Trình tự cuộc gặp
Các cuộc gặp với nhà phân phối tiềm năng cần phải tiến hành theo quy mô tăng dần, sao cho cuộc gặp sau bao giờ cũng phải lớn hơn và ấn tượng hơn cuộc gặp trước để người được mời thấy cần thiết phải tham gia.
Thông thường, các cuộc gặp với một người mới được tổ chức theo trình tự sau: Gặp gỡ một chọi một > Gặp gỡ hai chọi một > Cuộc gặp theo nhóm > Gặp gỡ giữa các nhánh > Các hội nghị và hội thảo lớn. Các cuộc gặp riêng sẽ được tiếp nối bằng các cuộc gặp gia đình, và các cuộc gặp gia đình lại chuẩn bị cho cuộc gặp nhóm và các cuộc gặp có quy mô lớn hơn nữa.
Thời gian gặp gỡ
Việc bố trí các cuộc gặp theo thời gian là rất quan trọng. Cần bố trí sao cho các cuộc gặp không dày quá, dễ gây nhàm chán, nhưng cũng đừng thưa quá sẽ dễ làm nguội đi sự hào hứng của nhà phân phối tiềm năng. Nếu Bạn chỉ mới nói chuyện với người đó 1 lần và sau đó bẵng đi 3 - 4 tuần không gặp, Bạn sẽ mất người đó là điều chắc chắn.
- Bao giờ cũng nên bắt đầu cuộc gặp đúng giờ đã định. Nếu Bạn cứ đợi những người đến muộn thì sẽ tạo ra một thói quen xấu cho mọi người và rốt cục là sau này lần nào Bạn cũng sẽ phải đợi. Chỉ có những nhà phân phối biết đến đúng giờ mới có thể thành công sau này.
- Người chủ trì cuộc gặp phải là nhà phân phối thành đạt để người đến dự nhìn vào họ và thấy được tương lai của mình.
- Khi trình bày về sơ đồ kinh doanh, cần nhấn mạnh những lợi ích của nhà phân phối tiềm năng, chứ không phải của người đỡ đầu.
Kết thúc cuộc gặp
Cuối buổi gặp bao giờ cũng nên giải đáp những thắc mắc của khách và mời họ tham gia doanh nghiệp. Nếu ấn tượng của buổi gặp đủ mạnh, người đó sẽ đăng ký ngay.
Khi kết thúc cuộc gặp, hãy tạo điều kiện để người đó có thể gặp lại Bạn, kể cả khi