Những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định tài chính dự án tại NHCT hoàn kiếm (Trang 56 - 61)

tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm

- Đề nghị NHNN phối hợp với các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Tổng cục Thống kê... xây dựng đề án xác định hệ thống chỉ tiêu thẩm định mang tính chuẩn mực cùng các ngưỡng đánh giá cho từng ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản... làm cơ sở để so sánh, đánh giá dự án.

- Đề nghị các bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư, nâng cao trình độ, chất lượng thẩm định dự án.

- Nhà nước cần quy định rõ hơn trách nhiệm của chủ đầu tư và người có thẩm quyền quyết định đầu tư, trách nhiệm của các bên đối với các kết quả thẩm định trong nội dung dự án đầu tư. Đã là chủ đầu tư thì thoát ly khỏi chức năng quản lý Nhà nước để tập trung vào công tác quản lý xây dựng, tổ chức hạch toán, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư.

- Nhà nước chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán, thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc tạo điều kiện giúp ngân hàng trong việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án.

2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam

- Thứ nhất về việc tổ chức hoạt động, NHCT Việt Nam cần có những văn bản, quy định về công tác thẩm định phải hợp lý hơn với những đặc điểm riêng của từng chi nhánh. Làm sao cho hoạt động của các ngân hàng vừa nằm trong khuôn khổ pháp lý nhưng cũng phải tạo cho họ tính độc lập, tạo cho ngân hàng nâng cao được tính tự chủ, tính linh động của chính mình.

- Về việc thu thập, xử lý thông tin: NHCT Việt Nam cần thiết lập mạng lưới thông tin để các ngân hàng trong nước có thể trao đổi thông tin, nắm rõ tình hình và dặc điểm của từng khách hàng trong hệ thống ngân hàng,giúp họ giải quyết tốt các rủi ro xảy ra. NHCT Việt Nam nên tích luỹ nguồn năng lực về công nghệ, vật chất sẵn sàng có những công nghệ mới áp dụng cho hệ thống ngân hàng.

- Ngân hàng Công Thương Việt Nam nên tăng cường công tác đào tạo cán bộ ngân hàng, nâng cao trình độ , khả năng hoạt động của họ đặc biệt về hoạt động thẩm định dự án.

- Một vấn đề mà NHCT Việt Nam cần chú ý hơn đối với NHCT Hoàn Kiếm đó là vấn đề trụ sở. Trong những năm gần đây NHCT Hoàn Kiếm đã phát triển một cách nhanh chóng và điều kiện về trụ sở hiện thời không còn phù hợp ngang bằng với tầm vóc của ngân hàng nữa. Vì thế ngân hàng cần tăng qui mô hoạt động, mở rộng trụ sở là hoàn toàn hợp lý và chính đáng.

3. Kiến nghị đối với chủ đầu tư

- Đề nghị các chủ đầu tư nâng cao năng lực lập và thẩm định các dự án đầu tư, chấp hành nghiêm chỉnh việc xây dựng và lập dự án theo đúng nội dung quy định trong thông tư số 09/BKH/VPTĐ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng và thẩm định dự án.

- Các chủ đầu tư cần phải nhận thức đúng vai trò, vị trí của công tác thẩm định dự án trước khi quyết định đầu tư để có những dự án thực sự có hiệu quả. Các dự án phải được xác định đầu tư đúng tổng số vốn theo thời điểm xây dựng, khắc phục tình trạng làm với khối lượng nhiều nhưng tính toán ít để dễ được phê duyệt.

KẾT LUẬN

Qua các phần đã trình bày ở trên phần nào chúng ta cũng có thể thấy được tầm quan trọng của hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư đối với các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm nói riêng.

Công tác thẩm định là một công việc hết sức phức tạp, đòi hỏi Ngân hàng phải luôn hoàn thiện dần qua thực tế chứ không được dừng lại ở lý thuyết bởi thực tế hoạt động đầu tư luôn có sự biến động. Việc sớm hoàn thiện một quy trình thẩm định, đưa vào một số chỉ tiêu mà các nước phát triển đang sử dụng cùng với những giải pháp cụ thể về cơ chế chính sách, năng lực ,…là thực sự cần thiết để nâng cao chất lượng công tác thẩm định. Tuy nhiên để làm được điều đó đòi hỏi phải có sự nỗ lực không chỉ riêng của ngành Ngân hàng mà phải có sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp có liên quan.

Cuối cùng, một lần nữa em xin cảm ơn cô giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Thu Hà, cùng các cán bộ phòng Khách hàng Doanh nghiệp – NHCT Hoàn Kiếm đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm

2. Công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam nhìn từ góc độ chuyên môn hóa, ThS Nguyễn Đức Thắng, www.hvnh.edu.vn.

3. Đầu tư cho hệ thống thông tin và hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng góp phần thẩm định hiệu quả dự án đầu tư, Nguyễn Mậu Sơn,

www.sbv.gov.vn.

4. Giáo trình Kinh tế đầu tư, TS. Từ Quang Phương, PGS.TS Nguyễn

Bạch Nguyệt – ĐH Kinh tế quốc dân, Nxb ĐH KTQD, năm 2007.

5. Giáo trình Lập dự án đầu tư, PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt – ĐH

KTQD, Nxb Thống Kê, năm 2005.

6. Lập và thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, Đinh Thế Hiển,

Nxb Thống kê, năm 2002.

7. Luật Đầu tư ,Quốc Hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2005.

8. Tài chính doanh nghiệp hiện đại, PGS.TS Trần Ngọc Thơ – ĐH Kinh

tế Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Thống kê, năm 2005.

9. Thẩm định dự án đầu tư, Vũ Công Tuấn, Nxb Thành phố Hồ Chí

Minh, năm 2002.

10.Thẩm định tài chính dự án, Lưu Thị Hương, Nxb Tài chính, năm 2004.

11.www.mpi.gov.vn

MỤC LỤC

i. Nâng cao trình độ cho cán bộ thẩm định...51ii. Nội dung, phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư cần đầy đủ, khoa ii. Nội dung, phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư cần đầy đủ, khoa học và chính xác hơn...52 iii. Nâng cao cơ chế điều hành, thu thập thông tin, công nghệ phát triển...56

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định tài chính dự án tại NHCT hoàn kiếm (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w