - HS nhận xét + Bố cục + Chữ + Hình minh họa + Màu sắc

GV gợi ý để HS xếp loại theo cảm nhận

GV nhận xét chung tiết học và xếp loại các bài vẽ

IV. DẶN DÒ :

Bài 31: Vẽ tranh ĐỀ TÀI ƯỚC MƠ CỦA EM I. MỤC TIÊU:

- HS hiểu về nội dung đề tài.

- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh theo ý thích. - HS phát huy trí tưởng tượng khi vẽ tranh.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên:

- SGK, SGV.

- Một số tranh về đề tài Ước mơ của em và một số đề tài khác - Hình gợi ý cách vẽ.

Học sinh:

- SGK.

- Sưu tầm tranh về đề tài Ước mơ của em . - Giấy vẽ hoặc vở thực hành.

- Bút chì, tẩy, màu vẽ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Ổn định lớp : - HS trật tự

- Giới thiệu bài.

Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài

GV giới thiệu tranh có nội dung khác nhau với đề tài về ước mơ: Vẽ về giấc mơ là thể hiện những mong muốn tốt đẹp của người vẽ về hiện tại hoặc tương lai

- HS quan sát. Đối với HS là các ước mơ được trở thành: họa sĩ, bác sĩ, phi công,

nhà khoa học,…

Yêu cầu HS nêu ước mơ của mình. - HS nêu ước mơ của mình

Hoạt động 2: Cách vẽ tranh

GV phân tích cách vẽ để thấy được sự đa dạng về cách vẽ, cách thể hiện đề tài:

+ Cách chọn hình ảnh - HS trả lời

+ Cách bố cục

+ Cách vẽ hình, vẽ màu

Hoạt động 3: Thực hành

GV có thể tổ chức vẽ như sau. - HS thực hiện bài vẽ + Vẽ theo cá nhân

+ Vẽ theo nhóm: tìm nội dung, phân công vẽ hình ảnh, tô màu. (trên

khổ giấy lớn) - Phân công công việc cho cácthành viên

GV theo dõi, gợi ý, bổ sung để HS hoàn thành được bài vẽ

GV bao quát lớp, khuyến khích các nhóm chọn nội dung và tìm cách thể hiện khác nhau, tạo không khí thi đua giữa các nhóm. - Hướng dẫn cụ thể những HS còn lúng túng.

Một phần của tài liệu Giáo án Mĩ thuật khối 5 (chuẩn KT) (Trang 49 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w