Khả năng sinh tổng hợp CKS củ a2 chủng xạ khuẩn đã lựa chọn

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn thạc sĩ sinh học “Nghiên cứu xạ khuẩn thuộc chi Streptomyces sinh chất kháng sinh chống nấm gây bệnh trên cây chè ở Thái Nguyên” ppt (Trang 63 - 67)

3.4.1. Lựa chọn môi trƣờng lên men thích hợp

Trong công nghệ lên men, môi trường lên men đóng vai trò quan trọng. Một môi trường lên men tốt phải là môi trường vừa thuận lợi cho chủng sinh

-53-

trưởng tốt vừa cho hiệu suất kháng sinh cao. Để lựa chọn môi trường lên men đáp ứng được cả hai điều kiện trên, chúng tôi sử dụng 5 loại môi trường lên men cơ sở là: A - 4H, A - 4, Gause - I, Gause - II và ISP - 4.

Quá trình lên men được tiến hành trong bình nón dung tích 250 ml có chứa 25ml môi trường. Sau 120 giờ nuôi lắc ở nhiệt độ 280C - 300C, thu dịch lên men, xác định HTKS bằng phương pháp đục lỗ. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.12 và hình 3. 12

Bảng 3.12: Hoạt tính kháng sinh của 2 chủng xạ khuẩn trên các môi trƣờng lên men khác nhau

Chủng XK Môi trƣờng Sinh khối (mg/ml) HTKS (D-d,mm)

R2 A - 4H 8,34 ± 0,12 22,33 ± 1,42 A - 4 4,6 ± 0,15 19,52 ± 0,48 Gauze - I 5,51 ± 0,23 17,65 ± 0,58 Gauze - II 7,52 ± 0,21 13,93 ± 0,13 ISP - 4 3,19 ± 0,15 12,18 ± 0,15 Đ1 A - 4H 9,24 ± 0,23 21,34 ± 0,21 A - 4 4,43 ± 0,18 18,72 ± 0,17 Gauze - I 6,48 ± 0,33 16,23 ± 0,44 Gauze - II 7,25 ± 0,22 9,14 ± 0,34 ISP - 4 2,78 ± 0,26 7,25 ± 0,14

-54-

Hình 3.10: Ảnh hƣởng của môi trƣờng đến khả năng tổng hợp CKS

Kết quả trên bảng 3.12 và hình 3.10 cho thấy: Trong 5 môi trường lên men cả 2 chủng nghiên cứu đều cho sinh khối lớn nhất trong môi trường A - 4H. Với chủng R2 là 8,0 mg/ml, chủng Đ1 là 9,0 mg/ml. Đồng thời dịch lên men của môi trường A - 4H cũng có hoạt tính kháng sinh mạnh nhất (21mm). Từ kết quả này đã chứng tỏ các thành phần trong môi trường lên men có ảnh hưởng nhiều đến khả năng hình thành CKS của xạ khuẩn như nhiều nghiên cứu trước đã khẳng định [14],[17].

Với mục đích là lựa chọn môi trường lên men thích hợp cho quá trình sinh tổng hợp CKS, căn cứ vào kết quả này chúng tôi nhận thấy môi trường A - 4H là thích hợp nhất và được sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.

3.4.2. Ảnh hƣởng của nguồn cacbon

Các hợp chất cacbon vừa là nguồn dinh dưỡng lại vừa là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. VSV nói chung và xạ khuẩn nói riêng có khả năng sử dụng được nhiều nguồn cacbon khác nhau.

Để nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn cacbon lên khả năng sinh trưởng và hình thành CKS, đồng thời xác định được nguồn cacbon thích hợp nhất cho 2 chủng R2 và Đ1, chúng tôi tiến hành khảo sát một số nguồn cacbon thông thường được sử dụng để lên men CKS.

-55-

Bảng 3.13. Ảnh hƣởng của nguồn cacbon lên khả năng sinh tổng hợp CKS của 2 chủng R2 và Đ1 Các chỉ tiêu Ký hiệu chủng Nguồn cacbon

Glucose Tinh bột Lactose Sacarose

Sinh khối R2 17,44 ± 0,22 16,23 ± 0,42 13,58 ± 0,56 18,93 ± 0,57 Đ1 18,53 ± 0,45 15,75 ± 0,33 11,55 ± 0,15 17,26 ± 0,34 HTKS R2 15,24 ± 0,36 18,21 ± 0,32 20,23 ± 0,61 21,22 ± 0,78 Đ1 17,53 ± 0,16 16,82 ± 0,58 16,34 ± 0,74 18,29 ± 0,65

Kết quả trình bày trên bảng 3.13 cho thấy: cả 2 chủng xạ khuẩn R2 và Đ1 đều có khả năng sử dụng được cả 4 nguồn đường nghiên cứu. Tuy nhiên ảnh hưởng của các nguồn cacbon này lên sự sinh trưởng và khả năng tạo kháng sinh của các chủng có sự khác nhau. Đối với chủng R2 nguồn cacbon sacarose cho sinh khối lớn nhất và HTKS mạnh nhất. Chủng Đ1 nguồn cacbon Glucose cho sinh khối lớn nhưng sacarose có HTKS mạnh nhất.

-56-

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn thạc sĩ sinh học “Nghiên cứu xạ khuẩn thuộc chi Streptomyces sinh chất kháng sinh chống nấm gây bệnh trên cây chè ở Thái Nguyên” ppt (Trang 63 - 67)