Vị trí phân loại của hai chủng xạ khuẩn R2 và Đ1

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn thạc sĩ sinh học “Nghiên cứu xạ khuẩn thuộc chi Streptomyces sinh chất kháng sinh chống nấm gây bệnh trên cây chè ở Thái Nguyên” ppt (Trang 61 - 63)

* Phân loại chủng R2

Bảng 3.10. So sánh đặc điểm phân loại của chủng R2 với S. misawaensis

Đặc điểm phân loại Chủng R2 Loài chuẩn

S. misawaensis

Hình thái

Hình dạng cuống

sinh bào tử Xoắn (S) Xoắn (S)

Bề mặt bào tử Có gai ngắn Có gai ngắn Môi trường

ISP - 6

Khả năng sinh

melanin Có Có

Môi trường tinh bột

Màu KTCC Vàng nâu Vàng hoặc vàng nâu Màu KTKS Xám Xám hoặc xám trắng Sắc tố tan Vàng nhạt Vàng đến vàng nâu Môi trường Czapek Glycerin

KTCC Nâu ghi Nâu ghi

KTKS Trắng hồng Trắng hồng

Sắc tố tan Melanin Melanin

Sinh kháng sinh Có Acwaimycin

Đối chiếuvới khóa phân loại xạ khuẩn của Gause, 1983 [49]. Chúng tôi nhận thấy chủng R2 có nhiều đặc điểm giống với loài S. misawaensis. Kết quả so sánh các đặc điểm của chủng R2 với loài S. misawaensis được trình bày trên bảng 3. 10.

Chủng R2 có cuống sinh bào tử dạng xoắn, bề mặt bào tử có gai ngắn. Khi nuôi cấy trên các môi trường tinh bột màu sắc KTCC từ màu trắng đến

-51-

vàng nâu, còn màu sắc KTKS biến đổi thành màu xám hoặc xám trắng. Trên môi trường Czapek Glycerin màu sắc của KTKS từ màu trắng biến đổi thành màu trắng hồng, còn KTCC biến đổi thành màu nâu ghi. Chủng R2 có khả năng sinh sắc tố melanin trên môi trường có chứa sắt.

Khi so sánh các đặc điểm phân loại của chủng R2 với loài chuẩn S. misawaensis trong khóa phân loại của Gauze, 1983. Chúng tôi nhận thấy chủng R2 có nhiều đặc điểm giống với loài này về hình thái, cuống sinh bào tử, bề mặt bào tử, đặc điểm nuôi cấy, khả năng hình thành sắc tố melanin và CKS.

Như vậy, chủng R2 rất có thể thuộc loài S. misawaensis, nhóm Cinereus, seri: chromogenes. Chủng này được Hamada et Okami, mô tả vào năm 1968c [28].

* Phân loại chủng Đ1

Đặc điểm phân loại của chủng Đ1 được thể hiện trên bảng 3.11 cho thấy: chủng Đ1 có cuống sinh bào tử dạng thẳng, bề mặt bào tử xù xì.

Khi nuôi cấy trên môi trường Gause - I, màu sắc của KTCC từ màu vàng nhạt biến đổi thành màu vàng nâu, màu sắc KTKS có màu trắng. Trên môi trường Gause - II, màu sắc của KTKS từ màu vàng biến đổi thành màu nâu, KTCC không có màu. Trên môi trường Czapek Glucoza, màu sắc của KTCC từ màu trắng biến đổi thành màu nâu vàng, màu của KTKS có màu trắng ánh kem. Chủng Đ1 không có khả năng hình thành sắc tố melanin.

Đối chiếu với khóa phân loại của Gauze, 1983, chúng tôi nhận thấy chủng Đ1 có nhiều đặc điểm giống với loài Actinomyces brunneofungus về các đặc điểm hình thái, cuống sinh bào tử, khả năng hình thành sắc tố melanin và đặc điểm nuôi cấy, khả năng hình thành CKS chống nấm.

-52-

Như vậy, có thể chủng Đ1 thuộc loài A. brunneofungus, nhóm Albus, seri: albocolorabus. Chủng này được Krasilnikov et al, mô tả vào năm 1971[48].

Bảng 3.11. So sánh đặc điểm phân loại của chủng Đ1 với A.brunneofungus

Đặc điểm phân loại Chủng Đ1 Loài chuẩn

A.brunneofungus Hình thái Hình dạng cuống sinh bào tử Thẳng (RF) Thẳng và lượn sóng Bề mặt bào tử Xù xì Xù xì Môi trường ISP - 6 Khả năng sinh

melanin Không Không

Gauze - I

Màu KTCC Vàng nâu Vàng nâu

Màu KTKS Trắng Trắng

Sắc tố tan Không Không có

Gauze - II

Màu KTCC Không màu Không màu

Màu KTKS Nâu Nâu

Sắc tố tan Không Không

Czapek gluco

Màu KTCC Nâu vàng Nâu hoặc nâu

vàng Màu KTKS Trắng ánh kem Trắng ánh kem

Sắc tố tan Yếu Yếu

Sinh kháng sinh Có Flavofungina

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn thạc sĩ sinh học “Nghiên cứu xạ khuẩn thuộc chi Streptomyces sinh chất kháng sinh chống nấm gây bệnh trên cây chè ở Thái Nguyên” ppt (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)