Tổ chức sản xuất hợp lý

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Một số giải pháp phát triển hoạt động gia công may mặc xuất khẩu ở Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung" docx (Trang 44 - 46)

Hiện tại, Tổng Công ty Dệt May Việt Nam (Vinatex) đang thực hiện đầu tư nâng cấp các nhà máy nhuộm và dệt nhằm tăng cường khả

3.2.3.1Tổ chức sản xuất hợp lý

Trong quá trình sản xuất, cán bộ kỹ thuật phải thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất ở các công đoạn, quản lý tốt lượng nguyên phụ liệu dùng để sản xuất, tránh hao hụt, lãng phí. Đồng thời quản lý sản lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong từng ca.

Kiểm tra chất lượng ở khâu sản xuất phải được tiến hành với quản lý chất lượng sản phẩm, từ đó phát hiện ra những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn. Để chủ động trong khâu tạo nguồn hàng may mặc xuất khẩu bên cạnh việc nhận thuê gia công, Xí nghiệp cần phải đầu tư mở rộng Xí nghiệp may cho riêng mình. Đặc biệt không để tình trạng ùn tắc trong quá trình may. Việc bố trí dây chuyền phải làm sao để dễ kiểm soát, dễ kiểm tra chất lượng từng

chi tiết. Đồng thời phải đề phòng được các tai nạn dễ xảy ra như: cháy, nổ, hỏng, để thuận tiện cho việc sửa chữa khi gặp hỏng hóc...

3.2.3.2 Tích cực đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị hiện đại.

Máy móc thiết bị là một trong những yếu tố cơ bản, cần thiết cho quá trình sản xuất ra sản phẩm, đặc biệt là trong ngành May, máy móc thiết bị hiện đại sẽ quyết định rất lớn đến chất lượng sản phẩm làm ra. Đối với vấn đề này, Xí nghiệp cần phải xây dựng kế hoạch đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị cho từng năm. Dựa vào các đơn đặt hàng đã ký kết với khách hàng, xác định rõ loại hàng nào khách hàng yêu cầu và sản phẩm đó đòi hỏi công nghệ dây chuyền sản xuất như thế nào, để từ đó có những đầu tư phù hợp.

Ngoài ra nếu có điều kiện Xí nghiệp nên tăng cường hơn nữa số lượng máy là hơi để thay thế bàn là nóng hay gây nên hiện tượng bỏng vải và khó khăn trong khâu là thành phẩm ở các đường lượn. Vì sử dụng bàn là hơi có thể khắc phục được nhược điểm trên và tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn, đáp ứng những yêu cầu của những khách hàng khó tính.

Một giải pháp nữa là Xí nghiệp nên trang bị thêm máy ép mek cổ áo sơ mi để cho cổ áo được cứng và đứng. Hơn nữa khi sử dụng phương pháp ép mek cổ áo sẽ phẳng hơn, ve áo cứng và không hề gây nên các nếp nhăn, tạo nên sự thanh thoát, tiết kiệm được vải phụ lót bên trong.

Đồng thời nên liên doanh liên kết với nước ngoài hoặc vận động khách hàng nước ngoài chuyển giao máy móc thiết bị để thực hiện gia công.

Việc quản lý máy móc thiết bị là một công tác rất quan trọng để có thể giảm đến mức tối đa các chi phí phát sinh trong quá trình tiến hành sản xuất, đồng thời có thể cân đối được các loại máy móc thiết bị trong xí nghiệp thông qua việc cho mượn và mượn các loại máy móc thiết bị của các đơn vị khác nhau để quá trình sản xuất diễn ra đều đặn, kịp tiến độ của hợp đồng. Xí nghiệp cần triển khai quản lý tài sản cố định đến từng đầu máy, có sổ sách, lý

lịch đăng ký cho từng máy. Đồng thời xí nghiệp tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng theo định kỳ các loại máy móc theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Một số giải pháp phát triển hoạt động gia công may mặc xuất khẩu ở Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung" docx (Trang 44 - 46)