Giả mô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp:

Một phần của tài liệu Tài liệu Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam ppt (Trang 37 - 38)

Việt Nam là nước kém phát triển về công nghiệp; dân số ở đô thị, nhất là ở các đô thị lớn chưa cao. Môi trường không khí ở các vùng nông thôn về cơ bản là trong lành. Tuy nhiên, hiện tượng ô nhiễm không khí ở các khu công nghiệp tập trung và các đô thị đã xuất hiện với mức độ đáng báo động. Các yếu tố gây ô nhiễm không khí hiện nay là bụi và khí thải từ sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, hoạt động xây dựng và đun nấu phục vụ sinh hoạt của nhân dân. Một số ngành công nghiệp gây ô nhiễm không khí nhiều nhất là nhiệt điện, sản xuất xi măng, gạch, ngói, vôi, luyện kim, hóa chất, khai thác khoáng sản. Với việc sản xuất bằng công nghệ còn lạc hậu và thiếu các thiết bị xử lý ô nhiễm bụi và khí thải, các cơ sở sản xuất thuộc các ngành công nghiệp nói trên đang gây ra những tác động xấu tới môi trường xung quanh.

Ô nhiễm bụi trong không khí ở các khu công nghiệp thường vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5-3 lần. Nồng độ khí độc hại (SO2, NO2, CO) ở phần lớn các đô thị và khu công nghiệp đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép, tức là chưa có tình trạng ô nhiễm bởi các loại khí này. Song ở một số nhà máy và ở một số nút giao thông lớn trong đô thị, nồng độ các loại khí độc hại trên vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Trong khi mức độ ô nhiễm môi trường không khí ở các khu vực rộng lớn chưa đáng kể,

thì ô nhiễm môi trường không khí trong nội bộ các cơ sở sản xuất (ô nhiễm môi trường lao động) là vấn đề đáng lo ngại. Những quan trắc gần đây cho thấy đã có các dấu hiệu của mưa axít ở một số khu vực thuộc cả miền Bắc và miền Nam.

Những hoạt động ưu tiên cần thực hiện trong lĩnh vực này là:

1. Về thể chế, pháp luật:

- Thực hiện đánh giá tác động môi trường bắt buộc đối với tất cả các dự án phát triển kinh tế-xã hội để có thể ngăn chặn từ trước những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Công tác lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ, quá thời hạn quy định phải xin gia hạn hoặc cấp phép lại.

- Tiến hành đánh giá kỹ lưỡng và có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm chặt chẽ đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, các phương tiện giao thông vận tải và các thiết bị sử dụng nhiên liệu phục vụ sinh hoạt. Buộc các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải tiến hành xử lý triệt để và khắc phục tình trạng ô nhiễm.

2. Về kinh tế:

- Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, hiệu quả phát điện của các nhà máy nhiệt điện và hiệu quả sử dụng điện của các thiết bị điện. Phát triển ngành công nghiệp nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí hóa lỏng và dầu nhẹ thay cho nhiên liệu than và dầu nặng có hàm lượng sun-phua lớn.

- Khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng sạch. Phổ cập việc sử dụng khí sinh học ở nông thôn làm nhiên liệu đun nấu.

- Phát triển rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, phát triển trồng cây xanh trong đô thị và dọc đường giao thông.

- Đẩy mạnh phát triển giao thông công cộng tại các đô thị lớn và trung bình.

- Áp dụng nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền" đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường không khí.

3. Về khoa học, công nghệ:

- Khuyến khích sử dụng nguyên liệu và công nghệ sạch tại các cơ sở sản xuất.

- Nghiêm cấm nhập khẩu các công nghệ lạc hậu và nhanh chóng giảm dần quy mô vận hành các thiết bị đã cũ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

4. Về nâng cao nhận thức:

Tuyên truyền, giáo dục và đẩy mạnh công tác đào tạo để nâng cao trình độ nhận thức cho các chủ doanh nghiệp, công đoàn và công nhân về bảo vệ môi trường nói chung và môi trường lao động nói riêng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam ppt (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w