Quá trình phôi vị hóa và tạo trung bì

Một phần của tài liệu Đề tài QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁ THỂ Ở CẦU GAI (Trang 45 - 49)

b. Cơ chế lâu dà

4.4. Quá trình phôi vị hóa và tạo trung bì

Để trở thành một sinh vật có đầy đủ các chức năng, phôi phải sắp xếp lại các tế bào phôi nang theo một sơ đồ cơ thể đặc trưng cho loài. Thời kỳ đầu tiên của quá trình này là sự tạo phôi vị. Sự phôi vị hóa biến đổi phôi nang hình cầu thành một cấu trúc phức tạp gồm có ba lớp tế bào. Lớp ngoài cùng tiếp xúc trực tiếp với môi trường là ngoại bì (lá phôi thứ nhất). Ở phần lớn sinh vật nó cho ra biểu bì và hệ thần kinh. Lớp tế bào bên trong là nội bì (lá phôi thứ hai) tạo thành ruột nguyên thủy. Nhiều cấu trúc đa bào phát triển từ lớp tế bào ở giữa là trung bì (lá phôi giữa).

Phôi nang của cầu gai là một khối cầu rỗng chỉ có một lớp phôi bì khoảng 1000 tế bào, dẹt ở cực thực vật. Các phôi bì bắt nguồn từ những vùng khác nhau của hợp tử, có kích thước và bản chất khác nhau. Hình 19 cho thấy số phận các vùng khác nhau của phôi nang khi chúng phát triển qua giai đoạn phôi vị đến giai đoạn ấu trùng pluteus đặc trưng của cầu gai. Số phận của mỗi lớp tế

Hình 19. Sự phát triển của cầu gai

(A) Hợp tử; (B) & (C) Phôi nang; (D) Phôi vị ; (E) Ấu trùng hình lăng trụ; (F) Ấu trùng pluteus

Phôi nang cầu gai là một phôi nang rỗng điển hình với

thành phần là một lớp tế bào dạng biểu mô. Tạo phôi vị theo phương thức lõm điển hình. Toàn bộ phần đáy (cực thực vật) lõm vào xoang phôi nang. Đồng thời với quá trình lõm, các tế bào trung bì cũng bị tách khỏi nội bì và đi vào xoang phôi

nang để tạo các tế bào trung bì. Các tế bào này phân bố thưa thớt trong xoang phôi nang giống như các tế bào trung mô ở phôi động vật có xương sống.

Như vậy, ở cầu gai, sự tách trung bì xảy ra đồng thời với quá trình lõm vào để tạo nội bì. Về sau nội bì sẽ hình thành biểu mô ruột, phôi khẩu sẽ hình thành hậu môn còn miệng sẽ tạo mới.

Một phần của tài liệu Đề tài QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁ THỂ Ở CẦU GAI (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(69 trang)