Đánh giá về hiệu quả tổ chức thực hiện dự án của Ban quản lí

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng dự án đường trục trung tâm xã bảo khê thị xã hưng yên (Trang 32 - 39)

II. Đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng dự án đường trục trung tâm

2. Đánh giá về hiệu quả tổ chức thực hiện dự án của Ban quản lí

xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị thị xã Hưng Yên.

2.1.Hiệu quả quản lí và sử dụng vốn.

Về lĩnh vực này, việc thực hiện đã đạt được những kết quả tích cực về

bốn mặt.

Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP liên tục tăng qua các năm và đến nay đã đạt 38,7%, . Đối với nước có điểm xuất phát còn thấp, muốn tăng trưởng cao và chống tụt hậu xa hơn thì đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn là rất có ý nghĩa.

Cơ cấu nguồn vốn huy động đã có bước chuyển dịch quan trọng. Điểm nổi bật nhất là sự tăng lên mạnh mẽ của đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân, với tỷ trọng trong tổng số vốn đã lên đến 32,4%, cao hơn mười điểm phần trăm so với cách đây 5 năm. Nguồn vốn này đã được ưu tiên sử dụng để hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Nhiều công trình quan trọng trong các lĩnh vực giao thông vận tải, năng lượng, thủy lợi quy mô lớn, giáo dục đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, chăm sóc sức khỏe... đã được xây dựng và nâng cấp. Nguồn vốn này đã góp phần tăng cường năng lực và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng pháp luật, cải cách hành chính, xây dựng chính sách và cơ chế quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... Tỷ trọng nguồn vốn Nhà nước tuy đã giảm nhưng vẫn còn chiếm quá nửa tổng vốn đầu tư, có tác dụng hình thành các công trình trọng điểm của quốc gia, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư vào những ngành, lĩnh vực, vùng mà các nguồn vốn khác không muốn đầu tư, có tác động là vốn mồi để thu hút các nguồn vốn khác...

Cơ cấu đầu tư đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung cho những mục tiêu quan trọng về phát triển kinh tế- xã hội; vừa tập trung cho tăng trưởng kinh tế, vừa quan tâm đến phát triển xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng; vừa tập trung cho vùng động lực, vừa tăng cho vùng nghèo, xã nghèo.

Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đã có những đổi mới trong việc phân cấp, trong công tác giám sát.

Nhờ những kết quả trên mà tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao, năm sau cao hơn năm trước; cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cơ sở hạ tầng được xây dựng, nâng cấp...

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong lĩnh vực đầu tư cũng còn một số hạn chế, bất cập. Cơ chế chính sách thu hút các nguồn vốn chưa đủ hấp dẫn, môi trường đầu tư còn nhiều rủi ro, còn có sự phân biệt đối xử, làm cho các thành phần kinh tế chưa mạnh dạn bỏ vốn đầu tư. Hiệu quả đầu tư thấp. Nguyên nhân chủ yếu là quy hoạch yếu; tình trạng thất thoát, đục khoét vốn đầu tư xây dựng, nhất là nguồn ngân sách, nguồn vốn ODA còn phổ biến và nghiêm trọng; tình trạng thi công kéo dài; chi phí giải phóng mặt bằng lớn; tình trạng đầu tư dàn trải, đầu tư theo phong trào, đầu tư tự phát; cơ chế quản lý đầu tư vừa rườm rà phức tạp, lại vừa lỏng lẻo ở tất cả các khâu...

2.2.Hiệu quả tổ chức đấu thầu và thực hiện.

Đấu thầu rộng rãi: đây là hình thức lựa chọn tạo ra sự cạnh tranh cao nhất do đó đem đến hiệu quả tốt nhất. Theo hình thức này Bên mời thầu phải thông báo mời thầu ít nhất 10 ngày trên báo đấu thầu và trang Web về đấu thầu của Nhà nước và phải dành đủ thời gian cho nhà thầu chuẩn bị Hồ sơ dự thầu của mình theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu (tối thiểu là 15 ngày đối với đấu thầu trong nước và 30 ngày đối với đấu thầu Quốc tế). Hình thức này không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự, trong Hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hay nhằm tạo lợi thế cho một hay một số nhà thầu nào đó.

-Đấu thầu hạn chế :Hình thức này được áp dụng cho một số gói thầu khi có tính đặc thù như yêu cầu của nhà tài trợ, chỉ có một số nhất định nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu do gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật. Hình thức này phải mời tối thiểu 5 nhà thầu tham dự, nếu không đủ 5 nhà thầu tham dự, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

-Chỉ định thầu :Cho phép lựa chọn một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và theo quy trình do Chính phủ quy định. Hình thức này được áp dụng đối với một số trường hợp: sự cố bất khả kháng (do thiên tai, địch họa, hoặc sự cố cần khắc phục ngay); bí mật quốc gia, cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh, an toàn năng lượng,các gói thầu có giá trị nhỏ, yêu cầu cần đảm bảo tính tưong thích của thiết bị, công nghệ.

-Mua sắm trực tiếp : Hình thức này được áp dụng trên cơ sở hợp đồng thông qua đấu thầu đã được ký trước đó không quá 6 tháng khi có nhu cầu mua sắm với nội dung tương tự, với đơn giá không vượt đơn giá tương ứng đã ký trong hợp đồng trước đó. Hình thức này cũng được áp dụng đối với gói thầu tương tự thuộc cùng một dự án hoặc các dự án khác.

- Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá : Hình thức này được áp dụng cho gói thầu dưới 2 tỷ đồng để mua sắm hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường, có đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương về chất lượng. Khi áp dụng các hình thức này chỉ cần so sánh về giá giữa các báo giá ( có tối thiểu 3 báo giá từ 3 nhà thầu khác nhau).

- Tự thực hiện : Hình thức này được áp dụng khi chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án mình đang quản lý và sử dụng. Nhưng phải có dự toán được duyệt theo

quy định và đơn vị tư vấn giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư về tổ chức và tài chính.

- Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt : Hình thức này được áp dụng đới với trượng hợp gói thầu đặc biệt không thể áp dụng được một trang các hình thức nêu trên. Chủ đầu tư lập phương ám lựa chọn nhà thầu sao đảm bảo mục tiêu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Phương thức đấu thầu :

- Phương thức một túi hồ sơ : - Phương thức hai túi hồ sơ :

-Phương thức đấu thầu hai giai đoạn :

- Các mốc thời gian chính trong quá trình đấu thầu :

- Thời gian sơ tuyển : tối đa 30 ngày (đối với đấu thầu trong nước), tối đa 45 ngày (đối với đấu thầu Quốc tế).

- Thông báo mời thầu: tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành Hồ sơ mời thầu.

- Thời gian dành cho nhà thầu chuẩn bị Hồ sơ dự thầu : tối thiểu 15 ngày (đối với đấu thầu trong nước), tối thiểu 30 ngày (đối với đấu thầu Quốc tế).

- Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa là 180 ngày kể từ thời điểm đóng thầu; Có thể gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu nhưng không quá 30 ngày.

- Thời gian đánh giá Hồ sơ dự thầu : tối đa 45 ngày (đối với đấu thầu trong nước), tối đa 60 ngày (đối với đấu thầu Quốc tế).

- Thời gian thẩm định :

+ Tối đa 20 ngày cho việc thẩm định từng nội dung kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu.

+ Tối đa 30 ngày cho việc thẩm định từng nội dung kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu (đối với các dự án, gói thầu do Thủ tướng Chính phủ quyết định).

CHƯƠNG III

Kiến nghị

1.Kiến nghị về hoạt động đánh giá hiệu quả công trình.

Đúng ở đây là đúng quy định, trình tự, thủ tục. Còn hiệu quả là hiệu quả công việc. Nếu đáp ứng được cùng một lúc cả hai tiêu chí này thì quả thật là tốt.Tuy nhiên, trong một số công việc, hai cặp phạm trù này rất tiếc lại không song hành.

Ở đây, nguyên nhân chính là sự “vênh” giữa một bên là sự chưa hoàn thiện của hệ thống các quy định pháp luật và bên kia là nhu cầu cần giải quyết công việc một cách nhanh chóng nhằm thúc đẩy dự án, công trình, công việc kịp tiến độ.

Khi mà luật lệ chưa theo kịp thực tế cuộc sống, người cán bộ công chức được giao xử lý công việc phải đối mặt với câu hỏi: đợi luật điều chỉnh để làm theo hay chủ động, sáng tạo để công việc tiếp tục trôi chảy (?)

Làm sao để giải quyết công việc vừa đúng, vừa hiệu quả (?). Thiết nghĩ, một mặt các cơ quan quản lý đẩy nhanh hơn nữa quá trình hoàn thiện pháp luật. Những “lỗ hổng” luật pháp cần được lấp đầy nhanh chóng. Những bất cập cần được điều chỉnh, bổ sung kịp thời. ở đây, có vai trò của chính những cán bộ công chức được trực tiếp giao nhiệm vụ xử lý công việc.

Hơn ai hết, họ cần chủ động phát hiện và nêu vấn đề, đồng thời đề xuất, tham mưu cho lãnh đạo hướng giải quyết. Về phía các cơ quan quản lý, nên chăng cần có cơ chế cụ thể khuyến khích cán bộ đưa ra các sáng

kiến hoàn thiện các quy trình, quy định. Cơ chế đó nên được xem như một trong những nội dung quan trọng của chương trình cải cách hành chính cũng như là tiêu chuẩn để đánh giá, khen thưởng cán bộ của mỗi cơ quan, đơn vị.

Nói một cách bao quát hơn, vấn đề nằm ở chỗ thay đổi tư duy quản lý từ thụ động tuân thủ quy định hiện hành sang chủ động điều chỉnh, đáp ứng những yêu cầu thực tiễn. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa, một cơ chế quản lý thành công là cơ chế luôn sẵn sàng và thích nghi trước mọi thay đổi có thể xuất hiện từ thực tế cuộc sống.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng dự án đường trục trung tâm xã bảo khê thị xã hưng yên (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w