HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CTTC của công ty TNHH một thành viên cho thuê tài chính ngân hàng á châu nói riêng và thị trường cho thuê tài chính việt nam nói chung (Trang 25 - 30)

Châu quyết định tùy theo tình hình hoạt động của Công ty và chỉ thực hiện sau khi Ngân hàng Nhà nước chấp nhận và đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.

2.2. Cơ cấu tổ chức và các đơn vị trực thuộcCơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức:

− Hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc; − Ban kiểm soát;

− Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc; − Kế toán trưởng;

Cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc do Tổng giám đốc tham mưu trình Hội đồng quản trị Công ty quyết định phù hợp với nhu cầu thực tế và quy định của pháp luật.

− Hội đồng quản trị Công ty gồm 3 thành viên, bao gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch và Ủy viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị công ty gồm 2 thành viên chuyên trách và 1 thành viên kiêm nhiệm.

− Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của Công ty; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Công ty. Số lượng thành viên Ban Kiểm Soát gồm 3 thành viên, bao gồm 2 thành viên chuyên trách và một thành viên kiêm nhiệm.

Trang 25 / 57

HỘI ĐỒNGQUẢN TRỊ QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRỢ LÝ

BAN TÍN DỤNG KINH DOANH VẬN HÀNH HỖ TRỢ

Phòng kinh doanh 1 Phòng kinh doanh 2 Bộ phận phân tích tín dụng Bộ phận quan hệ đối tác Phòng dịch vụ khách hàng Bộ phận pháp chế và tuân Bộ phận thẩm định tài sản Phòng kế toán – hành chánh Các chi nhánh/Phòng giao dịch/Văn phòng đại diện

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức 2.3. Nội dung hoạt động:

a) Huy động vốn từ các nguồn sau:

• Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên của tổ chức, cá nhân; • Vay vốn ngắn, trung và dài hạn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước;

• Phát hành các loại giấy tờ có giá như kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi trái phiếu và các loại giấy tờ khác có thời hạn trên 1 năm để huy động vốn của tổ chức và cá nhân trong nước theo quy định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn;

• Tiếp nhận các nguồn vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

b) Thực hiện các nghiệp vụ sau đây theo quy định của Ngân hàng Nhà nước:

• Cho thuê tài chính;

• Mua và cho thuê theo hình thức cho thuê tài chính;

• Tư vấn cho khách hàng về những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính;

• Thực hiện các dịch vụ ủy thác cho thuê tài chính ( nhận ủy thác bằng máy móc, thiết bị hoặc các nguồn vốn để nhập máy móc, thiết bị cho thuê tài chính đối với khách hàng) và các dịch vụ ủy thác khác liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính;

• Thực hiện các dịch vụ quản lý tài sản liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính;

• Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước;

• Cho thuê vận hành

• Bán các khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính cho các tổ chức cá nhân.

c) Thực hiện hoạt động ngoại hối theo quy định của pháp luật. d) Thực hiện các nghiệp vụ khác khi được Ngân hàng cho phép.

2.4. Thực trang thị trường cho thuê tài chính tại Việt Nam.

Loại hình cho thuê tài chính (CTTC) góp phần giảm gánh nặng cho hệ thống ngân hàng trong việc cung ứng vốn đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên,

thị phần về huy động và dư nợ cho thuê của các công ty CTTC vẫn còn khá khiêm tốn.

2.4.1. Chủ thể tham gia

Hiện nay mới chỉ có 12 công ty CTTC trong đó 8 công ty thuộc hiệp hội CTTC Việt Nam với tổng số vốn điều lệ là 2.500 tỉ đồng và 4 công ty 100% vốn nước ngoài, theo Ông Đàm Đức Long – Tổng thư ký Hiệp hội Cho thuê Tài chính Việt Nam

Các chủ thể có nhu cầu thuê tài chính trên thị trường cho thuê tài chính là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh,... và cá nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, thực tế thì khách hàng đi thuê chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải và xây dựng.

2.4.2. Hàng hóa trên thị trường cho thuê tài chính

Thực trạng hàng hoá CTTC tại Việt Nam: Hiện nay, tài sản cho thuê tài chính chủ yếu tập trung vào phương tiện vận tải, máy móc thiết bị đáp ứng được tỷ lệ 37% so với nhu cầu của nền kinh tế. Tiếp đến là máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ cũng chỉ đáp ứng được 34% so với nhu cầu của nền kinh tế. Máy móc, thiết bị của một ngành khác được tài trợ bằng phương thức thuê tài chính như thiết bị ngành in, máy móc công trình sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản cũng chiếm một tỷ trọng thấp so với nhu cầu của nền kinh tế.

Đánh giá thực trạng hàng hoá CTTC tại Việt Nam: Chiến lược khách hàng tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt ưu tiên cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, thị trường đầu ra ổn định, có khả năng quản lý và tiềm năng phát triển tốt. Việc đầu tư dưới hình thức CTTC ngày càng được mở rộng ở tất cả các lĩnh vực như giao thông vận tải, xây dựng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, bệnh viện, nông nghiệp,…Tài sản cho thuê chủ yếu tập trung vào phương tiện vận tải, máy móc thiết bị… có chất lượng và mức độ công nghệ có trình độ trung bình, dây chuyền công nghệ cao và máy móc thiết bị hiện

đại tiên tiến còn chiếm một tỷ trọng thấp trong hoạt động cho thuê của các công ty CTTC. Các công ty CTTC chưa áp dụng tài sản cho thuê là bất động sản.

2.4.3. Phương thức cho thuê tài chính

Tuy có nhiều phương thức giao dịch cho thuê tài chính nhưng trên thị trường cho thuê tài chính Việt Nam hiện nay phổ biến có 3 phương thức:

- Phương thức giao dịch CTTC 3 bên. - Phương thức giao dịch CTTC 2 bên.

- Phương thức giao dịch mua và cho thuê lại (bán và tái thuê).

2.4.4. Giá cả cho thuê tài chính

Giá cả CTTC hiện nay thường cao hơn so với các loại hình tín dụng khác, chưa hấp dẫn được các khách hàng thuê. Lãi suất CTTC cao hơn so với lãi suất cho vay trung dài hạn từ 20% đến 25% và cao hơn 10% nếu tài sản được mua sắm trực tiếp từ nhà sản xuất.

Mặc dù cho thuê tài chính là loại hình cấp tín dụng trung và dài hạn khá phổ biến trên thế giới và có nhiều lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên, sau 15 năm có mặt, thị trường cho thuê tài chính Việt Nam chỉ có 14 công ty được thành lập dưới các hình thức sở hữu khác nhau.

Vốn điều lệ trung bình của một doanh nghiệp cho thuê tài chính là 150 tỉ đồng - rất nhỏ so với vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại (thường là trên 1.000 tỉ đồng). Và hiện có nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả.

2.4.5. Mức nợ xấu

Theo Báo cáo Định dạng hệ thống tổ chức tín dụng vừa được Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia công bố cho thấy số liệu rất đáng quan ngại về tình hình hoạt động của các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam.

Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu (nợ dưới chuẩn, nghi ngờ hoặc hiện hữu khả năng mất vốn) của các đơn vị này tính đến giữa năm 2011 lên tới 45,38% tổng dư nợ.

Trong khi đó, tỷ lệ bình quân toàn ngành ngân hàng chỉ là 3,11%, Mức nợ xấu này cao gấp 15 lần tỷ lệ nợ xấu trung bình của hệ thống các tổ chức tín dụng. (đều tính theo chuẩn kế toán của Việt Nam).

Tổng tài sản của các công ty này đạt 19.242 tỷ đồng tại cùng thời điểm nhưng vốn chủ sở hữu đã âm 2.174 tỷ đồng. Trong khi đó, hệ số an toàn vốn (CAR - vốn tự có trên tổng tài sản có rủi ro) tại các tổ chức này đang ở mức -10,92%, kém xa so với mức trung bình của toàn hệ thống là 11,67% cũng như mức tối thiểu 9% theo quy định hiện hành.

Theo phân tích của các chuyên gia, tỷ lệ nợ xấu của các doanh nghiệp này tuy ở mức rất cao nhưng chưa trực tiếp ảnh hưởng tới an toàn toàn hệ thống bởi với tài sản đạt trên 19.200 tỷ đồng, các công ty cho thuê tài chính hiện chỉ chiếm hơn 4% tổng tài sản của các tổ chức tín dụng.

2.5. Đánh giá thị trường CTTC tại Việt Nam

2.5.1. Những thành tựu

Thứ nhất, góp phần hoàn thiện thị trường tài chính (TTTC). Sự ra đời của

hoạt động CTTC đã trở thành kênh dẫn vốn mới bên cạnh các kênh tuyền thống từ các ngân hàng thương mại (NHTM), qua đó góp phần giảm sức ép gánh nặng cho hệ thống NHTM trong việc cung ứng vốn đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế đặc biệt là vốn trung và dài hạn.

Chính sự có mặt của 12 công ty CTTC đang góp phần vào việc hoàn thiện các thể chế tài chính và các dịch vụ tài chính theo đúng kỳ vọng của đến án chiến lược tài chính của VN đến năm 2020 được phê duyệt ngày 18 tháng 4 năm 2012.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CTTC của công ty TNHH một thành viên cho thuê tài chính ngân hàng á châu nói riêng và thị trường cho thuê tài chính việt nam nói chung (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w