Thị trường nước ngoài mới phát triển được bề rộng chưa phát

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn "Những biện pháp nhằm phát triển thị trường hàng hóa của doanh nghiệp thương mại nước ta trong thời gian tới" docx (Trang 41)

sâu.

Phát triển thị trường nước ngoài theo cả bề rộng, cả bề sâu đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp các ngành và nâng cao năng lực hoạt động xuất nhập khẩu của các DNTM.

Chỉ tiêu để xác định mức độ xâm nhập vào thị trường nước ngoài là số lượng hàng hóa, chủng loại hàng hóa được xuất và bán ở thị trường đó như thế nào. Để tăng được bề sâu ở thị trường nước ngoài các DNTM phải tạo được số lượng lớn hàng hóa hoặc nhiều chủng loại hàng hóa vào một thị trường. Để làm được điều này các DNTM cần có vốn lớn, có đủ điều kiện để tham gia xuất khẩu hàng hóa và biết cách xâm nhập thị trường nước ngoài.

2.4.4. Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra thường xuyên và ngày càng tinh vi.

Buôn lậu hàng hóa có ảnh hưởng rất lớn đến các DNTM. Vì hàng buôn lậu thường rẻ hơn rất nhiều so với hàng mà các DNTM mua để bán.

Tình hình buôn lậu hàng hóa qua biên giới Việt Nam - TrungQuốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Thái Lan và cả đường biển diễn ra phức tạp, gây mất ổn định thị trường hàng hóa. Hàng Trung Quốc rất rẻ mà được nhập lậu vào Việt Nam thì càng rẻ làm cho hàng Việt Nam, hàng nhập khẩu khó tiêu thụ làm cho các DNTM khó tiêu thụ hàng hóa.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để ngăn chặn được tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại để ổn định thị trường, tạo công bằng cho các doanh nghiệp thương mại.

2.4.5. Khung pháp lý cho hoạt động thương mại bước đầu đã thông thoáng nhưng thể chế kinh tế thị trường còn chưa hoàn chỉnh.

Thực trạng của hệ thống thể chế được nhiều doanh nghiệp gọi là "5 không": không minh bạch, không đồng bộ, không nhất quán, không sát thực tế và không thống nhất. Môi trường pháp lý ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của DNTM, đặc biệt là đối với DNTM xuất nhập khẩu. Cần có một thể chế kinh tế thị trường rõ ràng hơn, cụ thể hơn, đồng bộ, nhất quán, thực tế, nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất để các DNTM tổ chức tốt lưu thông

hàng hóa và phát triển thị trường hàng hóa của mình.

Công tác quản lý nhà nước về thương mại, ban hành các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách, hướng dẫn và quản lý hoạt động thương mại, dịch vụ còn yếu kém và hiệu quả thấp. Do thiếu nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể trong lĩnh vực thương mại đã làm hạn chế hiệu lực của các văn bản pháp quy, hệ thống pháp luật, Luật thương mại khó đi vào thực tiễn cuộc sống kinh doanh.

CHƯƠNG 3

NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NƯỚC TA TRONG

THỜI GIAN TỚI

3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG.

3.1.1. Thúc đẩy thương mại Việt Nam phát triển.

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ nhiệm vụ của ngành thương mại trong thời gian tới là: "Phát triển mạnh thương mại, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động để mở rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế có hiệu quả. Hình thành các trung tâm thương mại lớn, các chợ nông thôn, nhất là ở miền núi, bảo đảm cung cấp một số sản phẩm thiết yếu cho vùng sâu, vùng xa và hải đảo, tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ nông sản, phát triển thương mại điện tử. Nhà nước, các hiệp hội, các doanh nghiệp phối hợp tìm kiếm, mở rộng thị trường cho sản phẩm Việt Nam".

Như vậy phát triển thị trường hàng hóa nằm trong chiến lược phát triển thị trường của thương mại Việt Nam. Phát triển thị trường hàng hóa nói chung và phát triển t hàng hóa của doanh nghiệp thương mại (DNTM) nói riêng sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy thương mại Việt Nam phát triển. Thông qua việc tổ chức tốt thị trường và lưu thông hàng hóa làm cho thương mại thực sự là đòn bảy sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội, góp phần ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân một cách hợp lý, tăng tích lũy cho ngân sách Nhà nước, cải thiện đời sống nhân dân.

Mục tiêu phấn đấu trong những năm tới 2001 - 2005 là phát triển, mở rộng và đa dạng hóa thị trường, tổng mức lưu chuyển hàng hóa tăng từ 11 - 14%/năm, tăng cường xuất khẩu hàng hóa, giảm nhập khẩu hàng hóa.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, các DNTM nước ta còn những hạn chế, chưa đạt được hiệu quả kinh tế cao trong việc lưu thông hàng hóa. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cũng chỉ ra những thiếu sót và khuyết điểm làm phát sinh những vấn đề phức tạp mới, cần có chủ trương và biện pháp giải quyết đúng đắn nhằm đảm bảo định hướng cho sự phát triển.

Những tồn tại đó là: "Nạn buôn lậu, làm hàng giả, gian lận thương mại làm mất ổn định thị trường, gây thiệt hại lớn cho các DNTM, lĩnh vực xuất khẩu có những hạn chế về tạo nguồn hàng, chất lượng, sức cạnh tranh, xuất khẩu hàng nông sản thô, nguyên liệu thô còn chiếm tỷ trọng lớn, nhiều mặt hàng còn phải xuất khẩu qua trung gian hoặc chỉ gia công nên hiệu quả kinh tế thấp.

Vì vậy phát triển thị trường hàng hóa sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp thương mại. Mục tiêu trong thời gian tới là nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, tạo nguồn hàng đầy đủ, kịp thời cho DNTM, hạn chế buôn lậu, gian lận thương mại đảm bảo cho các DNTM có thị trường ổn định, hướng vào thị trường nội địa, mở rộng thị trường nước ngoài. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng đối với DNTM. Bởi vì thị trường hàng hóa vừa là môi trường hoạt động và là mục tiêu của DNTM.

Nhà nước có chính sách hỗ trợ, tạo mọi điều kiện cho các DNTM phát triển kinh doanh hàng hóa ở vùng sâu, vùng xa và hải đảo cũng không ngoài mục đích bảo đảm hiệu quả kinh doanh cho các DNTM.

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các DNTM phải đối mặt với nhiều rủi ro, tổn thất. Phát triển thị trường kết hợp với nhiều biện pháp hạn chế nguy cơ rủi ro, tổn thất trên thị trường nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, chủ động tìm kiếm giảm nhẹ chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và duy trì sự phát triển bền vững.

3.1.3. Tăng xuất khẩu, giảm thiểu nhập khẩu.

lược chung về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 đã định hướng nội dung cơ bản của Thương mại Việt Nam cho kỷ nguyên mới là: "Tăng tốc độ tăng trưởng thương mại về mọi mặt. Bảo đảm cán cân thương mại ở mức hợp lý; mở rộng và đa dạng hóa thị trường và phương thức kinh doanh, hội nhập thẳng vào kinh tế khu vực và thế giới. Chớp thời cơ thuận lợi tạo ra sự phát triển đột biến, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa kinh tế nước ta và các nước trong khu vực".

Về quy mô và tốc độ tăng trưởng.

Theo dự thảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001 - 2010 thì đến năm 2010 GDP sẽ tăng gấp đôi so với năm 2000, bình quân tăng khoảng 7,2%/ năm. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu phải gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP, tức là khoảng +14%/năm. Chiến lược đã đề ra phương án phấn đấu thực hiện như sau:

1. Về xuất khẩu.

a. Xuất khẩu hàng hóa.

- Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001 - 2010 là 15%/năm. Trong đó thời kỳ 2001 - 2005 tăng 16%/năm thời kỳ 2006 - 2010 tăng 14%/năm.

- Giá trị tăng từ 13,5 tỷ USD năm 2000 lên 54,6 tỷ USD năm 2010 (tức là gấp 4 lần).

- Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa so với GDP tăng từ 29,5% trong thời kỳ 1991 - 2000 lên 71,1% cho toàn kỳ 2001 - 2010.

b. Xuất khẩu dịch vụ:

- Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001 - 2010 là 15%/năm.

- Giá trị tăng từ 2 tỷ USD năm 2000 lên 8,1 tỷ USD năm 2010 (tức là gấp hơn 4 lần).

- Tỷ trọng so với GDP tính trung bình cho thời kỳ 2001 - 2005 là 10,3%. c. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

- Giá trị tăng từ 15,5 tỷ USD vào năm 2000 lên 62,8 tỷ USD vào năm 2010 (hơn 4 lần).

- Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ so với GDP tính chung cho toàn kỳ 2001 - 2010 khoảng 80%.

2. Về nhập khẩu.

Tiết kiệm ngoại tệ, nhập khẩu những hàng hóa cần thiết, máy móc thiết bị, công nghệ mới. Giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu, giữ thế chủ động trong nhập khẩu kiềm chế nhập siêu, giảm tỷ lệ nhập siêu; tiến tới cân bằng xuất nhập và xuất siêu.

a. Nhập khẩu hàng hóa:

- Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001 - 2010 là 14%/năm; trong đó thời kỳ 2001 - 2005 là 15%/năm và thời kỳ 2006 - 2010 là 13%/năm.

- Giá trị kim ngạch tăng từ 14,5 tỷ USD năm 2000 lên 29,2 tỷ USD năm 2005 và 53,7 tỷ USD năm 2010.

b. Nhập khẩu dịch vụ:

- Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001 - 2010 là 11%/năm.

- Giá trị tăng từ 1,2 tỷ USD năm 2000 là 2,02 tỷ USD năm 2005 và 3,4 tỷ USD năm 2010.

c. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa - dịch vụ:

Tăng từ 15,7 tỷ USD năm 2000 lên 31,2 tỷ USD năm 2005 và 57,14 tỷ USD năm 2010.

Về cơ cấu hàng hóa xuất - nhập khẩu:

Gia tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến và chế tạo với giá trị gia tăng ngày càng cao, chú trọng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, giảm dần tỷ trọng hàng khô (dầu thô, than đá giảm từ 20% năm 2000 xuống 3 - 3,5% năm 2010). Nhóm sản phẩm chế biến, chế tạo (dệt may, thực phẩm, cơ khí v.v... tăng từ 31,4% lên 40 - 45%) sản phẩm công nghệ cao (điện tử, tin học tăng từ 5,4% lên 12 - 14%).

Về cơ cấu xuất - nhập khẩu dịch vụ:

Tốc độ tăng trưởng dự kiến thời kỳ 2001 - 2010 là 15%/năm (xuất khẩu dịch vụ có thể đạt 8,1 tỷ USD năm 2010) xuất khẩu lao động 4,5 tỷ USD; du

lịch 1,6 tỷ USD. Nhập khẩu dịch vụ dự kiến tăng 11% năm đạt giá trị kim ngạch 3,4 tỷ USD vào năm 2010 xuất siêu về dịch vụ năm 2010 đạt khoảng 4,7 tỷ USD.

* Về thị trường xuất - nhập khẩu:

Đa dạng hóa thị trường, tích cực chủ động tranh thủ mở rộng thị trường nhất là sau khi tham gia WTO. Đa phương hóa, đa dạng hóa với các đối tác. Đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn nhưng hiện còn chiếm tỷ trọng thấp; mở các thị trường mới (Mỹ, Châu Phi).

Thị trường châu Á - Thái Bình Dương vẫn là thị trường trọng điểm. Trong 10 năm tới cả khu vực như Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Trung Cận Đông, Châu Phi, Úc... sẽ là những thị trường chúng ta cần quan tâm đặc biệt.

3.1.4. Phục vụ tiêu dùng cá nhân và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. nước.

Mục tiêu phục vụ tiêu dùng cá nhân là nhằm nâng cao mức hưởng thụ của người dân về hàng hóa là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển thị trường hàng hóa của các doanh nghiệp thương mại nước ta trong thời gian tới. Điều này được thể hiện ở các chính sách phát triển thị trường hàng hóa nội địa của nhà nước ta để mọi người dân mà trong đó 80% là nông dân - có thu nhập thấp có thể mua được hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống. Các chính sách đó phát triển hệ thống giao thông vận tải các vùng nông thôn, miền núi như việc xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh sẽ giảm được chi phí lưu thông hàng hóa cho các doanh nghiệp thương mại, khuyến khích các doanh nghiệp thương mại mở rộng thị trường khu vực nông thôn, miền núi.

Nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng còn thể hiện ở việc cung cấp các hàng hóa chất lượng, mẫu mã đẹp và giá cả hợp lý. Ngoài ra cần ngăn cấm kinh doanh, tiêu thụ các mặt hàng lậu, hàng kém chất lượng, hàng độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe và lợi ích của người tiêu dùng.

Mục tiêu phát triển thị trường hàng hóa của các doanh nghiệp thương mại nước ta trong thời gian tới còn là phục vụ công cuộc xây dựng đất nước - công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nước ta đang trong giai đoạn thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên rất cần thiết bị kỹ thuật công nghệ cao, cần có sự hỗ trợ. Sự tham gia tích cực của các đối tác. Vì vậy nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thương mại mở rộng thị trường hàng hóa để phục vụ mục tiêu trên. Các doanh nghiệp thương mại cung cấp các nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị cho sản xuất và thực hiện lưu thông hàng hóa, tiêu thụ các sản phẩm ở thị trường trong nước và cả thị trường nước ngoài.

3.2. NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI. DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI.

3.2.1. Nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa ở các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trong nước tuy đã có những đổi mới tiến bộ đáng kể trong mấy năm gần đây nhưng chưa đạt yêu cầu đặt ra, hàng hóa chưa cạnh tranh nổi với hàng Trung Quốc, hàng ngoại. Các doanh nghiệp sản xuất cần đầu tư, áp dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất hàng hóa để cải thiện chất lượng hàng hóa, giảm giá thành sản phẩm nhằm tạo nguồn hàng tốt, cho các doanh nghiệp thương mại.

Thực tế các DNTM không cần quan tâm đến việc sản xuất hàng hóa. Đó là trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất. Nhưng để có được sản phẩm tốt, dễ tiêu thụ thì cần có vốn để có được sản phẩm tốt, dễ tiêu thụ thì cần có vốn để đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất, cải tiến kỹ thuật. DNTM có thể liên kết với doanh nghiệp sản xuất, góp vốn để sản xuất ra hàng hóa và DNTM thực hiện việc tiêu thụ hàng hóa đó tốt hơn.

Giải quyết tốt vấn đề này là giải quyết được việc hoàn thiện mối quan hệ kinh tế ổn định và lâu dài giữa các DNTM với các doanh nghiệp sản xuất. Giới sản xuất và kinh doanh phải đề cao trách nhiệm và phối hợp trong việc tìm kiếm giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Việt

Nam trên thị trường, coi chữ tín trong sản xuất - kinh doanh là vấn đề sống còn để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường.

3.2.2. Tổ chức mạng lưới thu mua hợp lý.

Tổ chức mạng lưới thu mua hợp lý là vấn đề hết sức quan trọng để nguồn hàng được mua đầy đủ, kịp thời, đúng số lượng, chất lượng và thời gian cần hàng. Mạng lưới thu mua trực tiếp đến tận nơi được tổ chức ở những nơi tập trung nguồn hàng, ở những thị trường nguồn hàng chính, hoặc vào thời gian thu hoạch có thể đặt các đại lý thu mua ở những nơi nguồn hàng phân tán hoặc có phương thức kết hợp giảm phí tổn thu mua.

Để khuyến khích hoạt động tạo nguồn hàng và thu mua hàng hóa được đúng yêu cầu về chất lượng, số lượng, giá cả, thời gian và địa điểm giao

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn "Những biện pháp nhằm phát triển thị trường hàng hóa của doanh nghiệp thương mại nước ta trong thời gian tới" docx (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)