Trong những năm gần đây, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã gây ra suy thoái kinh tế ở Đông Nam Á, khiến nhu cầu nông sản giảm sút khá mạnh, đặc biệt là các mặt hàng lương thực và thực phẩm. Tuy vậy, nhu cầu tăng nhẹ ở một số khu vực như châu Mỹ La Tinh, Bắc Phi và Trung Đông sẽ hạn chế phần nào xu hướng giảm giá này. Về mặt dài hạn, theo dự báo của tổ chức Lương - Nông thế giới (FAO), trong những năm đầu thập kỷ này, tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ tiếp tục được ứng dụng rộng rãi hơn thúc đẩy sản lượng nông nghiệp tăng, nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu, do đó không gây sức ép làm tăng giá các mặt hàng nông sản. Trong thời kỳ 1994-2005, mức tăng sản lượng hoàn toàn phù hợp với mức tăng nhu cầu 2% năm, nhỉnh hơn đôi chút so với 1,7%/ năm thời kỳ 1984 - 1994. Cũng theo tổ chức FAO dự đoán, mức độ tăng buôn bán hàng nông nghiệp sẽ giảm nhẹ từ 2,5% giai đoạn 1984 - 1994 xuống còn 2,2%, giai đoạn 1994 - 2005 và xuống 2,0% giai đoạn 2006 - 2010. Tuy vậy, tình hình buôn bán nông sản thế giới có thể sáng sủa hơn ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Đông Nam Á, Nam Á, châu Mỹ La Tinh, Bắc Phi và Trung Đông do các khu vực này sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Hơn nữa, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh khiến nhu cầu tăng thanh theo. Do đó các nước đang phát triển sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng về mức tăng trưởng của nhu cầu các sản phẩm nông nghiệp. Ở các nước công nghiệp phát triển, mức tiêu dùng cao hơn và có thể bão hòa đi đôi với tỷ lệ tăng dân số thấp sẽ làm giảm nhu cầu. Dự báo nhu cầu nông nghiệp của các nước đang phát triển sẽ đạt 162 tỷ USD vào 2005, chiếm 49% toàn thế giới so với 113,2 tỷ USD và 43% thời kỳ 1993 - 1995, và có thể sẽ vượt quá con số 200 tỷ USD vào 2010.
3.3.1.1. Mặt hàng gạo.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhu cầu gạo bình quân đầu người sẽ có xu hướng giảm ở một số nước châu Á có thu nhập tăng nhanh, khả năng cung cấp gạo chất lượng cao sẽ giảm, do đó cầu sẽ lớn hơn cung trên thị trường gạo phẩm chất cao, nên giá loại gạo này sẽ tăng mạnh. Dự báo nhu cầu nhập gạo
của Nhật Bản vào 2009 sẽ là 729 nghìn tấn; của Hàn Quốc là 205 nghìn tấn. Trái lại, nhu cầu gạo phẩm chất thấp sẽ giảm nếu không có những đột biến về thiên tai hoặc khủng hoảng kinh tế. Tuy vậy, chiều hướng này cũng có thể được cải thiện đôi chút khi nhu cầu gạo phẩm chất thấp cho chăn nuôi tăng lên.
Cũng theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, các nước xuất khẩu gạo chính trên thế giới vẫn là Thái Lan, Việt Nam, Mỹ và Ấn Độ. Thái Lan sẽ vẫn tiếp tục dẫn đầu, song sẽ phải nhường bớt thị phần xuất khẩu gạo cho Việt Nam. Một số nước và khu vực như Pakitstan, Myanma; Campuchia và các nước Mỹ La Tinh sẽ tăng xuất khẩu gạo, trái lại Mỹ và Ấn Độ sẽ giảm xuất khẩu gạo, Trung Quốc sẽ tiếp tục xuất khẩu song khối lượng giảm.
3.3.1.2. Mặt hàng dừa.
Giá mặt hàng này được dự đoán là sẽ tăng khoảng 22% vào năm 2002 so với mức của nam 2000; đến 2005 giá thực tế của dừa được dự đoán tăng 45% so với mức năm 2000 và sẽ không thay đổi cho tới tận 2010.
3.3.1.3. Mặt hàng cà phê.
Theo dự báo của FAO, sản lượng cà phê sẽ tăng mạnh nhất ở châu Á với tốc độ bình quân 3,34%/năm giai đoạn 1999 - 2009. Dự kiến vào năm 2005, sản lượng cà phê châu Á đạt 1,36 triệu tấn và khoảng 1,9 triệu tấn vào năm 2009, trong đó tốc độ tăng sản lượng của Việt Nam là 8%/năm, Ấn Độ 9%/năm và Inđônexia 1%/năm... Đồng thời FAO cũng cho rằng, thị trường cà phê giới có xu hướng cung cao hơn cầu, do vậy giá cà phê khó có thể tăng lên. Ngân hàng thế giới dự báo, giá cà phê chè sẽ là khoảng 2540 USD/tấn và cà phê vối khoảng 1860 USD/tấn vào năm 2009.
3.3.1.4. Mặt hàng chè.
Mức tiêu thụ chè của thế giới được dự báo về tăng cũng khoảng 2,8%/năm, đạt 2,67 triệu tấn vào 2005 và khoảng 3 triệu tấn vào 2009. Nhu cầu chè của các nước đang phát triển được dự báo tăng 3%/năm; tiêu thụ chè tại Ấn Độ tăng 3,2%/năm; các nước như Paskitan, I ran, Ai Cập tiêu thụ chè tăng tương ứng là 160, 122 và 90 ngàn tấn/năm. Tiêu thụ chè tại các nước
công nghiệp phát triển tăng khoảng 2,2%/năm, song Anh lại giảm; nhu cầu chè của Mỹ sẽ tăng dưới 1%/năm. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ chè ở các nước thuộc Liên Xô cũ sẽ tăng khá cao, 4,5%/năm.
3.3.1.5. Mặt hàng gỗ.
Buôn bán gỗ ván toàn cầu sẽ tăng bình quân 0,96%/năm trong giai đoạn 1992 - 2010, đạt 29,35 triệu m3 và 2010. Indonexia - nước xuất khẩu gỗ ván lớn nhất thế giới hiện nay, được dự báo sẽ tiếp tục tăng xuất khẩu và đạt 10,2 triệu m3; Canada cũng tăng mạnh xuất khẩu lên 4,85 triệu m3; trong khi Malaixia và Mỹ sẽ giảm xuất khẩu. Các nước châu Âu sẽ giảm mạnh nhập khẩu còn 2,86 triệu m3 do sản xuất tăng; Nhật Bản giảm nhập khẩu 1,5 lần; trong khi Mỹ sẽ tăng mạnh nhập khẩu lên 7,08 triệu m3 vào 2010. Trung Quốc sẽ tăng mạnh nhập khẩu gỗ ván và thay thế vị trí nước nhập khẩu lớn nhất Châu Á của Nhật Bản. Theo dự báo của FAO, Trung Quốc sẽ nhập khẩu 6,37 triệu m3 vào năm 2010.
3.3.2. Nhóm hàng nguyên liệu thô.
Theo đánh giá chung của WB, IMF và một số tổ chức khác thì nhìn chung giá nguyên liệu thô có xu hướng vững lên trong thời kỳ 2001 - 2010 do trữ lượng của các nguyên liệu thô, năng lượng giảm; hơn nữa sự phát triển của ngành khoa học vật liệu mới cũng chưa tạo ra nhiều nguyên liệu, nhiên liệu và phụ gia thay thế... Về các con số cụ thể về sản lượng, khối lượng và tốc độ tăng xuất nhập khẩu hàng năm cho tới 2010 không có, nên chúng tôi không thể đưa ra được một con số cụ thể về giá của nhóm hàng này. Chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào hai mặt hàng quan trọng mà hiện cũng đang chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là than và dầu mỏ.
3.3.3 Nhóm hàng năng lượng.
3.3.3.1. Mặt hàng dầu mỏ.
Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), nhu cầu dầu mỏ được dự đoán sẽ tăng lên tới 88 triệu thùng/ngày vào năm 2010, tăng hơn 20 triệu thùng/ngày hay 1,6% so với năm 1994, so với mức tăng chỉ có 4 triệu thùng/ngày hay 0,4% 16 năm trước. Nhu cầu dầu mỏ ở các nước thuộc Liên
Xô và Đông Âu cũ tăng vừa phải; với phần còn lại của thế giới, nhu cầu dầu mỏ tăng 2,5%/năm. Có nhiều nhân tố đóng vai trò quan trọng duy trì tốc độ tăng nhu cầu dầu mỏ ở mức vừa phải như các kỹ thuật mới. Hiệu quả được nâng cao, trợ cấp đối với khí ga, các nhiên liệu vận tải thay thế, trợ cấp được hủy bỏ, và các vấn đề về môi trường như chất lượng không khí, khí thải CO2... Khoảng 80% nhu cầu dầu mỏ của các nước không phải thành viên OECD tăng được dự báo là ở châu Á. Nhu cầu dầu mỏ tăng chủ yếu do nhu cầu nhiên liệu cho vận tải tăng... Tốc độ tăng nhu cầu dầu mỏ ở một số khu vực như sau: Bắc Mỹ tăng 0,5%/năm từ 2001 - 2010, châu Âu tăng dưới 0,5%/năm, các nước OECD khu vực Thái Bình Dương tăng dưới 1%; các nước đang phát triển tăng khoảng 4%/năm trong đó Trung Quốc sẽ tăng 5%/năm; các khu vực còn lại như Mỹ La Tinh, Châu Phi, Trung Đông, Liên Xô cũ... được dự báo sẽ tăng từ 2-2,5% trong cùng thời kỳ này.
3.3.3.2. Mặt hàng than.
Theo dự báo đến 2010, nhu cầu tiêu thụ than của thế giới sẽ tăng 48% so với năm 1995, đạt tới 6,9 tỷ tấn. Trong thời kỳ này, nhu cầu tiêu thụ than sẽ có thay đổi đáng kể ở một số khu vực: ở châu Âu giảm 30%; trái lại ở các châu lực khác lại tăng lên, đặc biệt ở các nước đang phát triển sẽ tăng kỷ lục 2,1 lần, đạt 6,865 tỷ tấn vào 2030, châu Á được dự báo sẽ là khu vực tiêu thụ than lớn nhất thế giới, chủ yếu là than năng lượng cho sản xuất điện. Trong vòng hai thập kỷ tới Nhật Bản cũng vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào than do mức tiêu thụ sẽ tăng 13%/năm từ 131 triệu tấn năm 1996 lên 156 triệu tấn năm 2020. Trong giai đoạn này, Nhật Bản dự kiến sẽ xây dựng thêm các nhà máy điện thế hệ mới với công suất 20 - 24GW. Tiêu thụ than của Hàn Quốc sẽ tăng gần 55%, từ 53 triệu tấn 1995 lên 82 triệu tấn năm 2020. Nhu cầu tiêu thụ than của Trung Quốc, Ấn Độ được dự báo sẽ tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu điện năng phục vụ phát triển kinh tế. Dự báo tới 2020, Trung Quốc sẽ xây dựng thêm các nhà máy điện chạy bằng than với công suất 220GW, còn Ấn Độ là 60GW.
Đây là ngành hàng xuất khẩu mà Việt Nam có tiềm năng phát triển cả về tăng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng. Ngành này luôn duy trì được tốc độ tăng xuất khẩu khá cao, khoảng 22-23%/năm và đã đạt kim ngạch 982 triệu USD năm 1999 và đã vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD năm 2000. Trong thời gian từ 2001 - 2010, buôn bán thủy sản thế giới sẽ tiếp tục tăng lên do nhu cầu về thủy sản tăng nên phạm vi toàn cầu. Các nước và khu vực tiêu thụ thủy sản lớn nhất đóng vai trò chi phối thị trường thủy sản thế giới được dự báo sẽ tiếp tục là Nhật Bản, Mỹ và EU. Một số nước tiêu thụ lớn trong khu vực gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Malaixia. Riêng Trung Quốc sẽ nhập khẩu bình quân hơn 1 tỷ USD thủy sản mỗi năm trong những năm tới.
3.3.5. Hàng dệt may và giày dép.
Đây là một trong những ngành hàng có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Ngành hàng này lại còn tận dụng được lợi thế lao động nhiều và rẻ của Việt Nam. Chẳng hạn năm 1999, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 1,682 tỷ USD chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu; mặt hàng giày dép đạt 1,406 tỷ USD. Vì đây là những nhóm ngành hàng chúng ta có lợi thế, do vậy cần thúc đẩy mạnh mẽ hai ngành này phát triển. Các mặt hàng này trong vòng 10 năm tới sẽ có xu hướng giảm nhẹ giá do việc Trung Quốc sẽ tham gia vào WTO và được hưởng thuế suất ưu đãi, do đó xuất khẩu của Trung Quốc sẽ tăng mạnh. Bên cạnh đó nhiều quốc gia đang phát triển có lợi thế lao động rẻ cũng sẽ tham gia vào việc sản xuất, gia công và cung ứng các mặt hàng này. Nhu cầu đối với mặt hàng dệt may và giày da bình dân thì tăng tương đối nhẹ, song đối với các mặt hàng mẫu mốt, chất lượng cao sẽ tăng do thu nhập bình quân đầu người tăng. Và tất nhiên giá cả hàng cao cấp cũng sẽ tăng cao nhằm phục vụ cho tầng lớp trung lưu và người có thu nhập cao ở các nước phát triển.
3.3.6. Các mặt hàng đã qua chế biến.
Mục tiêu và quan điểm phát triển cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới là tăng tỷ trọng hàng chế biến xuất khẩu, giảm tỷ trọng
nguyên liệu, nhiên liệu, hàng sơ chế trong xuất khẩu. Bởi vì, các giá cả, các mặt hàng thô, sơ chế thường hay biến động trên thị trường thế giới, do đó thu từ xuất khẩu các mặt hàng này cũng không ổn định. Hơn nữa, giá của các mặt hàng sơ chế, chưa qua chế biến có xu hướng giảm. Các mặt hàng chế biến sẽ có xu hướng tăng giá. Tất nhiên, giá cao bao nhiêu còn tùy thuộc vào hàm lượng vốn, công nghệ và tri thức chiếm trong hàng hóa đó. Do đó, giảm tỷ trọng sản phẩm thô và sơ chế phải đi liền với đa đạng hóa các mặt hàng chế biến xuất khẩu, chú ý xây dựng và phát triển một số ngành hàng mà chúng ta có tiềm năng thành các ngành hàng mũi nhọn xuất khẩu như điện tử và linh kiện máy tính, phần mềm, thủ công mỹ nghệ, rau quả v.v... Đây là những mặt hàng mà nhu cầu sẽ rất lớn, và do đó giá cả sẽ có chiều hướng tăng trong giai đoạn 2001 - 2010.
3.3.7. Mặt hàng phân bón.
Giá cả mỗi loại hàng phân bón biến động rất khác nhau trong mấy năm vừa qua. Giá phân bón hóa học Nitơ giảm từ mức hơn 200 USD/tân xuống còn gần 60USD/tấn, trong khi đó phân bón phốt phát chỉ giảm 20%, còn phân bón kali lại tăng giá.
Giá phân bón Nitơ đã phục hồi và tăng gần 45% vào năm 2000 so với năm 1999, do các nhà sản xuất ở châu Âu và Mỹ cắt giảm sản xuất. Tuy nhiên sự phục hồi của giá cả còn rất mỏng manh khi mà ngành công nghiệp này đang phải đối mặt với sự dư thừa công suất và cạnh tranh xuất khẩu gay gắt. Giá gạo thấp đã khiến cho cầu giảm và cản trở quá trình phục hồi, vì hơn 50% phân bón nitơ được dùng để sản xuất lúa gạo. Theo dự báo của WB giá phân bón u-rê sẽ tăng khoảng 55% vào năm 2010 so với năm 1999, song vẫn thấp hơn 30% mức cao của năm 1996.
Dự báo giá phân bón phốt phát sẽ tăng 7% vào năm 2000. Giá danh nghĩa sẽ tăng khoảng hơn 7% vào năm 2005 do giá lúa gạo trên thế giới tăng sẽ kích cầu phân bón phốt phát. Vào năm 2010, giá cả thực tế của phân bón phốt phát sẽ giảm khoảng 5% so với mức năm 2000 do năng lực sản xuất mới đã bắt đầu phát huy tác dụng.
Giá danh nghĩa phân bón kali được dự báo là sẽ tăng 1% vào năm 2005 và sau đó tương đối ổn định cho tới tận cuối thập kỷ. Tuy vậy, giá cả thực tế được dự báo là sẽ giảm vào năm 2010 khoảng 19% so với mức của năm 2000.
3.3.8. Kim loại.
Chỉ số giá danh nghĩa kimloại và khoáng sản của WB đã tăng khoảng 27% so với mức thấp hồi đầu năm 1999, do sản xuất bị cắt giảm trong khi nhu cầu tăng nhanh. Tuy vậy chỉ số giá danh nghĩa tăng chỉ tập trung vào một số hàng hóa như giá Niken tăng gấp đôi, giá nhôm tăng 30% và đồng tăng 40%, trong khi giá các kim loại khác lại không tăng do cung dư thừa và cầu yếu kém. Giá thiếc tăng nhẹ, trong khi đó giá vàng và bạc hầu như không thay đổi kể từ đầu năm 1998. Giá chì giảm do cầu yếu. Tuy nhiên giá của nhiều kim loại sẽ tăng khi quá trình phục hồi kinh tế mạnh mẽ diễn ra.