Thông tin về đối tác và thị trường

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận: “Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của công ty kinh doanh và sản xuất vật tư hàng hoá MATECO” pptx (Trang 64 - 65)

II- NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬPKHẨU HÀNG HOÁ

1.1.1-Thông tin về đối tác và thị trường

1. Gíải pháp về phía Công ty CENTRIMEX Chi nhánh HàN ội 1 Giải pháp đối với thị trường nhập khẩu

1.1.1-Thông tin về đối tác và thị trường

Thông tin có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của bất kỳ

doanh nghiệp nào. Có thể nói nhờ có thông tin mới có thể tiến hành hoạt động kinh doanh được. Do vậy trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu thông tin càng vô cùng quan trọng bởi đặc điểm riêng của loại hình này.

Hiện tượng các doanh nghiệp Việt Nam đơn phương độc mã tham gia vào thị

trường nước ngoài thất bại cũng chủ yếu là do thiếu thông tin hoặc thông tin không kịp thời. Trên thương trường, ai không nhận thức và vận dụng không đúng các quy luật của nó thì thất bại là điều tất yếu. Để tiếp cận và hoà nhập với thị trường quốc tế

thì công tác thông tin về thị trường, về đối tác phải thực hiện hoàn chỉnh thì mới đảm bảo cho hoạt động kinh doanh thuận lợi, tận dụng được cơ hội, tránh rủi ro.

Do mỗi nước có đặc điểm riêng nên phải thu thập những thông tin cần thiết về

thị trường. Công tác điều tra nghiên cứu thị trường nhập khẩu cần bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

+Điều tra nghiên cứu hàng hoá nhập khẩu của thị trường đó.

Trên cùng một thị trường hàng hoá ở nước ngoài có tiêu thụ hàng hoá cùng loại của các nước. Trong số hàng hoá cùng lợi này, thường là hàng hoá của một số nước chiếm phần nhiều thị trường, một số hàng hoá chiếm phần ít thị trường. Điều này có quan hệ mật thiết đến chất lượng, quy cách, chủng loại của hàng hoá có thích ứng với thị trường hay không. Công ty cần làm rõ tình hình tiêu thụ của thị trường các hàng hoá có chủng loại khác nhau này, đặc biệt cần nghiên cứu đặc điểm của các loại hàng bán chạy trên thị trường nhằm chủđộng tích cực thích ứng với nhu cầu của thị trường.

+Điều tra quan hệ cung cầu của thị trường.

Quan hệ cung cầu trên thị trường của hàng hoá quốc tế thường thay đổi. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ này như : Chu kỳ sản xuất, chu kỳ tiêu thụ, tập quán tiêu dùng. Cần phải căn cứ vào quy luật biwsn động cung cầu của thị trường.

Đồng thời, tìm hiểu nhu cầu thực tế nhập khẩu của nước mình để có kế hoạch nhập khẩu hợp lý.

Xu hướng biến động giá cả của các loại hàng trên thị trường thế giới rất phức tạp. Có lúc tăng, lúc giảm, cá biệt có trường hợp ổn định nhưng nói chung xu hớng đó có tính chất tạm thời.

Để có thể dự đoán được biến động của giá cả theo từng loại hàng hoá trên thị

trường thế giới phải dựa vào kết qủa nghiên cứu và dự đoán tình hình thị trường từng loại hàng hoá, đồng thưòi đánh giá chính xác các nhân tố tác động đến xu hướng biến

động giá cả.

Nói chung, trong công tác nghiên cứu thị trường công ty cần có những cán bộ

chuyên sâu, có khả năng phân tích và đưa ra những nhận định chính xác trên cơ sở lập kế hoạch về nhu cầu nhập. Phải dự đoán được xu thế biến động của tỷ giá hối đoá, tỷ

lệ lạm phát và tác động của nó đến giá cả hàng hoá nhập khẩu.

Công ty cần chú ý đến những vấn đề sau đây khi nghiên cứu thị trường.

Phân loại thị trường nhằm biết về quy luật hoạt động của thị trường trên các mặt: loại sản phẩm họ có, yêu cầu đặt ra đối với sản phẩm về chất lựơng, bao gói, mẫu mã...dung lượng thị trường, điều kiện chính trị, thương mại, tập quán buôn bán, hệ thống pháp luật..Mục tiêu của việ phân loại là để nắm bắt thị trường và có kế

hoạch cụ thể về loại hàng hoá mà công ty nhập về.

Việc nghiên cứu tình hình thị trường sẽ giúp cho công ty lựa chọn được thị

trường nhập khẩu, lựa chọn phương thức mua bán và điều kiện giao dịch thích hợp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, kết quả kinh doanh còn phụ thuộc vào đối tác kinh doanh với mình. Trong cùng điều kiện như nhau việc giao dịch với bạn hàng cụ thể

này thì thành công, với đối tác khác thì bất lợi. Vì vậy, công ty cần nghiên cứu những vấn đề sau vềđối tác :

+Tình hình sản xuất kinh doanh của họ để từ đó có thể thấy được khả năng đáp

ứng nguồn hàng lâu dài và thường xuyên.

+Khả năng về vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật. +Thái độ và quan điểm kinh doanh.

+Uy tsin của đối tác trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận: “Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của công ty kinh doanh và sản xuất vật tư hàng hoá MATECO” pptx (Trang 64 - 65)