Nếu xét về hình thức hoạt động:

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin docx (Trang 106 - 159)

* Chi nhánh của các cơng ty xuyên quốc gia.

* Hoạt động tài chính tín dụng của các ngân hàng. * Các trung tâm tín dụng và chuyển giao cơng nghệ.

Việc xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra nước ngồi, là cơng cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị, bĩc lột, nơ dịch của tư bản tài chính trên phậm vi tồn thế giới.

d. Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các liên minh độc quyền

Quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản tăng lên cả về qui mơ và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tập đồn tư bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế.

Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản đã chứng tỏ thị truờng trong nước luơn luơn gắn với thị trương ngồi nước. Đặc biệt trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, thị trường ngồi nước cịn cĩ ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước đế quốc. Một mặt, do lực lượng sản xuất phát triển cao địi hỏi ngày càng phải cĩ nhiều nguồn nguyên liệu và cĩ nơi tiêu thụ; mặt khác, do thèm khát lợi nhuận siêu ngạch thúc đẩy tư bản độc quyền tăng cường bành trướng ra nước ngồi, cần cĩ thị trường ổn định thường xuyên. Lênin nhận xét: “bọn tư bản chia nhau thế giới, khơng phải do

tính độc ác đặc biệt của chúng, mà là do sự tập trung đã tới mức buộc chúng phải đi vào con đường ấy để kiếm lợi”

Sự đụng độ trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền quốc gia cĩ sức mạnh kinh tế hùng hậu lại được sự ủng hộ của nhà nước của mình và các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng tất yếu dẫn đến xu hướng thỏa hiệp, ký kết các hiệp định, để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực và những thị trường nhất định. Từ đĩ, hình thành nên các liên minh độc quyền quốc tế dưới dạnh cartel, syndicate, trust quốc tế…

Thực chất sự phân chia thế giới về kinh tế là phân chia thị trường tiêu thụ hàng hĩa, nguồn nguyên liệu và đầu tư.

Biểu hiện mới của sự phân chia thị trường trong giai đoạn hiện nay:

- Một là: chủ thể phân chia thị trường thế giới khơng chỉ cĩ các tổ chức độc quyền quốc gia mà bên cạnh đĩ cịn cĩ các nhà nước tư bản phát triển và đang phát triển.

- Hai là: kết quả của việc phân chia kinh tế thế giới hình thành các liên minh và các khối liên kết khu vực điển hình:

+ Cộng đồng Kinh tế châu Âu EC (1957) tiến tới hình thành EU (Liên minh châu Âu) từ 1992, và từ ngày 1-1-1999 đồng tiền chung châu Âu ra đời.

+ Khối thị trường chung châu Mỹ (dự dịnh hồn tất vào năm 2010) bằng cách từng bước mở rộng khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) gồm: Canađa, Mêhicơ, và Mỹ.

+ Việc tham gia liên minh của một loạt nước đang phát triển nhằm chống lại sức ép của các cường quốc tư bản như:

• Hiệp hội các nước Đơng Nam Á (ASEAN).

• Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

• Thị trường chung vùng chĩp nĩn Nam Mỹ (Mercosur) gồm bốn nước: Braxin, Achentina, Urugoay, Paragoay.

đ. Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc

Sự phân chia thế giới về kinh tế được củng cố và tăng cường bằng việc phân chia thế giới về lãnh thổ. Lênin chỉ ra rằng: chủ nghĩa tư bản phát triển càng cao, nguyên liệu càng thiếu

thốn, sự cạnh tranh càng gay gắt và việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu trên tồn thế giới càng ráo riết, thì cuộc đấu tranh để chiếm thuộc địa càng quyết liệt hơn.

Các cường quốc đế quốc ra sức xâm chiếm thuộc địa, bởi vì thuộc địa là nơi bảo đảm nguồn nguyên liệu và thị truờng thường xuyên, là nơi tuơng đối an tồn trong cạnh tranh, bảo đảm thực hiện đồng thời những mục đích về kinh tế, quân sự và chính trị. Từ sau năm 1880, những cuộc xâm chiếm thuộc địa bắt đầu phát triển mạnh. Đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, các nước đế quốc đã hồn thành việc phân chia lãnh thổ thế giới. Đế quốc Anh chiếm được nhiều thuộc địa nhất, sau đĩ đến Nga và Pháp. Số dân thuộc địa của Pháp lại nhiều hơn số dân thuộc địa của ba nước Đức, Mỹ, Nhật cộng lại.

Sự phân chia lãnh thổ và phát triển khơng đều của chủ nghĩa tư bản tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh địi chia lại thế giới. Đĩ là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới như chúng ta đã biết.

Lênin viết: “khi nĩi dến chính sách thực dân trong thời đại chủ nghĩa đế quốc tư bản thì

cần chú ý rằng tư bản tài chính và chính sách quốc tế thích ứng với nĩ…đã tạo nên hàng loạt hình thức lệ thuộc cĩ tính chất quá độ của các nước. Tiêu biểu cho thời đại đĩ, khơng những chỉ cĩ hai loại nước chủ yếu: những nước chiếm thuộc địa và những thuộc địa, mà cịn cĩ nhiều nước phụ thuộc với những hình thức khác nhau, những nước này trên hình thức thì được độc lập về chính trị, nhưng thực tế lại mắc vào cái lưới phụ thuộc về tài chính và ngoại giao”

Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc cĩ liên quan chặt chẽ với nhau, nĩi lên bản chất của chủ nghĩa đế quốc về mặt kinh tế là sự thống trị của chủ nghĩa tư bản độc quyền, về mặt chính trị là hiếu chiến, xâm lược.

Biểu hiện mới của sự phân chia lãnh thổ trong giai đoạn hiện nay

- Phong trào giải phĩng dân tộc đã làm sụp đổ hệ thống thuộc địa kiểu cũ.Các cường quốc đế quốc chuyển sang thi hành chính sách thực dân mới, mà nội dung chủ yếu của nĩ là dùng viện trợ kinh tế, kỹ thuật, quân sự… để duy trì sự lệ thuộc của các nước đang phát triển vào các nước đế quốc.

- Sự phân chia thế giới về chính trị đã cĩ mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế.

3. Sự hoạt động của qui luật giá trị và qui luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền

a. Quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, độc quyền đối lập với cạnh tranh tự do. Nhưng sự xuất hiện của độc quyền khơng thủ tiêu được cạnh tranh, trái lại với nĩ cịn làm cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt và cĩ sức phá hoại to lớn hơn.

Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, khơng chỉ tồn tại sự cạnh tranh giữa những người sản xuất nhỏ, giữa những nhà tư bản vừa và nhỏ như trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, mà cịn cĩ thêm các loại cạnh tranh sau:

- Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngồi độc quyền. Các tổ chức độc quyền tìm mọi cách chèn ép, chi phối, thơn tính các xí nghiệp ngồi độc quyền bằng nhiều

biện pháp như: độc chiếm nguồn nguyên liệu, nguồn nhân cơng, phương tiện vận tải, tín dụng, hạ giá cĩ hệ thống…để đánh bại đối thủ.

- Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. Loại cạnh tranh này cĩ nhiều hình thức: cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong một ngành, kết thúc bằng một sự thỏa hiệp hoặc bằng sự phá sản của một bên; cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền khác ngành cĩ liên quan với nhau về nguộn nguyên liệu, kỹ thuật…

- Cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền. Những nhà tư bản tham gia cartel, syndicate cạnh tranh với nhau để giành thị trường tiêu thụ cĩ lợi hoặc giành tỷ lệ sản xuất cao hơn. Các thành viên của trust và … cạnh tranh với nhau để chiếm cổ phiếu khống chế, từ đĩ chiếm địa vị lãnh đạo và phân chia lợi nhuận cĩ lợi hơn.

b. Biểu hiện hoạt động của qui luật giá trị và qui luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền

Các tổ chức độc quyền hình thành do chính sự vận động nội tại của chủ nghĩa tư bản sinh ra. Độc quyền là biểu hiện mới, mang những quan hệ mới nhưng nĩ cũng khơng vượt ra khỏi các qui luật của chủ nghĩa tư bản, mà chỉ là sự tiếp tục mở rộng, phát triển những xu thế sâu sắc nhất của chủ nghĩa tư bản và của nền sản xuất hàng hĩa nĩi chung, làm cho các qui luật kinh tế của nền sản xuất hàng hĩa và của chủ nghĩa tư bản cĩ những biểu hiện mới.

Do chiếm được vị trí độc quyền nên các tổ chức độc quyền đã áp đặt giá cả độc quyền; giá cả độc quyền thấp khi mua, giá cả độc quyền cao khi bán. Tuy nhiên, điều đĩ khơng cĩ nghĩa là trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền quy luật giá trị khơng cịn hoạt động. Về thực chất, giá cả độc quyền vẫn khơng thốt ly và khơng phủ định cơ sở của nĩ là giá trị. Các tổ chức độc quyền thi hành chính sách giá cả độc quyền chẳng qua là chiếm đoạt một phần giá trị và giá trị thặng dư của người khác. Nếu xem xét trong tồn bộ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thì tổng số giá cả vẫn bằng tổng số giá trị. Như vậy, nếu như trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh qui luật giá trị biểu hiện thành qui luật giá cả sản xuất, thì trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền qui luật giá trị biểu hiện thành qui luật giá cả độc quyền.

Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, qui luật giá trị thặng dư biểu hiện thành qui luật tỷ suất lợi nhuận bình quân. Bước sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, các tổ chức độc quyền thao túng nền kinh tế bằng giá cả độc quyền và thu lợi nhuận độc quyền cao. Do đĩ, qui luật lợi nhuận độc quyền cao là hình thức biểu hiện của qui luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền cao là lao động khơng cơng ở các xí nghiệp độc quyền; một phần lao động khơng cơng của cơng nhân ở các xí nghiệp khơng độc quyền; một phần giá trị thặng dư của các nhà tư bản vừa và nhỏ bị mất đi do thua thiệt trong cuộc cạnh tranh; lao động thặng dư và đơi khi cả một phần lao động tất yếu của những người sản xuất nhỏ, nhân dân lao động ở các nước tư bản và các nước thuộc địa, phụ thuộc.

Như vậy, trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền qui luật giá trị thặng dư biểu hiện thành qui luật lợi nhuận độc quyền cao. Qui luật này phản ánh quan hệ thống trị và bĩc lột của tư bản độc quyền trong tất cả các ngành kinh tế của xã hội tư bản và trên tồn thế giới.

II. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC

1. Nguyên nhân hình thành và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

a. Nguyên nhân hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

Ngay từ đầu thế kỷ 20, Lênin đã chỉ rõ: chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là khuynh hướng tất yếu. Sở dĩ Ơng dự đốn như vậy là do Ơng căn cứ vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đã đạt được vào thời kỳ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, xu hướng tiếp tục phát triển của lực lượng sản xuất thời gian tới, những hạn chế của quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất, tác động của qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đối với sự phát triển nền sản xuất tư bản chủ nghĩa…dựa vào tư tưởng của Lênin, cĩ thể chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

- Tích tụ tập trung tư bản phát triển đẻ ra những cơ cấu kinh tế quy mơ lớn địi hỏi một sự điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối từ một trung tâm.

- Sự phát triển cao của lực lượng sản xuất, mà trước hết là phân cơng lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư nhân khơng thể hoặc khơng muốn kinh doanh.

- Sự thống trị của độc quyền làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấp tư sản với giai cấp vơ sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải cĩ những chính sách để xoa dịu những mâu thuẫn đĩ như trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phát triển phúc lơi xã hội…

- Sự mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại địi hỏi nhà nước phải đứng ra bảo hộ, tạo mơi trường quốc tế hỗ trợ tư bản tư nhân.

Ngồi ra, chiến tranh thế giới cùng với nĩ là tham vọng giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh, việc đối phĩ với xu hướng xã hội chủ nghĩa mà cách mạng tháng 10 Nga là tiếng chuơng báo hiệu bắt đầu một thời đại mới…làm cho nhà nước tư bản độc quyền phải can thiệp vào kinh tế.

b. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thiết chế và thể chế thống nhất nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản.

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thanh phát triển mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền (chủ nghĩa đế quốc), nĩ là sự thống nhất của ba quá trình gắn bĩ chặt chẽ với nhau: tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng vai trị can thiệp của nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh kinh tế của độc quyền tư nhân với sức mạnh chính trị của nhà nước trong một thể thống nhất và bộ máy nhà nước phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền.

Lênin chỉ ra rằng: “ bọn đầu sỏ tài chính dùng một mạng lưới dày đặc những quan hệ lệ thuộc để bao trùm hết thảy các thiết chế kinh tế và chính trị…đĩ là biểu hiện rõ rệt nhất của sự độc quyền ấy”. Trong cơ cấu của chủ nghĩa độc quyền nhà nước, nhà nước đã trở thành một tập thể tư bản khổng lồ. Nĩ cũng là chủ sở hữu những xí nghiệp, cũng tiến hành kinh doanh, bĩc lột lao động làm thuê như một nhà tư bản thơng thường. Nhung điểm khác biệt là ở chỗ: ngồi chức năng một nhà tư bản thơng thường, nhà nước cịn cĩ chức năng chính trị và các cơng cụ trấn áp xã hội như quân đội, cảnh sát, nhà tù…Ăngghen cũng cho rằng nhà nước đĩ vẫn là nhà nước của các nhà tư bản, là nhà tư bản tập thể lý tưởng và nhà nước ấy càng chuyển nhiều lực lượng sản xuất thành tài sản của nĩ bao nhiêu thì nĩ lại càng biến thành nhà tư bản tập thể thực sự bấy nhiêu.

Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội chứ khơng phải là một chính sách trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản.

Bất cứ nhà nước nào cũng cĩ vai trị kinh tế nhất định đối với xã hội mà nĩ thống trị, song ở mỗi chế độ xã hội, vai trị kinh tế của nhà nước cĩ sự biến đổi thích hợp đối với xã hội đĩ. Các nhà nước tư bản chủ nghĩa chủ yếu can thiệp bằng bạo lực và theo lối cưỡng bức siêu kinh tế. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, nhà nước tư sản ở bên trên, bên ngồi quá trình kinh tế, vai trị của nhà nước chỉ dừng lại ở việc điều tiết bằng thuế và pháp luật. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền vai trị của nhà nước tư sản dần dần cĩ sự biến đổi, khơng chỉ can thiệp vào nền sản xuất xã hội bằng thuế, luật pháp mà cịn cĩ vai trị tổ chức và quản lý các xí nghiệp thuộc

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin docx (Trang 106 - 159)