0
Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Kiến nghị về quản lí nâng cao hiệu quả công trình với tư cách

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐƯỜNG TRỤC TRUNG TÂM XÃ BẢO KHÊ THỊ XÃ HƯNG YÊN (Trang 39 -54 )

II. Đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng dự án đường trục trung tâm

2. Kiến nghị về quản lí nâng cao hiệu quả công trình với tư cách

đầu tư.

Vốn ODA hiện đang chiếm 37% tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, cùng với vốn ngân sách (khoảng 11%), chủ yếu dùng làm vốn đối ứng cho vốn ODA, đã chiếm gần một nửa tổng vốn đó . Điều đó cho thấy vốn ODA hiện là nguồn vốn quan trọng nhất để phát triển hạ tầng.

Vốn ODA ưu đãi (không hoàn lại hoặc dài hạn và lãi suất thấp) chỉ áp dụng cho các nước nghèo. Khi nước ta ra khỏi ngưỡng nghèo (GDP khoảng 1000USD bình quân đầu người) và gia nhập nhóm nước thu nhập trung bình thấp (LMC – Low Middle Country) thì vốn ODA sẽ giảm bớt rồi chấm dứt và chuyển sang nguồn vốn vay thương mại. Mặt khác nước ta đã bắt đầu trả nợ ODA ngày càng nhiều hơn, và rồi sẽ đến lúc tới lượt mình phải đóng góp vào quỹ ODA để giúp các nước nghèo khác. Tuy trong 5 năm tới nguồn vốn ODA vẫn còn dồi dào nhưng chúng ta cần nhanh chóng làm chủ được cách huy động các nguồn vốn ngoài ODA và

ngoài ngân sách, như thu hút các dự án BOT, BOD và BT, phát hành trái phiếu v.v... để khỏi lâm vào thế bị động.

Cần nâng cao chất lượng sử dụng vốn đầu tư phát triển hạ tầng hơn nữa. Đó là cách huy động vốn theo chiều sâu.

Cần khắc phục tư duy cho rằng nước ta thiếu thốn đủ thứ nên bất cứ dự án đầu tư nào vào lĩnh vực hạ tầng cũng sẽ đưa lại hiệu quả cao về kinh tế và xã hội. Danh mục các công trình có thất thoát lãng phí do Tổng Hội XDVN đưa ra năm 2005 và 2006 đã chứng tỏ trong thực tế không phải như vậy. Có những dự án hoàn toàn lãng phí!

Mặt khác, dù dự án có hiệu quả nào đó nhưng nếu đưa tiền vốn đầu tư cho nó chuyển sang dự án khác có hiệu quả hơn nhiều thì vẫn sẽ có lợi hơn. Vì vậy cần xem xét vấn đề thứ tự ưu tiên trong đầu tư. Thế nhưng nếu thứ tự này có ích đối với toàn xã hội thì lại có thể gây tổn hại tới lợi ích của khu vực nào đó, cho nên để có thứ tự ưu tiên đúng đắn thì phải vượt qua các lợi ích cục bộ. Đây không phải việc dễ dàng. Muốn vậy thì phải có phương pháp luận đúng đắn để đánh giá cụ thể và khách quan hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của dự án kết cấu hạ tầng, từ đó mới có cơ sở xác định thứ tự ưu tiên của các dự án một cách có sức thuyết phục. Hiện tại các báo cáo nghiên cứu khả thi cho dự án hạ tầng của nước ta còn quá sơ sài, có nhiều nhược điểm.Phương pháp phân tích chi phí vòng đời (life- cycle cost analysis) chưa được áp dụng trong so sánh chọn lựa phương án. Đánh giá tác động môi trường nếu có thì chỉ là làm chiếu lệ và duyệt hình thức.

Ngoài ra, cần chú ý rằng hiệu quả kinh tế và xã hội khi phát triển một công trình hạ tầng chỉ đạt mức độ cao nhất khi xây dựng lần đầu, mức độ hiệu quả sẽ giảm đi nhiều khi nâng cấp và mở rộng nó. Thế nhưng đấy vẫn

là việc phải làm sau một thời gian đưa công trình vào sử dụng, do đó góp phần làm chỉ số ICOR nâng cao dần trong khi chỉ số đó hiện tại đã rất cao (xem Hình 4).

Hình 4:

Hệ số ICOR (tỷ lệ tăng vốn trên sản lượng) của Việt Nam

Cuối cùng, sau khi công trình hạ tầng hoàn thành và đưa vào sử dụng thì khoảng hai năm sau, tức là khi công trình đã phát huy được đầy đủ hiệu quả kinh tế – xã hội, cần đánh giá hiệu quả của dự án đối với phát triển đất nước. Có thể áp dụng Hệ thống Giám sát và Đánh giá dựa trên kết quả (Results – based Monitoring and Evaluation) của Kusek, J.Z và Rist, R.C trong cuốn sách do Nhà Xuất bản Văn hóa –Thông tin xuất bản năm 2005.

Dữ liệu giám sát và đánh giá cần được đưa vào Quỹ Dữ liệu Hạ tầng Quốc gia để làm tài liệu tham khảo khi xây dựng quy hoạch và lập dự án phát triển hệ thống hạ tầng.

Cần có sự phối hợp cân đối giữa chi tiêu cho đầu tư xây dựng hạ tầng và chi tiêu thường xuyên cho bảo dưỡng, sửa chữa các công trình hạ tầng. Sự thiếu phối hợp này là nhược điểm của hệ thống ngân sách kép: ngân sách đầu tư xây dựng do ngành kế hoạch chuẩn bị và ngân sách chi tiêu thường xuyên do ngành tài chính trình duyệt.

Hiện nay phần lớn công trình hạ tầng mới xây dựng xong chưa bao lâu, nhu cầu chi phí bảo dưỡng chưa đáng kể. Nhưng dần dần qua thời gian nhu cầu chi phí này sẽ tăng lên nhiều, nếu không kịp đáp ứng thì công trình nhanh chóng xuống cấp.

*Giải pháp về vốn

Có thể nói thiếu vốn là một trong những hạn chế lớn nhất của phát triển doanh nghiệp hiện nay. Giải pháp để giải quyết khó khăn về vốn phải là giải pháp mang tính tổng hợp của nhiều giải pháp nhỏ như: Giải pháp về thị trường vốn, chính sách tận dụng nguồn vốn trong nước, chính sách khuyến khích đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong nước, đặc biệt là giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn vay ưu đãi ODA.

Luật doanh nghiệp ban hành và có hiệu lực từ năm 2000, đã đánh dấu bước đột phá về khuyến khích đầu tư trong khu vực tư nhân, nhưng Nhà nước cần tiếp tục tháo gỡ những rào cản về đất đai, thủ tục hành chính trong đăng ký kinh doanh, trong xuất nhập khẩu và có định hướng rõ ràng để khai thác và huy động mạnh hơn nguồn vốn trong khu vực tư nhân.

Ðầu tư trực tiếp của nước ngoài chủ yếu vào ngành công nghiệp và đã có vị trí ngang với khu vực doanh nghiệp nhà nước về vốn, tài sản và giá trị sản xuất. Song những năm qua do ảnh hưởng suy thoái của kinh tế thế giới, nên mức đầu tư của nhiều nước vào Việt Nam sụt giảm. Vì vậy, cần điều chỉnh chính sách đầu tư nước ngoài cởi mở hơn, tiếp tục tạo môi trường đầu tư thông thoáng hơn, đó sẽ là biện pháp tốt để nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế nói chung và khu vực doanh nghiệp nói riêng.

Nhà nước cũng cần hoàn thiện cơ chế huy động vốn cho đầu tư phát triển, tạo thị trường vốn lành mạnh, hấp dẫn đảm bảo cung cấp đủ vốn cho các doanh nghiệp vay hoạt động.

Ðồng thời với các biện pháp tạo vốn, cho vay vốn, thì vấn đề sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả vốn đầu tư phải được coi là giải pháp nóng, nhằm khắc phục tình trạng thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản do lãng phí, tham ô, tham nhũng (chủ yếu khu vực doanh nghiệp nhà nước và nguồn vốn đầu tư, vốn tín dụng ưu đãi từ nhà nước) và hiệu quả sử dụng vốn thấp. ở góc độ nào đó, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư có tầm quan trọng và tính khả thi hơn là các biện pháp tăng vốn.

Với yêu cầu, đòi hỏi cao về các công trình xây dựng, Ban quản lý dự án đã thực hiện một cách nghiêm túc công tác tư vấn thiết kế, đã hợp đồng, hợp tác với những cơ quan, đơn vị có trình độ cao về tư vấn thiết kế, như các viện thiết kế, các công ty tư vấn, các kiến trúc sư chuyên nghiệp….để nâng cao chất lương công trình.

*Về tư vấn:

+ Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ

Nghiên cứu tìm kiếm cơ hội đầu tư

Lập dự án tiền khả thi hoặc báo cáo sơ bộ Lập dự án khả thi

Thẩm định dự án khả thi

Lập hồ sơ xoin phép xây dựng + Giai đoạn thực hiên đầu tư Chuẩn bị xây dựng

Tư vấn đấu thầu thiết kế, mua sắm hàng hóa Tư vấn về pháp luật xây dựng, hợp đồng kinh tế

Xác định giá xây dựng, giá tư vấn xây dựng phục vụ cho ký kết hợp đồng

Quản lý dự án Khảo sát xây dựng Thiết kế công trình

Thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công công trình

Thẩm định tổng dự án côn trình kèm theo thiết kế kỹ thuật công trình. Tổ chức thi công xây dựng

Tư vấn giám sát thi công, báo cáo tiến độ và chất lượng

Tư vấn đánh giá trình độ và giá trị công nghệ được chuyển giao Trang trí nội, ngoại thất có tính chất nghệ thuật đặc biệt

Tư vấn giám định công trình

Tư vấn lập hồ sơ hoàn thành công trình, nghiệm thu và bàn giao công trình

*Về thiết kế:

- Ký hợp đồng giao thầu thiết kế với các tổ chức tư vấn xây dựng đã trúng thầu về thiết kế công trình thông qua việc tổ chức đấu thầu của chủ đầu tư. Theo dõi đôn đốc bên thiết kế thực hiện theo đúng tiến độ của hợp đồng. Cấp kinh phí thiết kế kịp thời.

- Cung cấp đầy đủ kịp thời các tài liệu, số liệu và các văn bản pháp lý liên quan cần thiết cho cơ quan thiết kế để lập các căn cứ của bản thiết kế công trình.

- Lập hồ sơ yêu cầu thẩm định và trình duyệt thiết kế

- Yêu cầu tổ chức thiết kế giải quyết những vấn đề phát sinh nếu có về thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây lắp công trình.

- Thanh quyết toán hợp đồng thiết kế với tổ chức thiết kế theo hợp đồng đã ký và thực hiện đúng trách nhiệm của bên chủ đầu tư.

* Quản lý tài chính

- Với tư cách là đại diện cho chủ đầu tư là UBND Thị xã Hưng Yên trong việc tổ chức thực hiện các dự án công cộng, Ban quản lý dự án quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong kế hoạch được giao cho UBND Thị xã Hưng Yên và các nguồn vốn khác thuộc UBND Thị xã Hưng Yên. Vì vậy việc quản lý nguồn vốn của Ban quản lý dự án luôn phải cân đối giữa tổng mức vốn đầu tư thực tế của các công trình với nguồn vốn được giao. Do đó quản lý tài chính luôn phải lập kế hoạch cụ thể, xác định mức

và đơn giá xây dựng, ước tính các khoản mục phát sinh phụ trội, lập quỹ dự phòng. Trong đó, với chức năng của một cơ quan quản lý về xây dựng, Ban quản lý dự án luôn phải thực hiện tốt việc xác định các định mức, đơn giá để lên kế hoạch cụ thể, tổ chức tốt việc tổ chức đánh giá mời thầu cũng như thang toán với các nhà thầu tránh làm thất thoát lãng phí nguồn vốn của Nhà nước.

3.Kiến nghị về cơ chế và biện pháp kiểm soát hiệu quả.

Thực trạng quy hoạch của Việt Nam ta hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề nhức nhối trong bối cảnh đất nước đang đà phát triển hội nhập với kinh tế thế giới. Kinh tế xã hội phát triển nóng đồng thời với sự gia tăng của các phương tiện giao thông, các nhà máy xí nghiệp, các toà nhà văn phòng, cao ốc, nhà chung cư xây dựng tràn lan khắp nơi. Thời gian vận động với tốc độ chóng mặt cuốn theo nhiều dự định mà chúng ta khó có thể thực hiện kịp thời. Chúng ta không thể đoán trước và dự định được một cách chính xác các mốc của nó. Đến thời điểm nào chúng ta mới có thể biết được vấn đề quy hoạch đang cần gì? Kinh nghiệm lịch sử không để lại cho chúng ta nhiều vì đất nước ta chỉ mới trải qua thời phong kiến nghèo nàn, lạc hậu. Chúng ta phải đi trước đón đầu để bắt nguồn kịp thời với các nước tiên tiến. Con người của chúng ta đa phần xuất thân từ nông nghiệp hoặc tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ. Với đặc điểm con người sau luỹ tre làng ấy, rời làng xã ra chúng ta đã vội phải bắt tay ngay vào xây dựng một nền công nghiệp hiện đại. Công nghệ mới đòi hỏi tính tiên tiến của thời đại, sự chênh lệch phát triển trong tư duy phải trải qua những bước nhảy vọt vô cùng lớn, vừa phải phát triển vừa phải duy trì và nhất là phải đi đúng hướng đó là một điều cực kỳ khó khăn và quá sức. Tất nhiên bên cạnh đó chúng ta cũng được thừa hưởng rất nhiều từ bài học kinh nghiệm thực tiễn,

sự giúp đỡ- tài trợ của các nước công nghiệp phát triển đi trước trên thế giới.

Để phân bố quy hoạch hợp lý và tối ưu hoá ngoài những đặc điểm về tính chiến lược, tính khu vực, tính tổng hợp, tính điều hoà phối hợp, tính hợp lý về kinh tế chúng ta cũng cần quan tâm đến những yếu tố cụ thể sau: Tính tiện dụng, tính môi trường, tính không gian, thời gian, tính hiện đại văn minh, tính năng lượng.

Nhiều lý thuyết về quy hoạch cũng đã được đề cập song chúng tôi không nhắc lại. ở đây chúng tôi thấy có một số vấn đề của người làm quy hoạch cần lưu ý ở nước ta như sau:

- Thứ nhất, về tập quán: như đã nói trên, đặc điểm của người Việt Nam đa phần xuất thân từ nền nông nghiệp thuần tuý và tiểu thương. Vì vậy các kế hoạch thường chỉ mang tính ngắn hạn, đến đâu hay đến đó, tính định hướng công việc trước khi làm không nhiều.Tính tự giác trong một tập thể không cao nên tất cả các sinh hoạt thường mang tính nhỏ lẻ, sự tuân thủ các nguyên tắc xã hội không cao. Tính duy tình thể hiện quá lớn nên tính luật pháp thường không nghiêm. Người dân vẫn thích được ở nhà riêng, gần mặt phố để thuận tiện cho mọi việc vừa buôn bán dịch vụ có thu nhập vừa không mất các khoản tiền dịch vụ khác như gửi xe, Lại không phải bị phụ thuộc ai cả. Vì vậy, để thuận lợi cho người dân, những nhà quy hoạch kiến trúc đô thị cần nghiên cứu kỹ các nhu cầu, tập quán của người dân, mức chi phí của người dân theo từng đối tượng. Từ đó phải tổ chức cho người dân biết xa lánh thói quen sinh hoạt cũ và phổ biến để người dân làm quen với tập quán mới sao cho có tổ chức hơn, quy mô hơn. Có như vậy mới tổng kết được một dịch vụ hoàn hảo gồm đầy đủ các bộ phận cấu

thành của một đô thị hiện đại, phát triển và mang tính tiện dụng, tính hợp lý cao nhất.

- Thứ hai, song song với việc nghiên cứu để điều chỉnh dần những tồn tại cũ thì chúng ta cũng cần có những biện pháp cưỡng chế nhưng phải khéo léo tránh cho người dân những bức xúc không cần thiết như không cho buôn bán ở các khu vực hai bên đường phố, xây dựng các khu thương mại tập trung ngắn hạn và dài hạn, nhưng phải chú ý đến vấn đề kinh phí sao cho người dân không phải đầu tư một lúc quá nhiều. Như vậy người dân sẽ không tụ tập, không đi lại lộn xộn làm cho giao thông không bị rối rắm.

- Thứ ba, cần phải mang tính công bằng trong công tác giải phóng mặt bằng. Hiện nay Nhà nước đang thả nổi cho người dân bằng cách ban hành khung giá đất chung nhưng thường để cho người dân tự thoả thuận mức giá đền bù. Làm như vậy sẽ sinh ra mỗi nơi một giá khác nhau trong cùng một vùng và khi đó sẽ làm cho các đối tượng được đền bù so sánh nhau, dẫn đến phải mất nhiều thời gian giải quyết mâu thuẫn này. Việc đền bù cũng làm mất công bằng xã hội và nảy sinh mâu thuẫn bất bình đẳng trong xã hội. Tại sao đất đai của toàn dân do Nhà nước quản lý lại có vấn đề như vậy: cũng là nông dân cả nhưng anh may mắn sinh ra ở khu vực trở thành đô thị được nhà nước chia cho một số lượng đất đai, sau đó bỗng nhiên không làm lại được một khoản tiền rất lớn? Nhưng lại không biết tính toán phải làm gì với số tiền đó? Và cuối cùng họ thường nẩy sinh các nhu cầu hưởng thụ khác. Nhàn cư vi bất thiện đã nẩy sinh tệ nạn như: cờ bạc, nghiện hút, ăn chơi,tranh giành nhau trong gia đình và nẩy sinh mâu thuẫn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐƯỜNG TRỤC TRUNG TÂM XÃ BẢO KHÊ THỊ XÃ HƯNG YÊN (Trang 39 -54 )

×