Deutsche Telekom là dạng bán độc quyền ngay cả đối với dịch vụ DSL. Điều kiện mạng viễn thông ở Đức rất thuận lợi cho triển khai dịch vụ ADSL vì 95% số đường dây thuê bao có độ dài từ 1,5 km tới 2 km. Hơn nữa mạng cable modem cũng thuộc quyền điều hành của Deutsche Telekom. Đức đã tiến hành tách việc khai thác dịch vụ thoại và số liệu trên mạng nội hạt từ tháng Giêng năm 1998.
Deutsche Telekom là nhà khai thác và điều hành mạng viễn thông tại Đức. Deutsche Telekom cũng là nhà cung cấp dịch vụ DSL lớn nhất ở châu Âu. Trong khoảng thời gian từ năm 2000 tới năm 2001 họ đã đầu tư 1 tỷ Euro để nâng cấp hơn 6000 tổng đài để hỗ trợ ADSL cho hơn 90% dân cư. Tính đến cuối năm 2002 Deutsche Telekom đã đạt được 3,15 triệu đường dây thuê bao số DSL.
c. Thị trường Pháp
Môi trường viễn thông Pháp tương đối không có sự cạnh tranh. France Telecom thống trị thị trường viễn thông cả trong môi trường doanh nghiệp cũng như dân dụng. Trong dịch vụ truy xuất dữ liệu tốc độ cao thì cable modem phát triển rất kém. Ở Pháp người ta vẫn còn sử dụng dịch vụ Minitel là một dạng videotex tiền thân của Internet dựa trên text. Tính đến cuối năm 2002 Pháp đạt được số đường dây DSL là 1,3 triệu thuê bao.
France Telecom là nhà điều hành mạng viễn thông tại Pháp. France Telecom độc quyền Internet qua ISP của mình là ISP Wanadoo bao gồm 90% số thuê bao DSL. Từ năm 2001 đến 2003 France Telecom đã đầu tư hơn 500 triệu Euro cho ADSL. Kết quả là 74% dân Pháp và 80% doanh nghiệp ở Pháp có thể sử dụng được ADSL. France Telecom hỗ trợ nhiều mức ADSL dân dụng tốc độ thấp giá thành hạ. Trong năm 2002 số đường dây ADSL của Pháp đã tăng gần gấp 3 từ 400 000 lên tới hơn 1 triệu. France Telecom cũng có những kế hoạch phát triển ADSL ở vùng nông thôn.
d. Thị trường Anh Quốc
BT (Bristish Telecom) có một khoảng thời gian rất dài để chuẩn bị triển khai dịch vụ DSL. Tháng 9 năm 2000 BT đã bắt đầu triển khai DSL nhưng tới tháng 5 năm 2001 mới có thể đặt hàng dịch vụ DSL. Giá dịch vụ DSL ban đầu khá cao. Sau khi giảm giá 45% để kích thích nhu cầu mà giá vẫn còn cao hơn so với mặt bằng giá dịch vụ DSL trên thế giới. Hình vẽ 1.28 minh hoạ phân bố dịch vụ ADSL hiện nay tại Anh Quốc.
Hình 1.34 Phân bố dịch vụ ADSL tại Anh Quốc
BT là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu ở Tây Âu. Trong tháng Giêng năm 2003 họ lắp mới được 25 000 đường dây thuê bao số DSL mỗi tuần. Tính đến ngày 7 tháng 2 năm 2003 họ đã có tất cả 650 000 đường dây DSL. BT cung cấp DSL qua 2 nhà cung cấp dịch vụ Internet là BT Retail và BT Openworld. BT đưa ra quy trình lắp đặt đường dây thuê bao số ADSL cho vùng nông thôn là khi số thuê bao đăng ký đạt 388 thuê bao thì họ sẽ đặt DSLAM và thực hiện cung cấp dịch vụ ADSL.
1.5.4 Thị trường Đông Nam Á
a. Thị trường Tân Gia Ba
Singnet đã xem xét lại các sản phẩm dịch vụ DSL trong năm 2002, tập trung vào dịch vụ truy xuất Internet cơ bản hơn là dịch vụ Video on demand (VOD). VOD và các dịch vụ cộng thêm khác được xem là dịch vụ phụ. Nhìn chung dịch vụ thông tin số tốc độ cao ở Tân Gia Ba là khá khiêm tốn so với số tiền chính phủ đã đầu tư vào hạ tầng cơ sở và xúc tiến. Singtel báo cáo rằng cho đến ngày 30 tháng 6 năm 2002 tổng số khách hàng dịch vụ số tốc độ cao là 92 ngàn (tính gộp cả khách hàng lẻ và khách hàng đại lý) tức là sự tăng trưởng có tăng nhẹ so với quý đầu của năm 2002.
Singtel đã bỏ kế hoạch tính cước theo thời gian đối với các khách hàng dân dụng trong năm 2002, nhưng vẫn duy trì giá cước theo dung lượng và đưa ra 2 kế hoạch tính cước không giới hạn truy xuất. Công ty cho rằng thu nhập trung bình của công ty trên mỗi khách hàng truy xuất dữ liệu tốc độ cao đã tăng lên đến 66,3 dollar mỗi tháng.
Singapore Telecom (SingTel) là một nhà cung cấp dịch vụ thông tin hỗn hợp ở vùng châu Á – Thái Bình Dương với 2 hub chính là Tân Gia Ba và Úc Đại Lợi. Singapore Telecom là công ty điều hành mạng điện thoại độc quyền tại Tân Gia Ba và sở hữu tới 99% số đường dây điện thoại tại đất nước này. Vào cuối quý 3 năm 2002 SingTel đã đạt được tới 105 ngàn thuê bao Internet tốc độ cao.
SingTel đã bắt đầu dịch vụ SingTel Magix vào tháng 11 năm 1997. Đó là dịch vụ film theo yêu cầu, tin tức, thể thao và truy xuất Internet tốc độ cao sử dụng công nghệ DSL đầu tiên trên thế giới.
Vào tháng tám năm 2002, chi nhánh ISP của Singtel là SingNet Pte Ltd đã bắt đầu đưa ra dịch vụ SingNet Broadband Access hoạt động ở tốc độ 512 Kbps và dịch vụ bắt đầu thực hiện vào tháng 4 năm 2001. Trong năm 2001, Singtel lập kế hoạch đầu tư 90 triệu dollar Singapore (khoảng 51 triệu Mỹ kim) vào việc nâng cấp khả năng dịch vụ tốc độ cao của họ với mục tiêu xây dựng khả năng 120 ngàn đường dây thuê bao số vào cuối năm 2002. Vào tháng 6 năm 2001, SingNet đã đưa ra dịch vụ truy xuất không giới hạn ở tốc độ 256 Kbps.
b. Thị trường Mã Lai Á
Mặc dù thị trường DSL tại Mã Lai Á rất sơ khai nhưng đã có các công ty Jaring và HTTech Solutions Sdn Bhd cung cấp dịch vụ DSL doanh nghiệp ở một số vùng. Maxis Communications triển khai cả ADSL và cáp quang cho các doanh nghiệp và một số chúng cư cao cấp. Theo Ủy ban Thông tin và Đa phương tiện Mã Lai Á thì có khoảng 2,1 triệu thuê bao Internet ở Mã Lai Á vào cuối năm 2001.
Telekom Malaysia là công ty điều hành mạng viễn thông ở Mã Lai Á. Telekom Malaysia có nhà cung cấp dịch vụ Internet riêng của mình là TMnet. Tháng 2 năm 2001 Telekom Malaysia bắt đầu triển khai dịch vụ ADSL và SDSL cho các doanh nghiệp. Tháng 6 năm 2002 Telekom Malaysia đưa ra dịch vụ ADSL không giới hạn thời gian. Tính đến tháng 9 năm 2002 TMnet Streamyx có 10 000 đường dây DSL.
TelecomAsia là một trong các công ty tư nhân chính trong thị trường viễn thông phức tạp tại Thái Lan. Tính đến 30 tháng 6 năm 2002 công ty thông báo đạt được số khách hàng sử dụng truy xuất tốc độ cao là 1 852 người, tăng 15% so với cuối năm 2001 và chiếm hơn 50% thị phần Thái Lan. Trong số này có đến 900 thuê bao sử dụng cable modem. Công ty cũng đã tăng được số thuê bao Internet từ 106 564 vào năm ngoái lên 185 369 thuê bao qua nhà cung cấp dịch vụ Internet của mình là Asianet.
Giá thuê dịch vụ truy xuất số liệu tốc độ cao vẫn còn khá cao. Dịch vụ ADSL 256 Kbps lên tới 60 Baht/giờ (khoảng 21 500 đ) so với modem quay số chỉ có 7 Baht/giờ (khoảng 2 500 đ).
TelecomAsia bắt đầu triển khai dịch vụ ADSL TA Express vào ngày 17 tháng Giêng năm 2001 trong cụm dịch vụ “Complete Broadband Solution”. Dịch vụ được triển khai ở khu vực Bangkok, nơi TelecomAsia có 2,5 triệu đường dây điện thoại cố định.
Vào cuối năm 2001, TelecomAsia chuyển 1 600 thuê bao sang dịch vụ “Complete Broadband Solution” với 700 thuê bao dùng dịch vụ ADSL TA Express và 900 dùng dịch vụ cable modem. Trong quý 1 năm 2002 TelecomAsia chỉ kiếm thêm được 183 thuê bao DSL và giảm mất 142 thuê bao cable modem. Cuối quý 3 năm 2002 công ty đạt được 2 296 thuê bao DSL. Vào tháng 3 năm 2002, TelecomAsia ký hợp đồng với 9 nhà cung cấp dịch vụ Internet để cung cấp dịch vụ TA bao gồm DSL và cable modem để bán lại. Để khơi dậy thị trường thông tin tốc độ cao TelecomAsia đang hợp tác với các nhà cung cấp thông tin, phát triển thông tin tốc độ cao để tăng nhu cầu. Vào tháng 8 năm 2002 công ty ký hợp đồng với 10 công ty cung cấp thông tin, giải trí và chăm sóc sức khoẻ và dịch vụ tài chính hàng đầu để cung cấp dịch vụ thông tin tốc độ cao. Các đối tác bao gồm: Interactive Media Service Co, Stock Exchange of Thailand, Nation Multimedia Group, GMM Grammy, Bamrungrad Hospital, General Electric Commerce Services, Siam Commercial Bank, UBC, BM Media và Freewill Solutions. Các dịch vụ này đều được thực hiện dựa trên DSLAM của hãng Nokia.
TelecomAsia cũng điều hành mạng HFC rộng lớn và duy nhất tại Thái Lan với 810 000 gia đình ở Bangkok và 60 000 gia đình ở 4 tỉnh khác. Dự án truyền hình trả tiền của công ty dẫn đầu các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trong nước và có được hơn 340 000 thuê bao. TelecomAsia cũng đang trở thành nhà cung cấp dẫn đầu trong các doanh nghiệp Internet và truyền số liệu. TelecomAsia là liên minh chiến lược giữa C.P. Group (Charoen Pokphand Group) là một trong các tổ hợp công nông nghiệp lớn nhất Á châu và công ty viễn thông Mỹ Verizon Communications.
UCOM là công ty khai thác viễn thông tư nhân có mạng cáp quang nối 76 tỉnh. Tháng 12 năm 1988 UCOM kết hợp với TOT (Telephone Organisation of
Thailand) thành lập UBT (United Broadband Technology) để triển khai thông tin tốc độ cao trên mạng của TOT. Tháng 6 năm 2000 UBT lên kế hoạch lắp tổng đài phục vụ 1,4 triệu thuê bao ADSL ở Bangkok với tốc độ thấp nhưng giá cả mềm để thu hút khách hàng dân dụng.
1.5.5 Thị trường Nam Mỹ
Ba Tây chiếm vị trí thứ 12 trong bảng tổng sắp số đường dây thuê bao số DSL trong năm 2002, Mễ Tây Cơ, Chí Lợi và Peru cũng đều tăng trưởng.
Bốn nước Mỹ Latin đều phát triển số thuê bao DSL trong năm 2002. Khu vực này đã đạt được số thuê bao số DSL lên tới 870 000 tập trung cả ở khách hàng dân dụng và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn một nửa số thuê bao này được lắp đặt trong năm 2002 với tỷ lệ tăng trưởng năm là 117,42%.
Ba Tây có số đường dây thuê bao số DSL lớn nhất trong khu vực với 538 000 thuê bao trong đó số thuê bao mới lắp đặt trong năm 2002 là hơn 300 000. Sự phát triển này đã giúp Ba Tây đạt thứ hạng 12 trên thế giới về số thuê bao phát triển được trong năm 2002. Đứng sau Ba Tây trong khu vực là Chí Lợi đạt được số đường dây thuê bao số DSL là 113 700 đường dây và tốc độ phát triển năm 2002 là 500%. Tiếp theo là Mễ Tây Cơ với 66 600 đường dây với tốc độ phát triển 1 5645.
Chí Lợi là quốc gia dẫn đầu châu Mỹ Latin về tỷ lệ số đường dây thuê bao số DSL trên tổng số đường dây điện thoại. Chí Lợi đạt được tỷ số này là 3,07% trong khi toàn thế giới hiện nay đang đạt được là 3,59%. Cả Peru và Venezuela đều đạt được tỷ lệ này là 1,7% trong khi Ba Tây chỉ đạt được 1,46%. Nhận định về tình hình phát triển này Tom Starr, chủ tịch Diễn đàn DSL nói: “Sự phát triển DSL của các quốc gia châu Mỹ Latin bắt đầu bước một bước dài bất chấp tình hình phát triển kinh tế mỏng manh. Với vai trò công nghệ truy xuất tốc độ cao dẫn đầu trên thế giới, DSL đang nhanh chóng trở thành dịch vụ thiết yếu tại châu Mỹ Latin dành cho môi trường dân dụng cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ.”
Mễ Tây Cơ là một trong 4 quốc gia có số thuê bao DSL phát triển hơn 1000% trong năm 2002 trên toàn thế giới. Ba quốc gia còn lại là Bồ Đào Nha, Lithuania và Nga. Tất cả 4 quốc gia này đều còn ở mức tổng số thuê bao DSL thấp. Nhật Bản là nước có số thuê bao tăng lên trong năm 2002 nhiều nhất thế giới.
1.5.6 Thị trường Đông Âu
Phát triển với tỷ lệ 275% số thuê bao DSL trong năm 2002 Đông Âu đã trở thành khu vực phát triển đứng thứ hai sau Nam và Đông Nam Á với tỷ lệ 322%.
Dẫn đầu khu vực này là Lithuania với tỷ lệ tăng trưởng 1 566% và Nga là 1000%. Khu vực này đã tăng từ 53 000 đường dây DSL vào cuối năm 2001 lên tới 124 100 đường dây DSL vào cuối tháng 12 năm 2002.
Ba Lan, Croatia, Hungary và Latvia cũng phát triển các thuê bao DSL của cao hơn tỷ lệ phát triển toàn thế giới 90,8%. Hungary có tỷ lệ tăng trưởng là 300% với số đường dây 44 000 và đạt được tỷ lệ số đường dây DSL trên đầu người cao nhất khu vực. Estonia đứng vị trí thứ hai với 32 000 đường dây DSL. Trong năm 2002 Romania bắt đầu bước vào thị trường DSL với 1 400 thuê bao.
1.5.7 Thị trường Trung Đông
Trung Đông có tỷ lệ tăng trưởng 262% trong năm 2002. Dẫn đầu khu vực là Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE: United Arab Emirates). Sự phát triển UAE từ 2000 thuê bao lên tới 16 180 thuê bao đạt tỷ lệ tăng trưởng 708% và là quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng trong năm 2002 đứng thứ sáu trên thế giới.
Các thuê bao DSL của Do Thái cũng hơn hẳn sự phát triển của toàn thế giới 90,8%. Đầu năm 2002 Do Thái có 40 600 đường dây DSL thì trong năm 2002 họ đã tăng thêm 109 400 đường dây để đạt được 150 000 đường dây với tỷ lệ tăng trưởng theo năm là 270% và đạt tỷ lệ số đường dây DSL trong tổng số các đường dây điện thoại dẫn đầu khu vực là 2,3%.
Tỷ lệ tăng trưởng 262% của Trung Đông đã giúp Trung Đông trở thành khu vực đứng thứ ba trên thế về tỷ lệ tăng trưởng.
1.6 Câu hỏi tự kiểm tra
1. Quốc gia dẫn đầu về số lượng đường dây DSL trên thế giới là: A. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ B. Hàn Quốc C. Tân Gia Ba D. Nhật Bản E. Trung Quốc Đáp án: E
2. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ADSL:
A. Cable modem
C. Direct Broadcast Satellite D. ISDN
E. POTS modem Đáp án: A
3. Quốc gia nào có số đường dây DSL trên 100 dân lớn nhất? A. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ B. Hàn Quốc C. Tân Gia Ba D. Anh Cát Lợi E. Nhật Bản Đáp án: B
4. Nguyên nhân làm cho thị trưòng Nhật Bản chậm phát triển DSL? A. Đầu tư nhiều vào ISDN
B. Thị trường không có nhu cầu sử dụng dịch vụ dữ liệu tốc độ cao C. Độc quyền viễn thông
D. Mạng đường dây thuê bao kém E. Bị modem cáp đồng trục cạnh tranh Đáp án: A
5. Công ty nào có giá dịch vụ ADSL rẻ nhất? A. SBC B. Yahoo Japan C. Hansenet D. UCOM E. Telekom Malaysia Đáp án: B
6. Nguyên nhân nào khiến cho Gia Nã Đại phát triển DSL ở mức độ cao? A. Đường dây thuê bao ngắn
B. Độc quyền cao C. Thiết bị đồng bộ D. Triển khai sớm
E. Mạng modem cáp đồng trục kém phát triển Đáp án: D
7. Quốc gia nào có tỷ lệ chuyển đổi từ đường dây POTS sang đường dây DSL lớn nhất?
A. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
B. Hàn Quốc
D. Anh Cát Lợi E. Nhật Bản Đáp án: B
8. Cho biết giá cả dịch vụ DSL tại khu vực nào là cao nhất? A. Châu Á – Thái Bình Dương
B. Tây Âu
C. Đông Nam Á D. Bắc Mỹ
E. Tất cả đều như nhau Đáp án: B
9. Khu vực nào trên thế giới có số đường dây DSL lớn nhất? A. Châu Á – Thái Bình Dương
B. Tây Âu
C. Đông Nam Á D. Bắc Mỹ
E. Tất cả đều như nhau Đáp án: A
10. Trong các quốc gia dẫn đầu về công nghệ DSL sau quốc gia nào có chế độ chính trị xã hội tương đồng với Việt Nam?
A. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ B. Hàn Quốc C. Trung Quốc D. Đức E. Nhật Bản Đáp án: C