Chương 3: Một số kiến nghị giải quyết tình trạng bán phá giá ở Việt Nam
3.1. Tăng cường quản lý thị trường, đấu tranh ngăn chặn tệ nạn buôn lậu,
chống gian lận thương mại
Theo đánh giá của Bộ thương mại, Tổng cục Hải quan và các cơ quan chức năng
khác, tình hình buôn lậu của nước ta trong những năm qua không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng. Hàng buôn lậu vào nước ta gồm hàng trăm chủng loại, nhưng thường tập trung nhiều nhất vào những mặt hàng có giá trị kinh tế cao như thuốc lá,
hàng điện tử, điện lạnh, xe đạp Trung quốc (300.000chiếc/năm), vải các loại
khoảng 20triệu mét- trị giá hơn 500 tỷ đồng.
Gần đây gian lận thương mại trong xuất khẩu phát triển nhanh và nghiêm trọng
nhằm mục đích trốn lậu thuế xuất nhập khẩu. Bằng các thủ đoạn như: khai báo không đúng số lượng chủng loại hàng hoá nhập khẩu, khai báo giá hàng nhập khẩu
thấp hơn nhiều so với gía trị thực tế nhập khẩu để giảm mức thuế phải nộp, khai báo không đúng xuất xứ của hàng hoá...
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị cho các cấp chính quyền và các ngành trong các
nước phải tập trung lực lượng để chống lại các hoạt động buôn lậu, gian lận thương
mại, nhất là các hoạt động buôn lậu có tổ chức, coi đó là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài.
Tổng cục Hải quan, Bộ Nội vụ, bộ Thương mại và Bộ Tài chính đang phối hợp
triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để cùng với các địa phương và các ngành hữu
buôn lậu có hiệu quả, xử lý nghiêm các vụ buôn lậu. gian lận thương mại để răn đe
và giáo dục chung. Cụ thể các giải pháp chính là:
Các cơ quan Nhà nước cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu, đặc
biệt là đối với hàng nhập lậu. Những hàng tiêu dùng sản xuất trong nước có khả năng đáp ứng về chất lượng và số lượng thì kiên quyết không cho nhập hoặc
hạn chế số lượng nhập để bảo hộ sản xuất trong nước.
Ban hành quy chế buôn bán biên giới, xác định rõ đối tượng mặt hàng được
phép buôn bán ở biên giới.
Các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng ngoại nhập nếu không có hóa đơn, chứng
từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp sẽ bị tịch thu.
Việc thanh toán đối với hàng hoá buôn bán phải thông qua Ngân hàng thương
mại được Ngân hàng Nhà nước giao trách nhiệm phụ trách buôn bán qua biên giới.
Ngành y tế và thương mại phối hợp chặt chẽ trong việc khảo sát, kiểm tra cấp
giấy phép chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho các loại thực phẩm nhập
khẩu.
Củng cố lại các tổ chức chống buôn lậu trên từng địa ban, quyết định cơ chế
phối hợp giữa các lực lượng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.