10 BASE-T, 0 BASE-T, ATM, FDD
1.5 Phân tích thị trường DSL
1.5.1 Thị trường Bắc Mỹ
a. Tổng quan
Hoa Kỳ lắp đặt mới được 2 triệu đường dây thuê bao số DSL trong năm 2002, Gia Nã Đại lắp mới được nửa triệu đường dây.
Trong năm 2002 số thuê bao DSL ở Bắc Mỹ tăng 48%. Cả hai nước Hoa Kỳ và Gia Nã Đại đều có trong danh sách 10 quốc gia có số đường dây DSL lớn nhất trên thế giới.
Số đường dây DSL được lắp mới trong năm 2002 ở Hoa Kỳ là hơn 2 triệu trong khi ở Gia Nã Đại là 580 770. Hoa Kỳ vốn là nơi triển khai quy mô lớn DSL đầu tiên trên thế giới và đến nay vừa lấy lại được vị trí dẫn đầu với tổng số 6,45 triệu đường dây DSL đẩy Hàn Quốc với 6,43 triệu đường dây DSL xuống vị trí thứ hai. Gia Nã Đại đứng thứ bảy với tổng số đường dây DSL là 1,726 triệu. Tính riêng thì 10 cường quốc DSL dẫn đầu bởi Hoa Kỳ và Hàn Quốc chiếm 86% tổng số số đường dây thuê bao số trên toàn thế giới. Tốc độ phát triển 48% số thuê bao DSL tại Bắc Mỹ với số thuê bao mới 2,5 triệu giúp Bắc Mỹ trở thành một trong các thị trường phát triển nhanh nhất trên thế giới. Hai quốc gia này với tỷ lệ 8,5% số đường dây điện thoại là DSL ở Gia Nã Đại và 3,4% ở Hoa Kỳ đang trên đường tiến đến trạng thái thị trường mạnh. Gia Nã Đại là quốc gia đứng thứ năm trên thế giới về tỷ lệ số đường dây DSL trong tổng số đường dây điện thoại. Bốn quốc gia trên họ là Hàn Quốc: 28,33%, Đài Loan: 15,75% Hương Cảng: 10,29% và Bỉ: 10,26%.
Tính về số thuê bao lắp đặt được trong năm 2002 thì chỉ có Nhật Bản là qua mặt được Hoa Kỳ với tổng số thuê bao DSL mới trong năm 2002 là 4,1 triệu đường dây.
b. Thị trường DSL Hoa Kỳ
Thị trường DSL Hoa Kỳ hình thành sớm nhất trên thế giới. Tuy nhiên, do luật chống độc quyền làm cho các công ty RBOC (Regional Bell Operating Companies) chỉ chú trọng vào việc tách nhập nên sự phát triển DSL không nhanh như các quốc gia khác. Cho tới hiện nay 7 công ty RBOC chỉ còn lại 4 công ty là SBC, Verizon, Bell South và Qwest. Đến cuối năm 2002 Hoa Kỳ đã vượt qua Hàn Quốc và trở lại là cường quốc DSL số một trên thế giới.
SBC vẫn là nhà cung cấp dịch vụ DSL lớn nhất hiện nay tại Hoa Kỳ và cũng là nhà cung cấp dịch vụ DSL lớn thứ ba trên thế giới với khoảng 1,7 triệu đường dây thuê bao số tính đến ngày 30 tháng 7 năm 2002. SBC tuyên bố rằng vào đầu năm 2002 họ đã bắt đầu tìm kiếm được lợi nhuận ở California và sẽ sớm đạt được từ vùng mạng điện thoại của hãng Southwestern Bell. Công ty đã thực hiện kinh doanh rất ấn tượng với mạng của Ameritech trong quý 2 năm 2002. Trong năm 2001 công ty đã giảm chi phí điều hành được 30% và cũng đạt được điều này trong năm 2002. Công ty đã đạt được số đường dây thuê bao số xấp xỉ 2 triệu vào cuối năm 2002.
Vào quý 3 năm 2002 công ty đã đưa vào sản phẩm nối mạng gia đình là Home Gateway và được đánh giá cao.
Vào quý 4 năm 2001 thì thời gian đặt hàng trung bình của công ty vào khoảng 8 ngày và có đến 90% số thuê bao mới chọn việc tự lắp đặt tại nhà thuê bao. Trong quý 4 năm 2001 SBC đã tăng được 136 ngàn thuê baovới tỷ lệ khoảng 2100 thuê bao mỗi ngày làm việc có giảm đôi chút so với con số tăng trưởng 150 ngàn thuê bao vào quý 3 năm 2001. Dù sao thì những con số này cũng còn khá xa con số dự báo khá lạc quan của họ và cuối năm 2000 là lắp mới 350 ngàn đường dây thuê bao trong mỗi quý. Khi thị trường viễn thông trên thế giới giảm sút vào năm 2000/2001 công ty đã thực hiện việc cắt giảm chi phí để đem lại dịch vụ truy xuất số liệu tốc độ cao cho tất cả các khách hàng của SBC.
Đầu năm 2001 SBC tăng giá dịch vụ DSL cơ bản từ 39,95 dollar mỗi tháng lên 49,95 dollar mỗi tháng. Dù thiết bị đã giảm giá nhiều, việc tự lắp đặt phổ biến (miễn phí) thì việc lắp đặt kỹ thuật vẫn là 200 dollar. Có khả năng là việc tăng giá được thực hiện nhằm mục đích giảm số thuê bao lắp đặt mới để cải thiện lợi nhuận ngắn hạn của công ty. Giám đốc điều hành của công ty, ông Ed Whitacre
phát biểu vào tháng 5 năm 2001 rằng cho dù giá dịch vụ DSL có tăng thì SBC cũng đã đầu tư khá nhiều tiền cho công nghệ DSL. Tuy nhiên, ông cũng tiên đoán rằng giá dịch vụ sẽ giảm trong tương lai.
Verizon là công ty cung cấp dịch vụ DSL đứng thứ hai sau SBC tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vào 6 tháng đầu năm 2002 tốc độ phát triển của họ đã giảm sút nên họ đánh mất một số thị trường. Tới tháng 6 năm 2002 Verizon đã đạt được 1,5 triệu đường dây thuê bao DSL và với tốc độ tăng 310 ngàn đường dây DSL trong 6 tháng đầu năm 2002 thì cuối năm 2002 vừa qua họ chắc chắn đã được từ 1,8 đến 2 triệu đường dây DSL.
Vào giữa năm 2001 thời gian từ lúc đặt dịch vụ cho tới khi lắp đặt xong là 15 ngày. Cho tới tháng 7 năm 2002 khi bộ dụng cụ tự lắp đặt được bán kèm cho một trăm phần trăm khách hàng mới thì thời gian này giảm xuống còn 5 ngày. Verizon cũng đã đơn giản hoá các chủng loại sản phẩm DSL thành chỉ còn 2 loại sản phẩm cho môi trường dân dụng và 6 loại sản phẩm dành cho môi trường doanh nghiệp.
Từ tháng mười năm 2001 Verizon đã đạt được số đường dây thuê bao số 1 triệu và đưa ra giá thuê bao tháng là 30 dollar cho tới tháng 11 năm 2001. Chiến dịch giảm giá này đã đem lại số thuê bao lên đến trên 1,2 triệu cho Verizon ngay cuối năm 2001 trong đó có đến 60% là dịch vụ lẻ và 40% là dịch vụ cho các đại lý. Sau đó giá thuê bao đã tăng lên tới 49,95 dollar mỗi tháng bao gồm cả bộ dụng cụ tự lắp đặt. Ngay cả với giá này giám đốc tài chính của Verizon là Fred Salemo đã nói rằng ông không mong đợi DSL có thể đem lại nguồn lợi nào trong vòng 2 năm tới (kể từ thời điểm tháng 7 năm 2001). Sau đó Verizon lại một lần nữa đưa ra giá thuê bao 30 dollar mỗi tháng trong 3 tháng đầu và sau đó là 50 dollar mỗi tháng.
Qwest có được tổng số thuê bao tính đến ngày 1 tháng bảy năm 2002 với 448 ngàn thuê bao vào cuối năm 2001 và tốc độ tăng trưởng trong nửa đầu năm 2002 có giảm so với nửa cuối năm 2001.
Qwest chịu nhiều thiệt hại từ vụ bê bối tài chính vào giữa năm 2002, đi sau những phát biểu gian dối về thu nhập. Giám đốc tài chính mới của họ, Dick Notebaert hăm hở tránh kinh nghiệm phá sản của Enron, và ông nói rằng ông muốn mọi thống kê tài chính phải vượt lên sự nghi ngờ. Tuy nhiên, cỗ phiếu của Qwest vẫn không khá hơn được. Vào tháng 7 năm 2002, cỗ phiếu của họ vẫn còn ở dưới mức giá 2 dollar trong khi vào đầu năm 2000 là 60 dollar. Qwest đang trông đợi vào việc bán bộ phận xuất bản của mình để tăng thu nhập.
Qwest cũng đã triển khai dịch vụ VoD cho 180 000 gia đình ở Portland, Seattle, Salt Lake City, Denver, Phoenix và Minneapolis và đang thử nghiệm dịch vụ VDSL, cung cấp dịch vụ truy xuất Internet và TV cho Phoenix và Denver.
c. Thị trường Gia Nã Đại
Gia Nã Đại khởi đầu dịch vụ thông tin số liệu tốc độ cao rất sớm và họ quản lý khá tốt. Là một trong các nước G.7 Gia Nã Đại cũng là một trong những nước có tỷ lệ dân sử dụng thông tin số tốc độ cao lớn nhất và họ có khả năng giữ được vị trí của mình trong cuộc cạnh tranh với châu Á Thái Bình Dương hơn hẳn Hoa Kỳ. Mặc dù diện tích đất nước khá lớn lại được chia làm 13 tỉnh và lãnh thổ ngành công nghiệp viễn thông Gia Nã Đại vẫn đạt được sự thống nhất cao.
Công ty điều hành mạng viễn thông chính ở Gia Nã Đại là BCE. BCE có 2 công ty con là Bell Canada điều hành phần lớn vùng Ontario và Quebec trong khi Aliant điều hành vùng Nova Scotia, New Brunswick, Prince Edward Island và Newfoundland. Một công ty con nữa là NorthWesTel điều hành các lãnh thổ Northwest, Nunavut và Yukon territories. BCE cũng sở hữu một phần trong MTS Communications, công ty điều hành ở Manitoba.
Công ty điều hành lớn khác là TELUS Corporation ở vùng British Columbia và Alberta. Công ty điều hành cuối cùng là SaskTel ở Saskatchewan của chính quyền tỉnh này.
Bên cạnh các công ty điều hành mạng viễn thông là một số các công ty cạnh tranh khác hầu hết tập trung khai thác ở thị trường doanh nghiệp trong các thành phố lớn. Lớn nhất là AT&T Canada và các công ty khác là Call-Net, GT Group và Futureway. Các công ty điều hành cũng sở hữu các công ty cạnh tranh ở các vùng khác. Các công ty cạnh tranh chiếm một thị phần khá quan trọng trong mạng số liệu và mạng thuê kênh riêng, đạt được 30% trong số 4,6 triệu CAN$ trong năm 2000. Đối mặt từ đầu với các mạng cable modem, các công ty điều hành ở Gia Nã Đại là những công ty đầu tiên trên thế giới triển khai dịch vụ DSL. Giá cả dịch vụ DSL ở Gia Nã Đại thấp và họ đã đạt được tỷ lệ chuyển đổi từ PSTN sang DSL cao.
1.5.2 Thị trường châu Á Thái Bình Dương
a. Nhật Bản
Nhật Bản tương đối chậm chân trong cuộc cách mạng về tốc độ dữ liệu cao nhưng đã bắt đầu cho thấy phát triển nhanh vào năm 2001 và hiện nay đã có khả năng trở thành một trong các thị trường thông tin tốc độ cao lớn nhất trên thế giới trong vòng 2 năm tới. Lý do chính của sự trễ nải là quá trình tự do hoá thị trường viễn thông Nhật Bản chậm chạp đã cho phép NTT (Nippon Telegraph and
Telephone: Công ty Điện tín Điện thoại Nhật Bản) là công ty điều hành mạng điện thoại kiểm soát thị trường theo hướng không có lợi cho việc triển khai dịch vụ truy xuất dữ liệu tốc độ cao.
Chính sách của NTT cho kỹ thuật viễn thông thế hệ kế tiếp của Nhật Bản là tập trung lớn vào ISDN và triển khai cáp quang cho mạng truy xuất dữ liệu. Tuy nhiên, nhu cầu số liệu đã vượt quá xa khả năng tốc độ dữ liệu 144 kbps của giao tiếp tốc độ cơ sở ISDN. Vào cùng lúc này rõ ràng là chiến lược cáp quang hoá mạng thuê bao của NTT trở thành quá sớm, trông cậy vào các công nghệ mà bây giờ đã trở nên quá lỗi thời nên lời hứa hẹn tốc độ cao qua cáp quang đã không thực hiện được. Kết hợp điều này với sự phát triển ấn tượng của Hàn Quốc (là một quốc gia mà Nhật Bản không muốn bị qua mặt) làm cho người Nhật Bản phải hành động khẩn cấp để cải thiện tình hình. Sự tự do hoá thị trường viễn thông bắt đầu từ năm 1999 bằng việc tách công ty NTT thành 2 công ty khai thác điện thoại là NTT West và NTT East phục vụ tương ứng 2 khu vực Tây và Đông Nhật Bản. Nhưng cả hai công ty khai thác điện thoại mới này đều không mặn mà lắm với việc đưa dịch vụ DSL tới khách hàng. Giá cả cao và hạ tầng đường trục IP hỗ trợ cho dịch vụ số liệu tốc độ cao rất yếu kém. Vào tháng 3 năm 2000 các nhà điều hành yêu cầu tách riêng việc khai thác thoại và số liệu trên đường dây điện thoại, nhưng cho tới cuối năm 2000 vẫn đạt chưa đến 10 000 đường dây DSL ở Nhật Bản.
NTT đã phải trả giá quá đắt cho sự chậm chạp của họ. Các công ty khai thác điện thoại đã cố gắng ngăn cản tách biệt dịch vụ cạnh tranh bằng cách đặt ra điều kiện để khai thác mạng rất khó khăn. Lúc đầu chỉ có 11 tổng đài điện thoại nội hạt được mở ra để cộng tác, có nhiều hạn chế về không gian lắp đặt thiết bị và số đường dây cho phép được tách ra cạnh tranh và việc đặt đường dây rất chậm trễ nghiêm trọng. Dĩ nhiên là có rất nhiều than phiền và vào tháng 7 năm 2000 bộ Bưu chính Viễn thông Nhật Bản (MPT: Ministry of Posts and Telecommunications) ra lệnh cho NTT mở tất cả các tổng đài nội hạt để cộng tác để cho phép các nhà cung cấp dịch vụ truy xuất dữ liệu sử dụng mạng điện thoại nội hạt và phải gỡ bỏ mọi hạn chế về không gian lắp đặt thiết bị.
Từ đó, NTT liên tục chịu áp lực của MPT để tạo điều kiện cho truy xuất và giảm giá trong việc hợp tác dịch vụ. Vào tháng 12 năm 2000 phí thuê đường dây đã giảm từ 800 yen xuống còn 187 yen mỗi tháng tức là từ khoảng 6,15 dollar mỗi tháng xuống còn 1,45 dollar mỗi tháng. Hơn nữa, giá hợp tác cũng giảm cho phép các đối tác khai thác tự lắp đặt thiết bị, rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ và tránh NTT truy xuất thông tin cạnh tranh.
Hiệu quả toàn cục đã làm cho Nhật Bản nhanh chóng trở thành thị trường thành công nhất trong việc tách biệt khai thác đường dây thuê bao. Vào tháng 9 năm 2001, Yahoo Japan, eAccess và nhiều nhà cung cấp dịch vụ cạnh tranh
khác đã cung cấp tới 40% số đường dây DSL ở Nhật Bản. Trên thế giới chỉ có một quốc gia khác đạt được điều này là Đan Mạch. Vì không nhận thấy và đáp ứng kịp thời được nhu cầu dịch vụ số liệu tốc độ cao NTT đã đánh mất một phần lớn thị trường mà phải nhiều năm mới có được.
NTT là nhà điều hành viễn thông ở Nhật Bản. Công ty lớn hàng đầu trên thế giới về thu nhập và số thuê bao. Thị trường Nhật Bản đã trở nên cạnh tranh hơn nhờ vào quá trình chống độc quyền. Kết quả là NTT đã bị ép phải giảm giá dịch vụ.
Dù NTT bắt đầu trễ nhưng hiện nay NTT là nhà cung cấp dịch vụ DSL lẻ chính ở Nhật Bản. Tính đến 31 tháng 12 năm 2002, NTT đã cung cấp trên 2,1 triệu đường dây thuê bao số DSL chiếm tỷ trọng 37% trong tổng số các đường dây DSL toàn quốc. Trong môi trường cạnh tranh DSL giá thuê bao thấp đã giúp dịch vụ này cất cánh.
Mặc dù NTT bị chia cắt thành NTT West và NTT East sản phẩm DSL của 2 công ty này vẫn giống nhau. Vào cuối năm 2000 NTT West và NTT East chỉ có 3000 thuê bao DSL. Cả hai công ty đều triển khai dịch vụ 8 Mbps vào tháng 12 năm 2001 bổ sung thêm cho dịch vụ 1,5 Mbps lúc đó đang khai thác.
Vào ngày 24 tháng 12 năm 1999, NTT East và NTT West đồng thời đưa ra một loạt dịch vụ DSL để bán lẻ và bán sỷ bắt đầu một năm thử nghiệm. Thời kỳ thử nghiệm kết thúc vào tháng 12 năm 2000.
Yahoo Japan là công ty cổ phần giữa Softbank và Yahoo. Cho đến 31 tháng 12 năm 2002 Softbank chiếm 66% cỗ phần và Yahoo chiếm phần còn lại. Yahoo Japan bắt đầu khai thác dịch vụ DSL từ tháng 6 năm 2001. Yahoo Japan tiếp tục cung cấp dịch vụ truy xuất Internet với giá rẻ nhất thế giới, với dịch vụ truy xuất dân dụng tốc độ 8Mbps khoảng 20 dollar một tháng. Vào ngày 30 tháng 6 năm 2002 họ đạt được 660 000 đường dây DSL, tăng hơn một chút so với 6 tháng đầu năm 2002.
Yahoo Japan đạt được số đường dây thuê bao số 1 200 000 vào cuối quý 3 năm 2002 và 1 504 000 vào cuối tháng 12 năm 2002.
Tuy nhiên, Yahoo vẫn còn con đường dài để kiếm được lợi nhuận. Giám đốc tài chính của Softbank là Masayoshi Son nói rằng lợi nhuận sẽ có được với số thuê bao khoảng từ 2 tới 3 triệu. Giá cả quá bèo của Yahoo Japan đã khuấy