Cơ chế hoạt động và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận; "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí" pdf (Trang 31 - 35)

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DỤNG CỤ CẮT VÀ ĐO LƯỜNG CƠ KHÍ.

2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy của Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường cơ khí.

2.2. Cơ chế hoạt động và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.

Bộ máy quản lý của Công ty hoạt động theo chế độ một thủ trưởng quyền quyết định cao nhất thuộc về Giám đốc, mỗi cấp dưới chỉ nhận lệnh từ một cấp trên trực tiếp, các phòng chức năng chỉ làm công tác tham mưu cho các lãnh đạo trực tuyến. Các Phó giám đốc, quản đốc sử dụng quyền mà Giám đốc giao cho để thống nhất quản lý mọi hoạt động trong lĩnh vực công việc được phân công hoặc trong đơn vị mình phụ trách.

+ Giám đốc: Là người đại diện của Nhà nước, có quyền ra quyết định cao nhất đối với mọi hoạt động của Công ty, trực tiếp chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và Nhà nước về kết quả hoạt động của Công ty, giám đốc là người giữ vai trò chỉ huy với chức trách quản lý, sử dụng toàn bộ vốn, đất đai, nhân lực và các nguồn lực do Tổng Công ty giao cho nhằm thực hiện công việc Giám đốc uỷ quyền. Trong khi thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao, các Phó giám đốc chủ động giải quyết công việc theo đúng chức năng và trong giới hạn về quyền hành.

+ Phó Giám đốc sản xuất: Giúp Giám đốc điều hành, tổ chức quản lý quá trình sản xuất của Công ty, lập kế hoạch sản xuất và tiến hành triển khai thực hiện thông qua sự chỉ đạo của các quản đốc đối với các phân xưởng, tổ,

ca… Chỉ huy thống nhất kỹ thuật sản xuất hàng ngày, điều phối lao động và duy trì kỹ thuật lao động cho toàn Công ty. Cho từng phân xưởng, đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, nhịp nhàng. Đồng thời tổ chức sắp xếp, bố trí hợp lý lực lượng lao động trực tiếp sản xuất sao cho đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất, đề xuất và them gia bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân. Khi giám đốc vắng mặt, uỷ quyền cho Phó Giám đốc sản xuất chỉ huy điều hành mọi mặt hoạt động của Công ty.

+ Phó Giám đốc kỹ thuật: Giúp Giám đốc Công ty phụ trách kỹ lĩnh vực quản lý kỹ thuật và xây dựng cơ bản của Công ty. Nghiên cứu và xây dựng kế hoạch, phương án đầu tư, phát triển công nghệ, kỹ thuật sản xuất, xây dựng chính sách quản lý kỹ thuật cho từng giai đoạn, từng loại sản phẩm khác nhau sao cho đáp ứng được yêu cầu sản xuất của từng thời kỳ khác nhau cững như của từng sản phẩm. Xây dựng tiêu chuẩn hóa sản phẩm truyền thống và các đề án cải tiến mẫu mã, kết cấu sản phẩm hướng đến hoàn thiện các tiêu chuẩn, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm qua từng giai đoạn. Phó giám đốc kỹ thuật có nhiệm vụ tổ chức điều hành các mặt công tác quản lý kỹ thuật cụ thể như chuẩn bị kỹ thuật về thiết kế, công nghệ, thiết bị kiểm tra chất lượng theo kế hoạch và tiến độ sản xuất, duy trì, bảo trì máy móc thiết bị, năng lượng đảm bảo tiến hành sản xuất liên tục, xây dựng định mức chi phí vật tư, năng lượng, nhiên liệu, lao động cho từng đơn vị sản phẩm, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ lao động…

+ Phó Giám đốc kinh doanh: Giúp Giám đốc Công ty phụ trách lĩnh vực công tác kinh doanh, hành chính, quản trị, đời sống. Phó Giám đốc kinh doanh có nhiệm vụ tìm hiểu nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, thị trường sản phẩm của Công ty, tiến hành đàm phán giao dịch với khách hàng, bạn hàng và đi đến ký kết hợp đồng về tiêu thụ sản phẩm hoặc mua các yếu tố đầu vào cho Công ty. Nắm bắt nhu cầu, kế hoạch sản xuất từ đó xây dựng phương án thu mua vật tư đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục với chi phí thấp nhất và đảm bảo đúng về chất lượng, đủ về số lượng. Tổ chức thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng đúng về thời gian, số lượng chất lượng tạo điều kiện nâng cao uy tín của Công ty, tránh tình trạng để sản phẩm, vật tư bị ứ đọng qua đó tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động… Đồng thời tham mưu cho giám đốc Công ty về chủ trương và công tác cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên, xây dựng, cung

cấp trang thiết bị, tiện nghi, văn phòng phẩm cho đơn vị phòng ban phân xưởng. Chỉ đạo công tác quản lý văn thư lưu trữ, thông tin liên lạc, in ấn tài liệu.

+ Kế toán trưởng: Có chức năng giúp Giám đốc Công ty tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở Công ty theo quy định, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát kinh tế tài chính của Nhà nước tại Công ty. Kế toán trưởng trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn các bộ phận đơn vị cấp dưới tiến hành những công việc thuộc phạm vi trách nhiệm quyền hạn của Kế toán trưởng. Kế toán trưởng chỉ đạo trực tiếp về nghiệp vụ chuyên môn đối với tất cả các nhân viên kế toán làm việc bất kỳ ở bộ phận nào trong Công ty, có quyền yêu cầu tất cả các bộ phận trong Công ty chuyển đầy đủ kịp thời những tài liệu pháp quy và các tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác kế toán và kiểm tra.

+ Phòng Thiết kế: Có chức năng thiết kế sản phẩm mới, hoàn thiện hình thức, mẫu mã sản phẩm mà Công ty đang sản xuất sao cho đáp ứng được nhu cầu phong phú và đa dạng của thị trường mà đảm bảo phù hợp với máy móc,m trang thiết bị công nghệ sản xuất của Công ty với chi phí về nguyên vật liệu, lao động thấp, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Sau khi thiết kế xong sản phẩm phòng thiết kế cung cấp sơ đồ bản vẽ, cách thức, các yêu cầu về công nghệ, máy móc trang thiết bị cho đơn vị sản xuất.

+ Phòng Công nghệ: Có chức năng quản lý toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của Công ty. Xây dựng chuẩn bị công nghệ sản xuất các sản phẩm mới, thực hiện chương trình tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nghiên cứu xây dựng các phương án hoàn thiện công nghệ sản xuất sao cho đảm bảo nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm vật chất và nghiên cứu đầu tư mở rộng, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất.

+ Phòng KCS: Có chức năng quản lý kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc quá trình sản xuất tạo ra thành phần. Kiểm tra chất lượng các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, chất lượng máy móc thiết bị, công nghệ nhằm tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, nhịp nhàng tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn so với thiết kế

ban đầu và phù hợp với yêu cầu của thị trường. Quản lý đo lường thống nhất trong Công ty.

+ Phòng Kiến thiết cơ bản: Có chức năng quản lý xây dựng cơ bản, sửa chữa nhà xưởng, nâng cấp cải tạo kho tàng, phân xưởng, nhà làm việc trong Công ty. Xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất trình Ban giám đốc sau đó tiến hành triển khai thực hiện.

+ Phòng cơ điện: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc và Phó giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật như: Công tác bảo quản, sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất trong toàn Công ty. Chuẩn bị máy móc, thiết bị đáp ứng nhu cầu sản xuất của Công ty, theo dõi, kiểm tra tình trạng và khả năng sử dụng các loại thiết bị, máy móc. Nắm bắt theo dõi tình hình cung cấp, sử dụng năng lượng cho quá trình sản xuất, lập kế hoạch sửa chữa, phục hồi các trang thiết bị, sau đó trình bày với ban Giám đốc và tiến hành triển khai thực hiện.

33 Giám đốc

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận; "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí" pdf (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)