Chỉ tiêu doanh thu của Công ty.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận; "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí" pdf (Trang 43 - 47)

III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOAN HỞ CÔNG TY DỤNG CỤ CẮT VÀ ĐO LƯỜNG CƠ KHÍ GIAI ĐOẠN 1997 ĐẾN NĂM 2001.

1.1.Chỉ tiêu doanh thu của Công ty.

1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua.

1.1.Chỉ tiêu doanh thu của Công ty.

Bảng 5: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của Công ty.

thu kế hoạch (tr.đồng) thu thực hiện (tr.đồng) hiện so với kế hoạch (%) năm trước (%) 1997 15.000 15.535 103,56 1998 17.000 15.922 93,659 102,49 1999 13.600 10.474 77,01 65,78 2000 14.560 13.875 97,50 135,85 2001 15.000 14.743 98,29 140,76

(Nguồn: Phòng Tài vụ - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí)

Qua số liệu trên ta thấy từ năm 1997 đến năm 2001 cả doanh thu theo kế hoạch lẫn doanh thu thực tée đều biến động thất thường, tuy nhiên xu hướng chung là giảm. Năm 1998, so với năm 1997 thì doanh thu tăng không nhiều chỉ tăng 2,44%. Đến năm 1999 thì doanh thu giảm mạnh so với năm 1998, giảm 5.448 triệu đồng hay giảm 34,22%. Tuy nhiên đến năm 2001 thì doanh thu có dấu hiệu phục hồi, tăng 4.269 triệu đồng hay 40,76% so với năm 1999. Nếu xét trong cả thời kỳ thì doanh thu giảm. Doanh thu năm 2001 giảm 792 triệu đồng so với năm 1997. Tình hình thực hiện kế hoạch của Công ty cũng không mấy khả quan. Cả 3 năm 1998, 1999, 2001, doanh thu thực tế đều thấp hơn doanh thu kế hoạch, đặc biệt là năm 1999 thì doanh thu của Công ty chỉ đạt 77,01% kế hoạch đề ra (mặc dù mức kế hoạch này đã được điều chỉnh lại trong năm). Riêng năm 1997 thì vượt mức kế hoạch tăng 535 triệu đồng hay 3,56%.

Nguyên nhân của việc giảm doanh thu trong cả thời kỳ là do:

+ Nhu cầu khách hàng tiêu thụ sản phẩm của Công ty thay đổi. + Chu kỳ sản xuất cơ khí kèo dài

+ Sản phẩm của Công ty gửi tiêu thụ bị khách hàng chiếm dụng vốn. Tuy nhiên Công ty đã có những giải pháp kịp thời cũng như thực hiện tốt chiến lược đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm chuyển đối cơ cấu sản phẩm (từ sản phẩm truyền thống sang sản phẩm phục vụ xây dựng cơ bản như: Cầu,, cống, công nghiệp thực phẩm: sản xuất bánh kẹo) nên Công ty đã khắc phục được ít nhiều các khó khăn, doanh thu của Công ty đạt và vượt mức kế hoạch.

 Năm 1998: Kết quả sản xuất thấp do đó doanh thu không đạt kế hoạch. Trong năm 1998 có 25 hợp đồng với giá trị 1.106.000.000 đồng chậm tiến độ giao hàng (giá trị phạt do giao hàng chậm xấp xỉ 60 triệu đồng) trong đó đêù có 685 triệu đến hết năm 1998 vẫn chưa có hàng giao cho khách.

Nguyên nhân khách quan của tình hình trên là do cơ cấu sản phẩm rất phức tạp, tỷ trọng sản phẩm mới và khó nhiều, loại sản phẩm nhỏ, đơn chiếc là chủ yếu dẫn đến thời gian chuẩn bị kỹ thuật kéo dài. Điều này kéo theo việc chuẩn bị sản xuất và tổ chức sản xuất cũng kéo dài, làm cho quá trình tổ chức sản xuất trở nên phức tạp tất yếu sẽ làm chậm tiến độ hợp đồng, hạn chế hiệu quả tiêu thụ, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh do bị chậm hợp đồng.

Nguyên nhân chủ quan là sự chỉ đạo điều hành sản xuất, chỉ đạo chuẩn bị kỹ thuật của Ban giám đốc còn thiếu kiên quyết. Cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ còn chưa sâu sát với thực tế sản xuất tại các xưởng. Việc chấp hành kỹ thuật lao động trên toàn Công ty rất yếu kém, trong đó có một số cán bộ lãnh đạo kém gương mẫu. Chính điều này dẫn đến sai hỏng sản phẩm nhiều. Năm 1998 giá trị doanh thu giảm do sản phẩm sai hỏng lên đến 808,08 triệu đồng.

 Năm 1999: Doanh thu của Công ty trong năm 1999 giảm mạnh chỉ đạt 10474 triệu đồng, đây là thời điểm mà Công ty gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân của tình hình này là do tác động ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực nên nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của Công ty giảm mạnh (đặc biệt là thị trường Nhật Bản - thị trường nước ngoài duy nhất của Công ty chiếm 21%). Từ cuối năm 1998 Công ty KATO đưa thiết bị sang Việt Nam sản xuất do đó thị phần xuất khẩu của Công ty bị thu hẹp. Giá trị hợp đồng xuất khẩu năm 1999 chỉ bằng 23% năm 1998.

Mức cầu của thị trường trong nước đối với sản phẩm của Công ty cũng giảm. Sự cạnh tranh cũng vì thế mà càng gay gắt hơn. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp quân đội, dân sự tham gia vào đấu thầu (có lúc tới 9 đơn vị tham gia đấu thầu). Mặt khác trong số các doanh nghiệp cạnh tranh với Công ty thì có một số doanh nghiệp có ưu thế hơn vì vậy 90% danh mục sản phẩm ký được trong năm này là sản phẩm mới và khó, vừa nghiên cứu chế thử vừa thực hiện hợp đồng nên kém hiệu quả và dễ bị chậm tiến độ. (Trong số 35 hợp đồng của năm 1998 chuyển sang và ba hợp đồng ký được năm 1999 thì có 6 hợp đồng giao chậm tiến độ).

Bên cạnh đó thì hệ thống chuẩn bị và quản lý sản xuất, sự phối hợp giữa các khâu, các hệ thống chưa chặt chẽ, bị coi nhẹ. Việc lập và kiểm tra tiến độ các khâu chuẩn bị kỹ thuật, chuẩn bị sản xuất chưa được quan tâm và chú trọng đúng mức. Tình hình quản lý và sử dụng lao động còn thấp, chưa đáp ứng được với yêu cầu sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường.

Ngoài ra một trong những nguyên nhân chủ chốt, quan trọng thiết yếu làm cho tình trạng doanh thu không đạt kế hoạch là khâu tiếp thị; tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu về giới thiệu sản phẩm và hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm.

 Năm 2000 và 2001: Doanh thu của Công ty đã được phục hồi một cách đáng kể, đạt 14.743 triệu đồng, tăng 4.269 triệu đồng so với năm 1999. Tuy nhiên doanh thu của Công ty mới chỉ gần đạt mức kế hoạch (98,29%) nguyên nhân của kết quả này là do Công ty đã chủ động tăng dần sản phẩm truyền thống cả về giá trị tuyệt đối và cả về tỷ lệ % trong tổng sản lượng. Công ty đã chú trọng nâng sản lượng lưỡi cưa máy chế tạo từ thép của Đức và dao tiện gắn hợp kim WIDA của Đức. Bên cạnh đó do đoán được sự giảm sút của thị trường máy trên Công ty đã giảm sản lượng mặt hàng này. Mặt khác ở thị trường dầu khí Công ty không những giữ vững mức của năm trước mà còn phát triển được (đạt 2.250 triệu đồng so với 1.596 triệu đồng năm 1999).

Nhưng đáng chú ý hơn cả là Công ty đã quan tâm đến công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng. Chính vì vậy mà Công ty đã đặt chân được vào thị trường phía Nam (dụng cụ cắt) tháng 3 năm 2000 khai trương

chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh và tính đến hết tháng 12 năm 2000 đạt doanh số 373,27 triệu đồng.

Mặc dù đã có một số thành tựu nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại khiến doanh thu của Công ty chưa đạt mức kế hoạch. Đáng lưu ý nhất vẫn là tình trạng chấp hành kỷ luật lao động thấp. Doanh thu giảm do sản phẩm sai hỏng tăng đến mức khá cao tới 1.050,16 triệu đồng. Công ty cần chú trọng giải quyết vấn đề này, có những biện pháp kịp thời để có thể tăng doanh thu tiêu thụ trong các năm tới, đồng thời tăng được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác, cơ cấu sản phẩm sản xuất chưa đạt được như dự kiến nên chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và thị trường. Có một số sản phẩm tại một số thời điểm cung chưa kịp, chưa khớp với cầu. Tình trạng chậm tiến độ giao hàng vẫn tiếp diễn đã hạn chế kết quả và doanh thu của Công ty.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận; "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí" pdf (Trang 43 - 47)