Bảo tồn đa dạng sinh học:

Một phần của tài liệu Tài liệu Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam ppt (Trang 40 - 41)

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới và được xem là một trong 10 trung tâm có mức đa dạng sinh học cao trên thế giới. Đa dạng sinh học Việt Nam được thể hiện ở độ phong phú về thành phần loài sinh vật, số loài đặc hữu cao, nhiều loài mới đối với thế giới, kể cả các loài thú lớn đã được phát hiện trong thời gian gần đây; ở độ đa dạng về các nguồn gen, đồng thời còn được thể hiện ở sự đa dạng các kiểu cảnh quan và các hệ sinh thái tiêu biểu.

Chính phủ Việt Nam đã sớm đề ra các chính sách bảo tồn đa dạng sinh học. Đã có trên 60 văn bản pháp luật được ban hành kể từ 1958 đến nay. Ngày 16 tháng11 năm 1994, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký phê chuẩn tham gia Công ước Đa dạng Sinh học và hiện nay Việt Nam đang là Thành viên của Công ước này.

Mặc dù vậy, đa dạng sinh học ở Việt Nam vẫn đang bị mất mát và suy giảm đáng kể bởi 4 nguyên nhân cơ bản sau đây:

- Suy giảm và mất đi nơi sinh sống do các hoạt động chặt phá rừng, chuyển đổi phương thức sử dụng đất, khai thác có tính chất hủy diệt của con người đối với động vật và do các yếu tố khác như cháy rừng, động đất, bão lụt, dịch bệnh...

- Sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật do áp lực tăng dân số và nạn đói nghèo.

- Ô nhiễm môi trường đang phá hoại một số hệ sinh thái trên cạn, dưới nước và trong lòng đất. - Ô nhiễm sinh học do nhập các loài sinh vật lạ, ngoại lai không kiểm soát được, gây ảnh hưởng xấu tới các loài bản địa.

Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành vào ngày 22 tháng 12 năm 1995 tại Quyết định số 845/TTg. Đây là văn bản có tính pháp lý cao và là kim chỉ nam cho các hành động của Việt Nam trong việc bảo vệ đa dạng sinh học ở tất cả các cấp, các ngành, địa phương và đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở.

Mục tiêu lâu dài của Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam là bảo vệ sự đa dạng, độ phong phú và đặc sắc của sinh giới Việt Nam trong khuôn khổ của sự phát triển bền vững, bao gồm:

- Bảo vệ các hệ sinh thái đặc thù của Việt Nam, các hệ sinh thái nhạy cảm đang bị đe doạ thu hẹp hay bị huỷ hoại do các hoạt động phát triển kinh tế của con người gây ra.

- Bảo vệ các thành phần của đa dạng sinh học đang bị đe doạ do khai thác quá mức hay bị bỏ lãng quên.

- Phát huy và phát hiện giá trị sử dụng của các thành phần đa dạng sinh học trên cơ sở khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và phát triển bền vững các giá trị tài nguyên thiên nhiên, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Những hoạt động ưu tiên cần thực hiện trong lĩnh vực này là:

2. Thường xuyên xem xét, bổ sung và điều chỉnh lại Kế hoạch hành động đa dạng sinh học quốc gia nhằm bảo đảm sự phù hợp của kế hoạch này với các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

3. Xây dựng kế hoạch hành động đa dạng sinh học cho các vùng.

4. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về việc bảo tồn đa dạng sinh học.

5. Củng cố và mở rộng hệ thống quản lý các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, đồng thời phân cấp mạnh về quản lý. Xúc tiến xây dựng hệ thống bảo tàng thiên nhiên, từ cấp quốc gia đến cấp cơ sở để phục vụ các hoạt động nghiên cứu khoa học, phổ biến kiến thức, thăm quan, học tập, tuyên truyền, giáo dục về lịch sử phát triển tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học.

6. Đẩy mạnh công tác kiểm kê đa dạng sinh học, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên động, thực vật; xây dựng, ban hành và phổ biến rộng rãi các Sách đỏ Việt Nam về các giống, loài quí hiếm để có chính sách bảo tồn nghiêm ngặt.

7. Đào tạo về bảo tồn đa dạng sinh học cho các cán bộ quản lý rừng và các khu bảo tồn, các nhà khoa học và các đối tượng có liên quan.

8. Tiến hành nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ phục vụ việc khai thác và sử dụng bền vững các giá trị của đa dạng sinh học, đặc biệt trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp và y tế. Khuyến khích việc nghiên cứu và áp dụng các tri thức bản địa trong việc sử dụng và bảo tồn đa dạng sinh học.

9. Xây dựng và thử nghiệm một số đề án du lịch sinh thái.

10. Khuyến khích các cộng đồng xây dựng và thực hiện những quy ước chung nhằm bảo vệ đa dạng sinh học tại địa phương.

11. Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực trong lĩnh vực bảo vệ đa dạng sinh học.

Một phần của tài liệu Tài liệu Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam ppt (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w